Liên kết kinh tế khu vực là gì năm 2024

Hội nhập khu vực là một quá trình trong đó các nước láng giềng tham gia vào một thỏa thuận nhằm nâng cấp hợp tác thông qua các thể chế và quy tắc chung. Các mục tiêu của hiệp định có thể bao gồm từ kinh tế đến chính trị đến môi trường, mặc dù nó thường mang hình thức của một sáng kiến kinh tế chính trị trong đó lợi ích thương mại là trọng tâm để đạt được các mục tiêu an ninh và chính trị xã hội rộng lớn hơn, như các chính phủ quốc gia xác định. Hội nhập khu vực đã được tổ chức thông qua các cấu trúc thể chế siêu quốc gia hoặc thông qua việc ra quyết định liên chính phủ, hoặc kết hợp cả hai.

Một số liên minh lớn không chồng chéo. Màu sắc nhẹ nhàng hơn biểu thị quốc gia quan sát viên / liên kết hoặc ứng cử viên.

Những nỗ lực trước đây về hội nhập khu vực thường tập trung vào việc xóa bỏ các rào cản đối với thương mại tự do trong khu vực, tăng cường sự di chuyển tự do của người, lao động, hàng hóa và vốn qua biên giới quốc gia, giảm khả năng xảy ra xung đột vũ trang khu vực [ví dụ, thông qua Sự tự tin và biện pháp xây dựng An ninh], và áp dụng các quan điểm gắn kết của khu vực về các vấn đề chính sách, chẳng hạn như môi trường, biến đổi khí hậu và di cư.

Thương mại nội vùng là thương mại tập trung vào trao đổi kinh tế chủ yếu giữa các quốc gia trong cùng khu vực hoặc khu vực kinh tế. Trong những năm gần đây, các nước trong chế độ kinh tế - thương mại như ASEAN ở Đông Nam Á đã tăng mức độ trao đổi thương mại và hàng hóa giữa các nước, làm giảm lạm phát và hàng rào thuế quan liên quan đến thị trường nước ngoài, dẫn đến sự thịnh vượng ngày càng tăng.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nhập khu vực được định nghĩa là quá trình mà qua đó các quốc gia độc lập "tự nguyện hòa nhập, hợp nhất và hòa trộn với các nước láng giềng của họ để làm mất đi các thuộc tính thực tế của chủ quyền trong khi có được các kỹ thuật mới để giải quyết xung đột giữa họ." De Lombaerde và Van Langenhove mô tả nó như một hiện tượng trên toàn thế giới của các hệ thống lãnh thổ làm tăng tương tác giữa các thành phần của chúng và tạo ra các hình thức tổ chức mới, cùng tồn tại với các hình thức tổ chức truyền thống do nhà nước lãnh đạo ở cấp quốc gia. Một số học giả coi hội nhập khu vực chỉ đơn giản là quá trình các quốc gia trong một khu vực cụ thể tăng cường tương tác ở cấp độ của họ đối với các vấn đề kinh tế, an ninh, chính trị hoặc xã hội và văn hóa.

Tóm lại, hội nhập khu vực là sự gia nhập của các quốc gia riêng lẻ trong một khu vực thành một tổng thể lớn hơn. Mức độ hội nhập phụ thuộc vào sự sẵn sàng và cam kết của các quốc gia có chủ quyền độc lập trong việc chia sẻ chủ quyền của họ. Việc hội nhập sâu rộng mà trọng tâm là điều tiết môi trường kinh doanh theo nghĩa tổng quát hơn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Van Langenhove, các sáng kiến hội nhập khu vực cần thực hiện ít nhất tám chức năng quan trọng:

  • tăng cường hội nhập thương mại trong khu vực
  • tạo ra một môi trường thuận lợi thích hợp cho sự phát triển của khu vực tư nhân
  • phát triển các chương trình cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và hội nhập khu vực
  • sự phát triển của các thể chế khu vực công mạnh và quản trị tốt;
  • giảm loại trừ xã hội và phát triển một xã hội dân sự hòa nhập
  • đóng góp cho hòa bình và an ninh trong khu vực
  • xây dựng các chương trình môi trường ở cấp khu vực
  • sự tăng cường tương tác của khu vực với các khu vực khác trên thế giới.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Haas, Ernst B. [1971] ‘The Study of Regional Integration: Reflections on the Joy and Anguish of Pretheorizing’, pp. 3-44 in Leon N. Lindberg and Stuart A. Scheingold [eds.], Regional Integration: Theory and Research. Cambridge, MA: Harvard University Press.
  • ^ De Lombaerde, P. and Van Langenhove, L: "Regional Integration, Poverty and Social Policy." Global Social Policy 7 [3]: 377-383, 2007. Van Ginkel, H. and Van Langenhove, L: "Introduction and Context" in Hans van Ginkel, Julius Court and Luk Van Langenhove [Eds.], Integrating Africa: Perspectives on Regional Integration and Development, UNU Press, 1-9, 2003.

Có thể nói rằng, đối với doanh nghiệp, liên kết kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra sự thành công. Vậy liên kết kinh tế là gì?

Nói một cách tổng quát: Liên kết kinh tế là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới.

Liên kết kinh tế bao gồm nhiều loại hình khác nhau như liên kết ngang [liên kết diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành], liên kết dọc [liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất, mà trong đó mỗi doanh nghiệp đảm nhận một bộ phận hoặc hoặc một số công đoạn nào đó], liên kết nghiêng [liên kết giữa các doanh nghiệp không phải là các đối thủ cạnh tranh, mà cũng không phải giữa các doanh nghiệp cùng nằm trong một dây chuyền công nghệ sản xuất, mà hợp tác với nhau trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ], liên kết theo lãnh thổ [liên kết theo vùng địa lý], liên kết toàn cầu, liên kết hình sao [liên kết mà trung tâm là một doanh nghiệp chủ đạo và một loạt doanh nghiệp khác hoạt động xoay quanh nó], doanh nghiệp liên doanh, tập đoàn kinh doanh [tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong một ngành, hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một doanh nghiệp nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp khác về mặt tài chính và chiến lược phát triển], thầu phụ,... Mỗi loại hình liên kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó.

Liên kết kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, thể hiện ở những điểm sau đây:

- Tạo điều kiện để tiết kiệm về qui mô, chi phí;

- Giúp doanh nghiệp làm chủ tốt hơn tính phức tạp của thị trường trong điều kiện toàn cầu hoá thương mại;

- Giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy hơn với những thay đổi của môi trường kinh doanh;

- Tạo điều kiện tăng khả năng linh hoạt của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp có thể giảm thiểu cơ cấu theo cấp bậc và như vậy, sẽ dễ dàng hơn trong việc thay đổi, tập trung hơn cho một lĩnh vực có thế mạnh của doanh nghiệp;

- Giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng hơn với các công nghệ mới. Các bên tham gia liên kết có thể chuyển giao công nghệ cho nhau, với những chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng, do sự tin cậy lẫn nhau;

- Giúp giảm thiểu các rủi ro. Khi tham gia liên kết, rủi ro sẽ được phân bổ cho các đối tác tham gia, chứ không phải chỉ tập trung vào một chủ thể, khi đó khả năng vượt qua khó khăn sẽ cao hơn;

- Giúp doanh nghiệp dễ dàng chinh phục những thị trường mới do khả năng tài chính, tận dụng lợi thế chi phí thấp [hợp đồng cung cấp sản phẩm,...];

- Tạo điều kiện giảm nhẹ cơ cấu bên trong doanh nghiệp, thông qua việc chuyên môn hoá trong các công đoạn sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, liên kết kinh tế cũng có mặt tiêu cực của nó là có thể tạo ra sự độc quyền, không khuyến khích cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường, dẫn đến gây thiệt hại cho người mua [do độc quyền bán] hoặc cho người bán [do độc quyền mua]. Ngoài ra, liên kết còn có thể dẫn tới tình trạng sụp đổ dây chuyền khi một trong những chủ thể tham gia bị phá sản... gây mất ổn định cho nền kinh tế.

Để đảm bảo sự thành công của các liên kết kinh tế, cần phải có một môi trường chính sách minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; có một thị trường tăng trưởng và quy mô đủ lớn; Chính phủ phải đóng vai trò tích cực, tạo điều kiện cho các mối liên kết. Mức độ phát triển liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào các yếu tố công nghệ, thiện chí hợp tác của các chủ doanh nghiệp, trình độ quản lý doanh nghiệp...

2. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển các loại hình liên kết kinh tế, do vậy, liên kết kinh tế ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định. Những hình thức liên kết kinh tế chủ yếu hiện nay là:

- Hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh tế nhà nước thể hiện chủ yếu dưới dạng tổng công ty. Tuy nhiên, liên kết trong tổng công ty, nhìn chung, chưa hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện và mối quan hệ về lợi ích và hiệu quả kinh tế. Một số đơn vị tham gia vào tổng công ty là do các quyết định hành chính, hoặc vì những ưu đãi mà chỉ tham gia tổng công ty mới được hưởng.

- Hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh tế tập thể chủ yếu dưới dạng liên hiệp hợp tác xã, trong đó các thành viên thường là những hợp tác xã, hoặc thông qua các hợp đồng kinh tế, vì vậy đã phát huy được lợi ích của liên kết. Do nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần kinh tế, nên trong một số năm gần đây, việc liên kết, hợp tác diễn ra rất đa dạng, các hợp tác xã không chỉ liên kết với nhau hoặc với các doanh nghiệp nhà nước như trước đây, mà họ đã có nhiều lựa chọn đối tác tham gia liên kết, đặc biệt là liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Hợp đồng gia công là hình thức liên kết giữa hai đối tác, trong đó bên gia công sẽ đảm nhận một công đoạn sản xuất hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Hình thức gia công khá phổ biến trong các ngành không đòi hỏi tính phức tạp cao trong quan hệ liên kết như công nghiệp nhẹ [dệt, may, dày dép, cơ khí,...] những ngành mà sản phẩm có nhiều chi tiết, bộ phận và một số chi tiết, bộ phận này có độ phức tạp không cao, không đòi hỏi khả năng về công nghệ hiện đại.

Hiện nay, hình thức này rất phổ biến và thể hiện là một trong những hình thức liên kết có hiệu quả. Hợp đồng gia công hiện nay rất đa dạng, dưới nhiều hình thức, có thể là giữa các DNNN với nhau, giữa DNNN với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giữa doanh nghiệp với hộ gia đình, HTX, giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước... Các hợp đồng gia công hiện nay được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hai bên cùng có lợi.

- Liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hình thức liên kết kinh tế xuất hiện ở nước ta từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế với khu vực và thế giới. Việc mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện và thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam với một tốc độ khá nhanh trong nửa đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Việc liên doanh thường xuất phát từ những nguyên nhân là do các nhà đầu tư nước ngoài chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra của Việt Nam; chưa thông thạo các quy định pháp lý của Việt Nam; để giảm bớt các chi phí về thuê đất, về xin giấy phép kinh doanh...

Hiện nay, mối liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là với DNV&N Việt Nam còn hạn chế. Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng các giao dịch lại chủ yếu diễn ra với các đối tác nước ngoài. Họ mua các nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài qua việc nhập khẩu và bán sản phẩm của mình chủ yếu tại thị trường nước ngoài hoặc nếu bán tại Việt Nam thì lại qua các đại lý độc quyền mà họ lập nên.

- Trong những năm gần đây; hình thức hiệp hội khá phát triển ở Việt Nam. Đây là hình thức liên kết rất đa dạng giữa doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và nhìn chung là một hình thức liên kết tự nguyện; trên cơ sở lợi ích của toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp tham gia. Có thể chia thành một số dạng hiệp hội như: [1] Hiệp hội ngành nghề, được hình thành từ các doanh nghiệp cùng kinh doanh trong một ngành nghề nhất định; [2] Hiệp hội doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau. Hình thức này hình thành chủ yếu trên cơ sở vùng địa lý. Nông trường Sông Hậu và Hiệp hội mía đường Lam Sơn [trước đây] được coi là những thành công của hình thức liên kết này.

- Thầu phụ là hình thức liên kết khá phổ biến và có hiệu quả hiện nay và diễn ra chủ yếu giữa doanh nghiệp lớn và DNV&N. ở Việt Nam, đó là hình thức liên kết giữa tổng công ty với doanh nghiệp thành viên, hoặc đôi khi với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác; cũng có thể là liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, hình thức này rất phổ biến trong ngành xây lắp. Tuy nhiên, ở những ngành khác, ví dụ, ngành công nghiệp, thầu phụ mới chỉ được áp dụng trong phạm vi hẹp, tỷ lệ cao nhất thuộc ngành sản xuất xe đạp, ngành mà đặc điểm kỹ thuật đặt ra yêu cầu thầu phụ cao cũng chỉ là 19%; trong lĩnh vực chế biến gạo 18%; trong ngành điện tử, chế biến cà phê và hải sản 15%; trong ngành máy nông nghiệp 11%; trong ngành dệt 9%; và trong ngành chế biến rau quả và phụ tùng ô tô 5% .

Nhìn chung, tốc độ phát triển thầu phụ vẫn còn chậm so với khả năng và yêu cầu phát triển của Việt Nam. Các nhà thầu phụ chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, trong khi nhà thầu chính thường là các công ty nước ngoài, các liên doanh và một số tổng công ty lớn của Nhà nước ở các ngành cơ khí, xây dựng, may mặc,... Số lượng thầu phụ của mỗi thầu chính cũng rất hạn chế, ví dụ công ty nhiều thầu phụ nhất, Level Việt Nam cũng chỉ có khoảng trên 60 nhà thầu phụ.

Đa số các nhà thầu phụ thường làm những công việc yêu cầu trình độ kỹ thuật đơn giản như san lấp, khai thác đá [xây dựng], sản xuất phụ tùng đơn giản [xe đạp], bao bì, ... Chỉ có rất ít các nhà thầu phụ sản xuất sản phẩm công nghiệp có trình độ kỹ thuật cao: phụ tùng xe máy, khuôn đúc cơ khí, giày dép xuất khẩu, ... do năng lực của các nhà thầu phụ còn thấp, trong khi việc hỗ trợ về kỹ thuật từ nhà thầu chính còn rất hạn chế .

Tóm lại, mặc dù các hình thức liên kết kinh tế đã có những bước phát triển đáng kể, theo hướng tự nguyện, dựa trên cơ sở vốn, công nghệ, thị trường,... nhưng liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam còn với quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển. Điều này có thể do một số nguyên nhân chính sau:

- Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, các quy định pháp lý liên quan đến vấn đề liên kết còn thiếu, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Nhiều văn bản không còn phù hợp với hiện nay cần phải sửa đổi, bổ sung .

- Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa được hình thành và chưa phát triển, làm cho khả năng đầu tư hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp, cũng như vấn đề góp vốn còn hạn chế, mất nhiều thời gian.

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa phát triển, giao dịch trên thị trường chủ yếu thông qua tiền mặt [trên 50%] đã làm cho việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khó khăn, không thể hiện đúng khả năng thực sự của doanh nghiệp.

- Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước còn hạn chế, đặc biệt là việc tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, tổ chức hội chợ, triển lãm, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các cuộc hội thảo quốc tế.

- Thiếu các thông tin và cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề hạn chế sự liên kết giữa các đối tác, kinh doanh. Không có thông tin chính xác và đầy đủ về đối tác, sẽ rất khó khăn cho việc hợp tác trong kinh doanh, vì như vậy độ rủi ro sẽ rất cao.

- Năng lực về vốn, công nghệ, trình độ lao động của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên đã hạn chế khả năng tham gia liên kết kinh tế của các đối tác Việt Nam, vì điều này ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành của sản phẩm và dịch được cung cấp.

- Tinh thần hợp tác kinh doanh của không ít doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, nên chưa tạo được lòng tin với đối tác trong và ngoài nước. Không ít doanh nghiệp còn thực hiện kinh doanh theo hình thức “đánh quả”, “chụp giật” mà chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn.

- Có rất ít doanh nghiệp tạo lập được cho mình một thương hiệu riêng, để từ đó khẳng định được vị trí của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Nhiều trường hợp bị làm nhái, làm giả nhưng do không đăng ký mẫu mã sản phẩm, nên bị mất thương hiệu. Điều này không thu hút được các doanh nghiệp tham gia làm đại lý hoặc đại lý độc quyền.

3. Để thúc đẩy các hình thức liên kết kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới, cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến liên kết kinh tế như vấn đề công ty mẹ con, tập đoàn kinh tế, sửa đổi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế... theo hướng phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa; xây dựng khung pháp lý tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc tham gia hợp tác kinh doanh.

- Tuân thủ nguyên tắc tự nguyện trong việc tham gia các mối liên kết giữa các chủ thể kinh tế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho liên kết dựa trên lợi ích kinh tế của các bên tham gia.

- Thiết lập một trung tâm thông tin doanh nghiệp, cung cấp chính xác và đầy đủ những thông tin cơ bản về doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, để các đối tác muốn tham gia liên kết có điều kiện tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin cần thiết, qua đó sẽ tạo lòng tin cho các doanh nghiệp muốn tham gia liên kết kinh tế.

- Hỗ trợ và khuyến khích việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, đối tác kinh doanh, thông qua các ưu đãi về thuế, đất đai, cung cấp thông tin, tổ chức các hội trợ triển lãm, các cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm, các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nhân...

- Tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho việc đầu tư hỗ trợ nhau giữa các công ty để hình thành mối liên kết kinh tế chặt chẽ và có hiệu quả.

- Tăng cường việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng, thông qua các tài khoản của các đối tác kinh doanh. Việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho các cơ quan chức năng có những thông tin chính xác về tình hình hoạt động và khả năng tài chính của doanh nghiệp, tạo lòng tin giữa các đối tác khi tham gia liên kết.

- Tổ chức phổ biến các thông tin về pháp luật và chính sách của Nhà nước trong khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết. Tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức về hợp tác kinh tế, trong đó có sự tham gia của các chuyên gia và của những người đã từng trực tiếp thực hiện các hợp đồng kinh tế.

- Nâng cao vai trò của trọng tài kinh tế trong thực hiện việc giám sát và thực thi Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã được ban hành năm 2003, nhằm đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp thương mại nhanh chóng, đỡ tốn kém và phù hợp với lợi ích của các bên.

- Nâng cao năng lực liên kết của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô nhỏ và hộ gia đình, cá thể kinh doanh, thông qua việc đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng của người lao động, từ đó nâng cao chất lượng, đồng thời giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Tạo hình ảnh tốt đối với các đối tác trong và ngoài nước.

- Nâng cao ý thức liên kết, đặc biệt là thiện chí sẵn sàng hợp tác của chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp.

- Khuyến khích việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp và có các biện pháp hữu hiệu, bảo đảm quyền sở hữu công nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và khuyếch trương thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

Tóm lại, liên kết kinh tế là một điều kiện tất yếu đối với doanh nghiệp và các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần có sự liên kết với nhau để tận dụng những lợi thế của nhau. Nhận thức đúng vai trò quan trọng của liên kết kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển các hình thức liên kết kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả của từng đơn vị kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung./.

Chủ Đề