Lịch sử đánh giá cao trào cách mạng 1930-1931 là

Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 95 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Ý nghĩa lịch sử

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

- Khối liên minh công - nông hình thành.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

* Bài học kinh nghiệm: Để lại bài học quý giá.

- Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

- Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.

- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.

- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.

- Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc. 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh từ ngày 1-5 đến tháng 8-1930 là “đêm trước" của Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Từ tháng 9 trở đi, sau hai cuộc biểu tình lớn của nông dân hai huyện Nam Đàn, Thanh Chương, cao trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ Đảng. Bằng những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương và nhiều huyện trong hai tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân, phong kiến từ huyện đến xã, trước bão táp cách mạng của quần chúng hệ thống chính quyền của thực dân, phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn. Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm sống trong tâm trạng lo âu. Ở Vinh, mỗi người Pháp đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn, phòng khi bị tấn công. Trong giới quan lại phong kiến Nam triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác. Số quan lại được cử ra thay thế cũng dè dặt trong khi làm nhiệm vụ.

Nông dân, công nhân Nghệ Tĩnh nổi dậy lật đổ chính quyền.

Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và tiều đình Huế đã phải thay tới ba tổng đốc ở Nghệ An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bộ máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren. Tại Thanh Chương, tri huyện, nha lại không dám trở lại làm việc. Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt. Tri huyện Nghi Lộc và đội lệ Hưng Nguyên bị giết. Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh thần. Binh lính các đồn không dám hoạt động, một số ngả theo cách mạng. Chính quyền địch ở nhiều làng đã bị tê liệt hoặc tan rã.

Việc giành chính quyền chưa phải là mục tiêu trước mắt của cách mạng. Xứ ủy Trung Kỳ và các cấp ủy Đảng ở hai tỉnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng khi diễn ra tình huống lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền địch, các cấp ủy Đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo Ban Chấp hành Nông hội đỏ ở thôn xã [tức Xã bộ nông] đứng ra đảm nhiệm các chức năng chính quyền cách mạng. Tại Nghệ An, Nông hội nắm chính quyền ở các làng xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu; tại Hà Tĩnh chính quyền Xô viết hình thành ở 172 xã, phần lớn ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ.

Ngay từ khi ra đời Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị kinh tế văn hóa - xã hội cho nông dân. Về chính trị: Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến và những luật lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột Nhân dân, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho Nhân dân như tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền.., trấn áp bọn phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các Đội tự vệ đỏ...

Về kinh tế, không nạp sưu thuế cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho Nhân dân số tiền thuế đã thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho nông dân, quy định lại mức tiền công cho những người làm thuê chia lại ruộng công... một số nơi còn sử dụng ruộng đất công tổ chức cho Nhân dân sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã nông nghiệp như ở làng Thượng Thọ [huyện Thanh Chương], làng Thượng Hà, Thuận Thiên [huyện Can Lộc]. 631 làng thuộc bảy huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Thạch Hà, Can Lộc đã tịch thu được 5.599 mẫu ruộng đất công, 2.975 tạ thóc và 10.394 đồng bạc quỹ công của làng xã.

Về văn hóa - xã hội: bài trừ các hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… giáo dục, trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức Nhân dân giúp đỡ lẫn nhau…

Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông – Xô viết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới trong nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được biểu hiện rõ rệt. Những tiếng gọi "cộng sản", “xã hội” bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, vừa là lý tưởng vừa là khẩu hiệu hành động của quần chúng. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xô viết.

Cuối năm 1930, cuộc đấu tranh giữa ta và địch vẫn diễn ra gay go ác liệt. Trong những tháng đầu năm 1931, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn và tổn thất nặng vì nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng ở Nghệ - Tĩnh bị địch bắt. Phong trào đấu tranh của quần chúng dần dần lắng xuống; các Xô viết lần lượt bị giải tán trong tháng 6-1931. Cuối năm 1931, một số cuộc mít tinh và biểu tình nhỏ của quần chúng còn nổ ra ở một số xã; việc rải truyền đơn và treo cờ đỏ còn kéo dài đến năm 1932. Một số cán bộ và đảng viên còn lại vẫn kiên trì hoạt động gây nhân mối trong quần chúng.

Ảnh hưởng của phong trào cách mạng Việt Nam và Xô viết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930-1931 đã vang dội trong cả nước và thế giới. Đánh giá về Xô viết Nghệ - Tĩnh trong dịp kỷ niệm lần thử 30 ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của Nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này".

Chủ Đề