Làm streamer như thế nào

Hầu như toàn bộ các "vận động viên" trong ngành thể thao điện tử ngày nay đều sở hữu một kênh streaming của riêng mình, là cách khá thoải mái để vừa chơi game, vừa kiếm thêm thu nhập và đồng thời còn là cộng cụ để tương tác với fan của họ.

Để trở thành một streamer chuyên nghiệp, bạn không những phải có trang thiết bị phù hợp, các kỹ năng chơi game, làm quen với các điều khoản cam kết trong hợp đồng, mà phải có cả một cá tính thật khác biệt nữa. Nếu bạn có được tất cả những điều trên thì streaming sẽ là một công việc đầy hứa hẹn để mang lại cho bạn nguồn thu nhập hơn cả mong đợi.

Hiện tại đang có nhiều nền tảng streaming mảng thể thao điện tử trực tuyến. Các mẹo sau đây có thể áp dụng cho những nền tảng streaming khác nhau, trong bài này chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào Twitch. Hy vọng, một vài gợi ý này sẽ giúp bạn trở thành một Streamer nổi tiếng trong tương lai.


Các bước cơ bản ban đầu

Làm streamer như thế nào

Là một fan mới toanh trong ngành thể thao điện tử, tôi không thể biết được lịch sử phát triển của mảng streaming ở thể loại này là như thế nào. Tôi có biết một vài người hiện là những nhà sáng tạo nội dung trên Youtube và thực sự là tôi không ngờ rằng họ có thể kiếm được một khoản thu nhập đáng kể dựa vào những videos được upload lên kênh của họ.

Việc trở thành một game thủ chuyên nghiệp có thể khiến bạn phải đau đầu. Ngoài việc phải cạnh tranh với những game thủ hàng đầu thế giới, bạn còn phải đặt mục tiêu chiến thắng tại các giải đấu để có thêm thu nhập thông qua số tiền thưởng.

Và Streaming chính là một cách để giúp các game thủ chuyên nghiệp có thêm nguồn thu nhập cho bản thân ngoài những tour du đấu hoặc đã ở bên kia sườn dốc sự nghiệp.

Giải thưởng của các giải đấu thường có giá trị rất lớn và mang lại một nguồn thu nhập khổng lồ. Nhưng không có gì đảm bảo liệu các game thủ có thể duy trì phong độ và đứng ở đỉnh cao mãi được. Do đó, streaming chính là cứu cánh của họ.


Các nền tảng Streaming

Ngành công nghiệp thể thao điện tử hiện tại đang rất phổ biến ở một số nền tảng, có thể kể qua hai nền tảng lớn nhất đó là Youtube Gaming và Twitch.

Trong blog này, chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào Twitch. Rõ ràng, tuy không thể cạnh tranh lại lượng followers so với Youtube, nhưng đối với mảng thể thao điện tử, Twitch đang là số một.

Rất nhiều các game thủ chuyên nghiệp đã và đang tạo ra rất nhiều kênh của riêng mình trên nền tảng Twitch để chia sẽ những nội dung cũng như tương tác với fan của họ. Twitch đã xuất hiện từ tháng 02/2014 và được đánh giá rất cao về mảng streaming. Vài năm trước, Twitch đã được Amazon mua lại với trị giá 970 triệu USD.

Trung bình, mỗi tháng có khoảng một triệu giờ nội dung được sáng tạo trên nền tảng Twitch. Amazon đã thấy được tiềm năng từ dịch vụ này.

Tôi đánh giá cao nền tảng này vì đây là nơi các bạn có thể tìm thấy được những ý tưởng cho mình từ những nội dung được chia sẽ rộng rãi. Khi bạn truy cập vào website, bạn sẽ thấy được danh sách của những trò chơi đang được cộng đồng đón nhận và cả những Streamers nổi tiếng nhất đang online. Các game thủ vừa streaming và bình luận những gì đang diễn ra. Người hâm mộ cũng có thể nói chuyện với các streamer và “donate” cho những thần tượng yêu thích của mình thông qua chức năng tương tác trực tiếp.

Đối với những người lớn tuổi hơn, có thể họ sẽ không thích thể loại này lắm và cảm thấy kì cục nếu cứ ngồi một chỗ và xem người khác chơi game. Tôi năm nay 27 tuổi và cũng có cảm giác như thế mà.

Việc xem các game thủ thi đấu trực tiếp là một kiểu giải trí rất phổ biến đối với những người hâm mộ esports hiện nay. Họ yêu thích việc ngắm nhìn các tuyển thủ thể hiện những kĩ năng tuyệt đỉnh, đồng thời là cả những mánh khóe đầy hữu ích trong các trò chơi nữa. Nó tương tự như việc một fan bóng bầu dục NFL đang chăm chú xem đội bóng yêu thích của mình thi đấu vào ngày Chủ Nhật vậy.

Tôi đã phải nghiên cứu rất nhiều về ngành Streaming trước khi viết ra blog này. Những mẹo sau đây có vẻ sẽ là những cách tốt nhất để xây dựng được một nền tảng và trở thành một Streamer thành công.

1. Trước hết, hãy tạo ra một kênh riêng cho mình

Xin chúc mừng, bạn đã hoàn thành xong bước đầu tiên để trở thành một streamer rồi đấy.

Thế…cụ thể ta phải làm gì?

Hãy tạo một tài khoản Twitch

Để trở thành một streamer, đơn giản là bạn phải vào website của Twitch và tự tạo cho mình một tài khoản. Các bước đăng kí cũng rất đơn giản và nhanh chóng.

Sau đó, bạn sẽ phải nghĩ ra một cái tên thật đặc biệt và dễ nhớ cho kênh của mình. Như tôi đã nói, hiện tại có rất nhiều kênh trên nền tảng này, vì vậy hãy chọn một cái tên thật nổi bật. Nó giống như việc chọn Gamertag của chính bạn trong các trò chơi vậy (nick name), nó phải thật độc đáo, cá tính, và khiến nhiều người nhớ về nó.

Hãy viết ra danh sách những cái tên bạn ấn tượng. Có thể tham khảo ý kiến từ phía bạn bè, gia đình để lựa chọn được một cái tên khiến bạn sẽ thực sự tự hào về nó.

Nếu bạn đã có được lượng người theo dõi trên một trang mạng xã hội nào đó, hãy thử tạo tên bằng việc kết hợp [tên trang mạng xã hội]+[tên kênh của bạn] phía sau. Bạn muốn tạo ra một thương hiệu đồng nhất để mọi người tránh bị nhầm lẫn. Các fan hâm mộ thực sự rất muốn tìm ra bạn một cách dễ dàng cũng như theo dõi những gì bạn đang làm hàng ngày.

Bằng việc thống nhất đặt tên có liên quan đến kênh mạng xã hội của riêng mình, bạn có thể thông báo cho fan của mình thời gian và lịch streaming nếu có một cách rõ ràng. Đây thực sự là một sự liên kết rất tuyệt vời đúng không?

2. Hãy tự đặt ra các câu hỏi

Sau khi tạo kênh xong, hai bước tiếp theo sẽ mang tính cá nhân hơn. Bạn phải cần thời gian để chuẩn bị sẵn sàng streaming trước hàng ngàn khán giả. Nếu nhìn các streamer hàng đầu đang online, bạn sẽ thấy việc tương tác với fan qua camera không có gì khó cả, nhưng thực sự đó là cả một quá trình. Để có thể vừa tương tác với người hâm mộ, vừa chơi game thực sự đòi hỏi bạn phải luyện tập rất rất nhiều. Có thể, những gì người hâm mộ thấy qua camera không hẵn là những tính cách thực sự trong con người bạn đâu. Hãy tự đặt ra những câu hỏi:

-       Tôi có đủ đam mê cho ngành công nghiệp này không?

-       Tôi muốn kênh của mình trở thành một kênh kĩ năng (competitive streamer) hay là kênh tấu hài (entertainer)?

-       Tôi có đủ cứng rắn để trụ với nghề?

Bạn sẽ không lường trước được tất cả những vấn đề tiềm ẩn từ lúc mới chập chững vào nghề streamer. Tuy nhiên, với những câu hỏi dạng như trên bạn phải nên tự đặt ra và tự tìm câu trả lời trước khi dấn thân vào con đường này.

Bạn có đam mê với ngành này không?

Nếu xem việc streaming chơi game như là một sở thích thì chưa đủ. Phải ngồi hàng giờ trước camera mỗi ngày sẽ khiến bạn phải hy sinh rất nhiều. Điều này là lý do vì sao bạn phải cân nhắc kĩ càng về việc này. Khán giả sẽ dễ dàng nhận ra rằng bạn có đang thật sự chú tâm và dành hết cả tâm huyết cho những gì bạn đang làm hay không đấy.

Competitive hay Entertainer Streamer?

Điều tiếp theo bạn phải quyết định đó là bạn sẽ quyết tâm trở thành một trong những streamer hàng đầu về gaming hay đơn giản chỉ là một kênh giải trí mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả? Thật may mắn là mỗi lĩnh vực đều có được sự thành công riêng trên nền tảng Twitch.

Các Competitive Streamer là những người dành nhiều thời gian cho những cuộc thi thực thụ, họ chú trọng vào phát triển kĩ năng gaming. Thông thường chúng ta ít thấy được sự tương tác thường xuyên trên kênh của họ. Những gì khán giả được thấy chính là sự phô diễn những kĩ năng tuyệt vời của các Streamer trong quá trình chơi game.

Còn Entertainer Streamer là những người cũng có những kĩ năng về video games, tuy nhiên trong thời gian streaming, họ thường xuyên tương tác với các fan của mình thông qua những câu chuyện đời thường, những suy nghĩ và cảm xúc của chính họ. Đây là nhóm những người có tính cách khá hài hước và có khiếu ăn nói.

Tôi có đủ cứng rắn để trụ với nghề ?

Câu hỏi cuối cùng phải tự hỏi đó chính là liệu bạn có thể có đủ cứng rắn để đương đầu với những vấn đề trên internet?

Internet là nơi có thể tìm thấy được những người bạn tuyệt vời, những con người luôn luôn ủng hộ và sẵn sàng tương tác với bạn. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, sẽ có cả những người xem với những bình luận tiêu cực khiến các Streamer ức chế. Họ có thể body shaming bạn, kỳ thị tôn giáo, và những điều tệ hại khác.

Bạn phải chắc chắn rằng những điều đó không làm ảnh hưởng gì đến bạn và tránh bị sao nhãng trong quá trình streaming. Hãy sử dụng chức năng Block để loại bỏ những thành phần khiếm nhã như trên. Những Streamer nổi tiếng đã quá quen với những bình luận tiêu cực và vẫn luôn khiến người hâm mộ tin tưởng vào những nội dung do chính mình sáng tạo ra.

Nếu bạn thực sự vẫn muốn gắn bó với nghề Streamer sau khi tự trả lời những câu hỏi trên, còn chần chừ gì nữa, hãy khởi động thôi nào. Bây giờ là lúc gắn kết các phần lại với nhau để xây dựng một kênh streaming có chất lượng.

3. Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết

Làm streamer như thế nào

Là một blogger, và là nhà thiết kế website, tôi cần có một số công cụ để làm việc. Tương tự như với một streamer chuyên nghiệp, bạn cũng phải cần những thiết bị chuyên dụng. Đó là những trang thiết bị phục vụ cho việc chơi game, có thể là một bộ máy tính hoặc máy cầm tay, headset để tương tác nói chuyện với fan, một đường truyền internet đủ mạnh, và một khu vực làm việc tương đối yên tĩnh.

Tất cả những thứ này có thể làm nên tên tuổi cho một streamer. Người hâm mộ ngày nay đã biết chọn lọc những nội dung có chất lượng hơn. Một bộ headset tốt sẽ giúp cho việc giao tiếp với người hâm mộ trở nên dễ dàng. Họ muốn được nghe bạn nói và bình luận những gì đang diễn ra trong quá trình chơi game.

Khu vực streaming rất cần sự yên tĩnh. Người hâm mộ chắc chắn sẽ không muốn xem một streamer với bề ngoài luộm thuộm, hoặc bị phân tâm bởi quá nhiều tiếng ồn chung quanh. "Tôi chỉ thích thú vào việc bạn bị “bón hành” trong game mà thôi, làm ơn nói những đồng nghiệp chung quanh nói nhỏ lại một chút".

4. Lựa chọn một tựa Game để streaming

Làm streamer như thế nào

Khi đã có đủ trang thiết bị, giờ là lúc quyết định thể loại game chính mà bạn muốn mang vào kênh của mình, giống như những streamer khác vậy. Đa phần là họ sẽ lựa chọn rất nhiều thể loại game khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung chính vào đúng một tựa game duy nhất, và họ sẽ bỏ nhiều thời gian vào chính tựa game này để thuần thục và nâng cao kĩ năng, đáp ứng được những kỳ vọng từ người hâm mộ.

Với việc bạn là người mới bước vào ngành này, nên quyết định là sẽ chơi những tựa game đã rất nổi tiếng rồi, như League of Legends chẳng hạn, hoặc có thể là những tựa game ít phổ biến hơn tuy nhiên vẫn có nhiều người hâm mộ chúng.

League of Legends đã quá nổi tiếng bởi một lượng fan khổng lồ, đồng thời là nguồn mạng lại thu nhập rất đáng kể. Tuy nhiên thực tế mà nói, quá nhiều streamer đã và đang tập trung vào tựa game này nên cơ hội tỏa sáng cho bạn là khá ít.

Vậy tại sao không nên thử qua một tựa game ít phổ biến hơn để phát triển sự nghiệp của mình? Chắc chắn là sẽ có ít sự cạnh tranh và cơ hội tỏa sáng sẽ lớn hơn nhiều. Ý tôi không phải muốn bạn lựa chọn một tựa game bạn không yêu thích, chỉ là phải lựa chọn cho đúng đắn và phù hợp hơn với tình hình thực tế.

5. Có kế hoạch Streaming rõ ràng

Ngay sau khi bạn chịu bỏ tiền để đầu tư trang thiết bị và lựa chọn xong một tựa game để phát triển sự nghiệp, giờ là giai đoạn chính để lên kế hoạch streaming rồi.

Trước khi phát sóng trực tuyến, bạn phải lập kế hoạch rõ ràng để buổi streaming không đi quá xa ngoài dự tính. Cá nhân tôi khuyến khích điều đấy. Phải suy nghĩ thấu đáo, dành chút thời gian để chuẩn bị những nội dung mà mình sẽ hướng tới trong buổi stream, sẽ phải làm gì, nói gì,... Để rồi nếu bạn bị “củ hành” khi chơi game thì cũng đã có những phương án chữa cháy cho riêng bạn với những kế hoạch đã được định ra sẵn trước buổi phát sóng.

Hãy phân tích tất cả các khía cạnh trước buổi stream. Bạn có thể tham khảo những ý tưởng từ bạn bè trước khi mang chúng lên phát sóng trực tiếp.

Làm streamer như thế nào

Hãy thử tương tác với một vài mẫu chuyện cười, những chủ đề đàm thoại, và thậm chí là dùng chính giọng nói của bạn để gây sự chú ý nữa. Tuy rằng giọng nói không mang lại quá nhiều lợi thế, tuy nhiên đâu đó cũng sẽ gây được một chút ấn tượng cho khán giả. Họ không quan tâm về việc bạn đã vạch ra kế hoạch stream như thế nào, họ chỉ muốn xem một kênh thực sự chất lượng và khiến họ thích thú.

6. Đặt ra mục tiêu và kỳ vọng

Trong giai đoạn này, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cần đạt được và kỳ vọng được bao nhiêu. Đây chính là cách giúp bạn biết được mình đang hướng tới điều gì và phải mất bao lâu để đạt được những gì đã đề ra ngay cả những lúc không streaming. Tôi là người luôn đặt ra muc tiêu trong mọi việc và cố gắng để luôn đạt được nó.

7. Tính nhất quán trong nội dung của kênh

Phải đảm bảo rằng bạn đã sắp xếp được một lịch trình streaming rõ rãng và thời lượng dành cho mỗi lần phát sóng là bao lâu. Nó có thể không đồng nhất qua mỗi tuần, tuy nhiên tính nhất quán là điều rất quan trọng.

Người hâm mộ quan tâm đến lịch streaming và thời lượng mỗi lần phát sóng của bạn. Nếu thông tin này không được gửi đến hoặc thông báo cho họ thì chắc chắn bạn sẽ mất dần lượng fan của mình đấy. Điều này ko có nghĩa là bạn phải làm việc cật lực mà không được nghỉ ngơi, tuy nhiên hãy cho fan biết được lịch phát sóng cụ thể để họ không bõ lỡ bất cứ chương trình nào của bạn.

8. Thiết lập “thương hiệu”

Làm streamer như thế nào

Bạn cần phải nhất quán cả trong phong cách, thương hiệu, và cả cách tương tác nữa. Ví dụ nếu bạn là người có chút bộc trực và hay có những từ ngữ thô tục, nên giữ và thể hiện những đặc điểm đó cho mỗi lần streaming sau.

Hãy lựa chọn thể loại game bạn muốn và gán thương hiệu của mình lên trong mỗi trận thi đấu trực tuyến. Hãy tự hỏi rằng bạn muốn mang những gì lên Twitch? Như tôi đã nói, mỗi người đều có thể tự tạo một kênh riêng cho mình và đăng bất cứ nội dung gì lên đấy để mọi người chiêm ngưỡng.

Bạn cần phải hình dung ra thứ gì khiến bạn trở nên đặc biệt so với phần còn lại và tại sao mọi người chỉ nên xem kênh của bạn mà thôi. Nếu bạn không thể nghĩ ra được một lý do vì sao bạn phải streaming thì điều tất yếu là cũng sẽ chẳng có ai xem kênh của bạn cả. Điều khiến bạn trở nên độc đáo thực sự không quan trọng, miễn là bạn phải có cái gì đó để thu hút mọi người. 

Tôi vừa mới chỉ liệt ra danh sách một vài thứ cần thiết để hoàn thành và lên kế hoạch trước thôi đấy, có thể nó hơi quá sức với bạn bây giờ, tuy nhiên chúng thực sự cần thiết, tôi muốn bạn thành công với nghề này.

Trên đây là những bước mà hiện tại những top Streamer đã và làm để lôi kéo thêm được lượng fan cho riêng mình. Streaming giống như là một show truyền hình và Streamer như là một nghệ sĩ mang đến sự giải trí cho khán giả.

Được trả công

Điều thú vị nhất đối với một streamer chính là việc được trả công vào cuối ngày. Tất nhiên, không ai làm không công cả.

Tôi không chắc con số chính xác mà mỗi streamer được trả là bao nhiêu. Hiện tại có 03 cách kiếm tiền trên Twitch mà tôi mới được biết đó là:

1. Chạy quảng cáo.

Cách thứ nhất có thể kỳ vọng đó là việc chạy quảng cáo cho các nhãn hàng. Twitch cho phép các streamer chạy các chương trình quảng cáo của các nhãn hàng trong suốt thời gian streaming và gửi lời cảm ơn tới các nhà tài trợ cho họ.

Xuyên suốt buổi phát sóng, thường bạn sẽ thấy các streamer tạm dừng lại một khoảng thời gian để chạy một đoạn quảng cáo nào đó. Các game thủ sẽ được trả phí dựa vào số lần chạy quảng cáo cho các nhãn hàng và lượng người xem tiếp cận được chúng. Một số streamer còn tận dụng triệt để việc chạy quảng cáo trong khoảng thời gian họ nghỉ ngơi, giống như những gì ta thường thấy trên TV vậy.

Ngoài các quảng cáo đã được lên lịch này, các streamer còn gửi lời cảm ơn đến những nhà tài trợ vì những sản phẩm họ được tặng trên sóng trực tiếp.

Cũng giống như một số nhà tài trợ đặt logo lên các áo đấu của một số đội tuyển. Các streamer cũng vậy, nhiều lúc chung ta cũng sẽ thấy những logo này trên người họ. Các nhãn hàng sẽ chi rất mạnh tay để logo của họ được hiện hữu trên màn hình và tiếp cận được phần đông các khán giả đang xem.

Các streamer sẽ thỉnh thoảng tổ chức một cuộc thi đấu nhỏ và “give away” những sản phẩm từ nhãn hàng tài trợ. Cá nhân tôi nghĩ đây thực sự là một cách hay để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, điều đáng nói chính là chỉ có một phần rất nhỏ trong hàng trăm ngàn streamer có thể kiếm tiền bằng cách này mà thôi.

2. Chức năng Subscribers Equal Money (Kiếm tiền dựa vào số lượng người đăng kí kênh)

Cách thứ hai để kiếm tiền đến từ một chức năng chỉ có ở Twitch, đó là Subscribers Equal Money. Để theo dõi một streamer, người tiêu dùng phải chi trả 5 USD/tháng. Từ 5 USD này, các streamers sẽ được nhận 3 USD. Tuy là số tiền không nhiều, tuy nhiên đối với những top streamer đang sở hữu một lượng fan khổng lồ, thì cách này mang lại cho họ một số tiền rất đáng kể đó chứ.

Đây chính là lý do vì sao bạn cần phải nhất quán về nội dung và cố gắng mang lại sự giải trí nhiều nhất có thể cho fan của mình. Bạn phải làm sao cho fan thấy được giá trị của 5 USD mà họ bỏ ra để đăng kí theo dõi kênh riêng của mình. Đây chính là một hình thức kinh doanh tuyệt vời mà Twitch đã nghĩ ra, là một cách tuyệt vời để những tài năng trong nền thể thao điện tử chuyên tâm vào thể loại mà họ đang theo đuổi.

3. Donate

Cuối cùng, Streamer sẽ kiếm ra tiền nhờ được “donate”, hay theo như Twitch gọi, đó là “bits”

Xuyên suốt buổi streaming, các khán giả sẽ có chức năng là donate cho những game thủ mà họ yêu thích. Các streamer luôn luôn nghĩ ra những thứ độc đáo và hài hước để khiến khán giả donate cho họ, chẳng hạn như chơi game một cách thần sầu hoặc không thì có thể tấu hài cũng được.

Các khoản donate thường không đồng nhất. Nếu một người ủng hộ cho bạn, hãy nói lời cảm ơn đến họ thông qua khung chat hoặc có thể nói trực tiếp để mọi người có thể nghe thấy được.

Điều cuối cùng bạn phải làm chính là thúc đẩy lượng người donate. Tuy nhiên cũng phải thật thận trọng, tránh để tình trạng khiến khán giả tưởng họ bị ép buộc, nếu không bạn sẽ mất dần lượng fan của mình đấy.

Trên đây là ba cách để bạn có thể hái ra tiền từ việc streaming trên Twitch. Quan trọng là bạn phải thật chăm chỉ và chân thành với nghề này.


Những lời khuyên sau cùng

Có một vài mẹo nhỏ nữa mà tôi muốn gửi đến bạn trước khi bạn thật sự muốn dấn thân vào thế giới ảo diệu và điên rồ của Twitch.

Trong một vài bài viết trước mà tôi đã nói, thể thao điện tử giống như là một tổ chức hoạt động vì cộng đồng game thủ. Họ thông qua đấy để trao đổi, trò chuyện, và bàn chiến lược với nhau. Và tất nhiên, cộng đồng đó cũng đã có nhiều trên nền tảng Twitch. Bạn sẽ thường xuyên thấy được nhiêu streamer cùng tổ chức những buổi phát sóng chung. Họ thường thi đấu đối kháng hoặc cùng nhau thi đấu với một nhóm khác. Điều này không chỉ mang lại sự kết nối và niềm vui cho lượng fan của mỗi người mà đồng thời còn mang lại những lợi ích kinh tế nữa. Việc kết hợp này chính là để thu hút được thêm nhiều hơn lượng người đăng kí cho mỗi streamer. Chính vì thế mà không khó để nhận ra ngày càng có nhiều Streamer cộng tác cùng nhau.

Làm streamer như thế nào

Nên tìm hiểu những Streamer khác, nội dung mà họ thường đăng là gì, và cho họ thấy được sự quan tâm của chính chúng ta nữa. Giả sử một ngày bạn bận việc và không thể streaming, hãy thông báo cho fan của mình ghé qua ủng hộ bạn bè của bạn. Lòng tốt bao giờ cũng được đón nhận.

Đừng từ bỏ công việc hiện tại

Một lời khuyên có thể hơi tiêu cực một chút chính là đừng vì theo đuổi streaming mà bỏ đi công việc hiện tại bạn đang làm. Twitch có tiềm năng lớn, tuy nhiên cần phải có thời gian để phát triển. Trước khi quyết định từ bỏ công việc hiện tại, hãy thử cố gắng phát triển lượng fan của mình trong thời gian rảnh rỗi đã.

Tôi hy vọng có thể hỗ trợ phần nào cho bạn về mặt tài chính, chỉ cần bạn có kỳ vọng và suy nghĩ phù hợp.

Đừng ngại ngùng

Hãy thể hiện sự chân thành của bạn khi streaming thông qua thần thái trên khuôn mặt. Đừng bao giờ giấu mặt sau camera hoặc những trò chơi, hãy để mọi người được biết bạn là ai, người mà họ đang trực tiếp xem và ủng hộ hết lòng.

Lượng người xem

Điều cuối cùng, đừng bao giờ nhìn vào số lượng người đang xem. Twitch có hiện con số người đang xem trực tiếp bạn bị “bón hành” trong game. Nếu nhiều, bạn chắc chắn sẽ vui rồi, còn nếu chỉ vỏn vẹn vài người thì buồn thật sự. Tốt nhất là nên ẩn con số này đi để bạn tiếp tục công việc của mình. Bạn sẽ không muốn bị chi phối bởi nó đâu. Thậm chí nếu chỉ có duy nhất một người đang xem, bạn vẫn phải duy trì buổi phát sóng và chơi game hết mình.

Streaming như là một phần xã hội đầy ắp vui nhộn và lạ lùng. Nó chắc chắn sẽ không đi đâu cả, và sẽ thực sự thú vị khi chứng kiến sự phát triển của ngành công nghiệp này trong tương lai.

----------

Tác giả: Ready Esports

Link bài gốc: How to Become a Successful Streamer - Ready Esports

Dịch giả: Mai Tiến Lâm - ToMo - Learn Something New 

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Tên dịch giả] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.