Lenovo Ideapad S145 có đèn bàn phím không

On Th6 27, 2020

Trên một số máy tính xách tay mới hơn của Lenovo, nó hỗ trợ bật và tắt đèn bàn phím. Nhưng không phải ai cũng biết có Cách tắt đèn bàn phím laptop Lenovo Nhanh chóng, nhỏ gọn và cực kỳ dễ dàng. Tính năng này phù hợp với những người thường xuyên làm việc vào ban đêm, gõ bàn phím trong điều kiện phòng tối. Tại thời điểm này, sử dụng cách bật và tắt ánh sáng của bàn phím máy tính xách tay Lenovo sẽ giúp bạn phác thảo và gõ một cách dễ dàng nhất.

Không phải tất cả các máy tính Lenovo đều hỗ trợ chức năng đèn bàn phím. Hiện tại, các máy tính Lenovo hỗ trợ đèn bàn phím là Lenovo ideapad C340, Lenovo Ideapad S540, Lenovo Ideapad 530s, Lenovo Ideapad L340, …

  • Bật / tắt đèn bằng nút có sẵn trên bàn phím máy tính xách tay Lenovo

Lưu ý phím có biểu tượng ánh sáng và bàn phím. Thông thường các phím F3 và F4 nằm trên bàn phím máy tính xách tay Lenovo. Độ sáng sẽ tăng dần theo từng cấp độ, tùy thuộc vào việc bạn có nhấn bàn phím máy tính xách tay hay không.

  • Sử dụng tổ hợp phím là bật đèn bàn phím laptop Lenovo nhanh chóng

Sử dụng tổ hợp phím: Fn + phím cách để bật hoặc tắt đèn bàn phím

  • Điều chỉnh ánh sáng để bật bàn phím Lenovo trong cài đặt

Bước 1: Nhấp vào nút Bắt đầu, sau đó nhập cp vào hộp Tìm kiếm và nhấn Enter.

Bước 2: Bây giờ cửa sổ Bảng điều khiển xuất hiện, nơi bạn điều hướng đến trung tâm di động Windows, nhấp vào nó để mở ứng dụng.

Bước 3: Trên cửa sổ trung tâm di động của Windows, tìm phần có tên Đèn nền bàn phím. Nhấp vào biểu tượng đèn nền Bàn phím.

Bước 4: Tại thời điểm này, cửa sổ bật lên Đèn nền bàn phím xuất hiện. Ở bàn phím, bạn đặt thành BẬT. Nếu bạn muốn điều chỉnh độ sáng bàn phím, bạn có thể chọn Sáng hoặc Dim.

Bước 5: Cuối cùng, nhấn OK để áp dụng các thay đổi.

Trên đây là Làm thế nào để bật đèn bàn phím máy tính xách tay lenovo mà người dùng có thể tham khảo. Làm tương tự để bật và tắt bàn phím nhẹ Macbook, Dell, HP, Asus, Acer, Vaio. Cũng xin lưu ý rằng máy tính xách tay hỗ trợ đèn bàn phím. Nếu bạn đã thử các trường hợp trên và đèn bàn phím máy tính xách tay của bạn vẫn không thể sáng, thì có thể đèn bàn phím của bạn bị hỏng, cách tốt nhất để phục hồi là thay thế bàn phím laptop bây giờ mới. Phone Điền là trung tâm sửa chữa laptop hàng đầu tại Việt Nam trong việc sửa chữa và thay thế bàn phím laptop nói chung và các linh kiện khác nói riêng.

Prev Post

[Tip] AirPods Pro hỏng là bỏ – không thể sửa chữa

Ngoại hình và chất lượng build Lenovo IdeaPad S145

IdeaPad s145 sử dụng chất liệu nhựa tương tự IdeaPad 330 năm ngoái. Nắp máy và phần xung quanh bàn phím sử dụng kim loại nhôm được gia công bóng loáng như màu bạc trơn để gia tăng thẩm mỹ. Tuy nhiên chính vì điều đó mà khiến tổng thể máy trông rất giống ‘đồ chơi’ và độ bám khi cầm nắm cũng không tốt, đặc biệt là những lúc rút ra từ ba lô có thể bị trượt tay. Độ hoàn thiện của máy cũng không thực sự tốt, nắp máy vẫn có hiện tượng cong khi mở máy từ một bên, bàn phím cũng hõm xuống khi nhấn với lực mạnh.

Mặt tích cực là S145 có thể mở với góc rộng 180 độ để gia tăng trải nghiệm. Cổng sạc của máy cũng không phải loại adapter to kềnh nên tính di động tốt hơn. Suy cho cùng, IdeaPad S145 vẫn chỉ là một sản phẩm ở phân khúc tầm trung nên chúng ta khó mà đòi hỏi được nhiều hơn từ nó, nhưng theo mình nếu hãng thay đổi chi tiết nắp máy và khu vực xung quanh bàn phím bằng một lớp hoàn thiện mờ thì sẽ tốt hơn.

Màn hình

Lenovo IdeaPad S145 có màn hình không cảm ứng kích thước 15,6 inch độ phân giải Full HD, độ sáng tối đa 220 nit. Theo Lenovo thì màn hình này có độ phủ màu 45%. Nhưng thực tế thì sao, màu sắc màn hình khá mờ nhạt, ngả tối quá nhiều. Đó là chưa kể lớp hoàn thiện mờ trên màn hình tạo hiệu ứng nổi hạt khiến trải nghiệm xem phim kém hơn. Khi nghiêng màn hình xuống một vài độ thậm chí có một số văn bản không thể nhìn rõ. Tóm lại, màn hình của IdeaPad S145 không lý tưởng để chỉnh sửa hình ảnh, video, dùng để gõ văn bản thì còn được.

Về âm thanh, IdeaPad S145 có hai dải loa ở cạnh viền, âm thanh phẳng không tạo được nhiều cảm giác bất chấp việc nó được trang bị công nghệ âm thanh Dolby. Âm lượng tối đa của laptop khá kém và các dải chồng chéo lên nhau khó bề phân biệt. Theo mình thì âm thanh này của máy chỉ tốt với các âm thanh thông báo lỗi Windows mà thôi, chứ nghe nhạc xem phim bạn vẫn phải trang bị thêm tai nghe ngoài.

Số lượng cổng kết nối trên IdeaPad S145 hơi ít. Ở cạnh trái ta có 1 cổng nguồn, HDMI, 1 cổng USB-a 2.0 và 2 cổng USB-A 3.1. Cạnh trái là khe cắm thẻ nhớ SD và cổng 3.5 mm để cắm tai nghe. Khá thất vọng vì không có sự hiện diện của cổng USB-C và cảm biến vân tay.

Bàn phím và Touchpad

Bàn phím của IdeaPad S145 không đặc biệt thoải mái nhưng cũng không khó chịu lắm. Các phím được làm dạng chữ U và nằm rất sát nhau, điều này hơi ngược với những gì mà các hãng khác thường làm, tức là tạo khoảng cách đủ rộng rãi để gõ tốt hơn. Trong trường hợp của IdeaPad S145, mình cho rằng Lenovo làm vậy là để bàn phím chắc chắn hơn, nếu tách ra nữa thì khi nhấn sẽ bị hõm sâu rất khó chịu.

Về mặt tích cực mà nói, phần numpad bao gồm các phím chuyên dụng để chơi nhạc [có play/pause, next track và previous track]. Nếu như có thể thì mình muốn bàn phím này có thêm đèn nền để sử dụng tốt hơn ở điều kiện thiếu sáng.

Touchpad của máy thì hơi tệ, do không được Windows 10 hỗ trợ nên trải nghiệm vuốt chạm chậm hơn so với bình thường, khả năng gia tốc trỏ chuột theo hướng di chuyển của đầu ngón tay cũng không chính xác. Phím cứng thì cho cảm giác bấm rất tốt, tuy nhiên mình vẫn kiến nghị các bạn nên gắn thêm chuột ngoài để sử dụng cho tiện.

Cấu hình và hiệu năng của Lenovo IdeaPad S145

Chiếc máy mà mình dùng để đánh giá trong bài có cấu hình CPU Intel Core i3-8145U, RAM 4GB, HDD 1TB và không có card đồ họa rời chỉ có GPU tích hợp UHD Graphics 620. Trong bài test PCMark 8 Conventional Creative máy đạt 2805 điểm, gần gấp 3 lần so với model IdeaPad 330 và gần 300 điểm so với IdeaPad 330S. Hiệu năng 3D của máy đạt 796 và 3385 điểm tương ứng khi đánh giá bằng Fire Strike và Sky Diver.

Về hiệu suất hàng ngày, phải nói rằng Lenovo IdeaPad S145 có màn trình diễn không ấn tượng lắm với mức cấu hình mặc định này, nó khởi động rất lâu và phải mất hơn 2 phút mới sẵn sàng sử dụng. Menu  Start mất gần 6 giây để hiện lên và liên tục có hiện tượng đóng băng cửa sổ khi đang sử dụng Chrome, File Explorer, OneNote. Việc tối đa hóa một tab đôi khi cần tới 5 giây và nội dung bên trong bị kéo dài, biến dạng rất khó nhìn. Xem video trên Youtube cũng không đạt tiêu chuẩn, tiếng nói lắp bắp rất khó chịu.

Tóm lại IdeaPad S145 đích thực là một ‘con rùa’ nếu như bạn giữ  nguyên cấu hình mặc định của nó. Mình khuyến nghị bạn nên nâng cấp cho nó tối thiểu lên 8GB RAM để có thể sử dụng bình thường. Mặt khác, nếu có thể thì bạn hãy thay ổ HDD bằng SSD để máy khởi động nhanh hơn, chứ nhiều lúc khẩn cấp mà phải chờ gần 3 phút thì cũng nóng ruột lắm.

Thời lượng pin

Trong bài test pin, Lenovo IdeaPad S145 có thể trụ được khoảng 3 giờ 16 phút. Điều kiện test gồm ánh sáng màn hình 70%, bluetooth + Wifi bật liên tục, thao tác chỉ có lướt web và gõ văn bản. Thời gian sạc của nó cũng tương đối nhanh, mình sạc từ 36% đến 95% mất khoảng 1 tiếng 30 phút. Nhìn chung viên pin của S145 rất ấn tượng, nó sẽ phù hợp với những ai thường xuyên di chuyển.

Lời kết: Có nên mua Lenovo IdeaPad S145 hay không?

So với cấu hình CPU Intel Core i3 thế hệ thứ 8, RAM 4GB và ổ cứng 1TB thì mức giá khoảng 11 triệu đồng là có chút cao. Với những người làm việc văn phòng cần có một cỗ máy hiệu năng ổn định thì cấu hình này của nó hoàn toàn chưa thể đáp ứng được. Tuy nhiên, nếu nâng cấp nhẹ nó lên 8GB RAM và thay ổ HDD bằng SSD 256GB thì mọi chuyện sẽ khác. Hiện trên thị trường cũng đã có nhiều cửa hàng bán các biến thể của S145 và dĩ nhiên mức giá sẽ cao hơn một chút, khoảng 12 – 13 triệu đồng. Lúc này laptop Lenovo IdeaPad S145 sẽ xứng đáng với giá trị đầu tư hơn.

Video liên quan

Chủ Đề