Laptop chịu được bao nhiêu độ?

Trong bài viết này, hãy cùng Tungphatcomputer tìm hiểu xem nhiệt độ laptop bao nhiêu là bình thường và an toàn cho sự hoạt động của máy móc nhé!

nhiệt độ laptop

Nhiệt độ của laptop khi hoạt động là một yếu tố quan trọng mà nhiều người vô tình bỏ qua. Bất kỳ loại máy móc nào từ xe cộ, máy móc sản xuất cho tới máy tính để bàn hay laptop, đều có một giới hạn nhiệt độ cho phép.

Nếu nhiệt độ quá cao vượt quá ngưỡng hoặc thường xuyên hoạt động trong trạng thái quá nóng sẽ khiến laptop của bạn bị hư hại. Vì rất nhiều người khá bận bịu mà không chú ý tới tình trạng máy khiến laptop hay bị hỏng hóc.

Nếu laptop thân yêu của bạn gặp vấn đề quá nhiệt hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ Dịch vụ sửa laptop Tùng Phát Computer chuyên nghiệp tại TPHCM. HOTLINE: 0777 668 568

Mục lục

Nhiệt độ laptop bao nhiêu thì bình thường?

Không phải ai cũng hiểu hết được những thuật ngữ cũng như thông số về nhiệt độ của laptop. Chúng được chia ra thành nhiều dạng khác nhau:

Nhiệt độ CPU [hay gọi là CPU Temperature – Tcase]:

Là chỉ số mà hầu hết người sử dụng máy tính hay laptop thường xuyên cần quan tâm tới. Đây là thông số nhiệt độ đo từ phần chính giữa bề mặt của CPU bằng một cảm ứng nhiệt được đặt giữa lõi.
Khi các hãng sản xuất nhắc tới nhiệt độ CPU, các bạn có thể hiểu ở đây đang nói đến Tcase. Đây cũng chính là thông số phản ánh rõ nét nhất nhiệt độ hiện tại của chiếc laptop.

nhiệt độ cpu

Đừng để CPU quá nóng

Tham khảo thêm Laptop nên để độ sáng màn hình bao nhiêu?

Nhiệt độ lõi [hay còn gọi là Core Temperature – Tjunction]:

Đây là thông số mà các chuyên viên laptop máy tính hay những người cần ép xung [can thiệp vào phần cứng nhằm làm tăng tốc độ] máy tính thường xuyên quan tâm tới.
Dựa vào số liệu này, Tjunction Max là nhiệt độ cao nhất mà một chiếc CPU có thể làm việc bình thường và không có sự cố xảy ra.
Nếu vượt quá nhiệt độ cho phép, CPU máy tính hoặc laptop sẽ tự động giảm bớt tốc độ cùng hiệu suất làm việc [còn được gọi là giảm xung] để tránh bị hư hỏng.
Khi cần ép xung chuyên nghiệp, thông thường sẽ cần đẩy tốc độ xung nhịp của CPU lên cao hơn trong khi vẫn giữ được nhiệt độ dưới mức cho phép Tjunction Max.

Nhiệt độ nhàn rỗi [hay gọi là Idle Temperature]:

Là nhiệt độ của CPU khi máy tính không chạy bất cứ chương trình, phần mềm hay ứng dụng gì mà chỉ hiển thị màn hình chờ desktop.

Nhiệt độ bình thường [hay Normal Temperature]:

Là nhiệt độ CPU khi laptop, máy tính chạy các công việc nặng và đòi hỏi độ xử lý cao như chơi game nặng, thiết kế đồ họa, xem hay chỉnh sửa video.

Nhiệt độ tối đa [hay Max Temperature]:

Là nhiệt độ đo được cao nhất mà CPU vẫn hoạt động bình thường, nhiệt độ tối đa này thường được các nhà sản xuất ghi trên CPU hoặc đưa vào bảng hướng dẫn sử dụng CPU được công bố rộng rãi trên trang web của hãng.

nhiệt độ laptop bao nhiêu

Xem nhiệt độ laptop bao nhiêu bằng Core Temp

Thông thường, khi nhiệt độ của CPU laptop đạt từ 98 đến 105 độ C, nó sẽ tự động giảm xung nhịp giảm bớt tốc độ và khả năng xử lý để hạ nhiệt. Nếu vượt qua mức nhiệt này, máy tính của bạn sẽ tự động tắt để tránh việc quá tải nhiệt dẫn đến hỏng hóc hay cháy nổ.

Tùy thuộc vào phần cứng của mỗi nhà sản xuất, mỗi loại CPU  sẽ trang bị những khả năng giảm nhiệt riêng cho máy tính của mình.
Thông thường nhiệt độ khi không sử dụng của laptop tức là chỉ để ở màn hình chờ sẽ là 28 tới 41 độ C, khi sử dụng nhiệt độ sẽ vào khoảng 65- 85 độ C khi máy làm việc với công suất cao. 

Nguyên nhân khiến laptop có nhiệt độ cao hơn bình thường

Tham khảo thêm Laptop không lên nguồn là bị gì?

Trong quá trình làm việc, máy móc sinh nhiệt và tỏa nhiệt là điều hết sức bình thường và ở một giới hạn nào đó, máy móc sẽ chịu được mức nhiệt đã sinh ra.
Tuy nhiên, có thể có một vài nguyên nhân khiến cho việc tỏa nhiệt diễn ra nhiều hơn bình thường gây hỏng hóc như: 

Không vệ sinh laptop

Laptop hay máy tính không được bảo dưỡng, vệ sinh thường xuyên, quạt tản nhiệt cho máy và keo tản nhiệt bị bám bụi và kẹt vào trong khung máy khiến cho máy không thoát được nhiệt.

Máy đang sử dụng những mục đích công việc nặng

Như việc chơi game, thiết kế đồ họa, 3d, dựng phim… khiến cho các phần cứng phải hoạt động hết công suất đòi hỏi điện năng tiêu thụ cao hơn và nóng hơn bình thường.  

Các hệ thống phần cứng và bộ phận máy đã cũ

Các bộ phận trong laptop đã cũ nên không đủ khả năng cũng như hiệu suất để làm được các công việc nặng của máy cũng dẫn tới tình trạng laptop bị tỏa nhiệt cao.

Quạt tản nhiệt của máy bị kẹt

Việc này khiến cho quạt không thể thổi gió làm mát máy tính hoặc các bạn đặt máy tính lên đệm hoặc chăn gối làm quạt không hoạt động được. 

Bộ sạc của laptop máy tính đã cũ

Vì bộ sạc cũ nên việc phân phối điện năng kém, bên cạnh đó pin laptop bị chai cũng khiến nhiệt tỏa ra cao hơn bình thường.

nhiệt độ cpu laptop

Bụi là một trong những nguyên nhân làm laptop bị nóng

Để biết thêm các thông tin về laptop cũng như mua linh kiện laptop chính hãng, các bạn có thể lựa chọn đến với Tungphatcomputer để tận hưởng những dịch vụ hàng đầu và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Chủ Đề