Làm sao để giảm cơn đau quặn thận?

Cơn đau quặn thận thường xảy ra do sỏi thận, ngoài ra có thể do các nguyên nhân bệnh lý hệ tiết niệu khác như ung thư, sỏi niệu quản, lao thận,… Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, bảo tồn chức năng thận cũng như sức khỏe cho người bệnh.

19/04/2021 | Dấu hiệu suy thận mạn tính, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
16/04/2021 | Tư vấn: Suy thận cấp có nguy hiểm không?
11/04/2021 | Vì sao sỏi thận dễ tái phát - Giải pháp phòng ngừa là gì?

1. Nhận biết dấu hiệu cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận xảy ra khi đường dẫn tiểu bị tắc cấp tính có thể do khối u, viêm đường dẫn hoặc sỏi tắc nghẽn, khiến nước tiểu không được lưu thông, tích tụ nhiều dẫn đến căng tức vùng đài bể thận. Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến cơn đau quặn thận bao gồm: huyết khối vùng niệu quản, sỏi tiết niệu, khối u niệu quản,…

Làm sao để giảm cơn đau quặn thận?

Cơn đau quặn thận có thể xảy ra bất chợt và nghiêm trọng

Để xử trí đúng cách và nhanh chóng, trước hết cần nhận biết tình trạng bạn gặp phải có đúng là cơn đau quặn thận hay không, qua các dấu hiệu sau:

Vị trí và đặc điểm cơn đau

Vùng thường bị cơn đau quặn thận nhất là vùng bên thận bị ảnh hưởng, ở giữa các xương sườn và hông. Bên cạnh vùng chủ yếu này, cơn đau còn lan rộng đến vùng bụng dưới và xuống háng, khiến người bệnh khó đứng thẳng và thực hiện các hoạt động bình thường.

Cơn đau quặn thận thường kéo dài khoảng 20 - 60 phút, sau đó có thể thuyên giảm nhưng lại tái phát. Khi nguyên nhân gây bệnh không được khắc phục, cứ tình trạng tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu xảy ra người bệnh sẽ lại bị cơn đau quặn thận.

Làm sao để giảm cơn đau quặn thận?

Cơn đau quặn thận thường xuất hiện kèm với dấu hiệu đường tiểu

Cơn đau quặn thận thường đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Nước tiểu đục, có mùi hôi và chứa các hạt nhỏ.

  • Bí tiểu, khó tiểu hoặc đi tiểu nhiều bất thường.

  • Nước tiểu có chứa máu với lượng ít nhiều khác nhau, gây ra từ màu hồng nhạt đến đỏ hoặc đỏ nâu.

  • Cảm giác buồn nôn, nôn ói khi bị cơn đau quặn thận.

Cần cẩn thận với các trường hợp cơn đau quặn thận đi kèm với triệu chứng nghi ngờ biến chứng cấp tính nguy hiểm như:

  • Sốt cao trên 38 độ C, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng cấp tính.

  • Bệnh nhân không thể đi tiểu: Do đường tiểu bị tắc nghẽn hoàn toàn trong thời gian dài, phải nhanh chóng xử lý để thông lại đường tiểu.

  • Nôn không kiểm soát.

Các đặc điểm của cơn đau quặn thận cần được cung cấp chi tiết nhất đến bác sĩ để có thể xác định nhanh tình trạng bệnh và xử trí hiệu quả.

2. Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách

Khi bị cơn đau quặn thận, bệnh nhân cần được cấp cứu y tế sớm, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám dựa trên dấu hiệu lâm sàng và tiền sử bệnh. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán xác định, tránh nhầm lẫn với các nguyên nhân khác gây cơn đau quặn thận. 

2.1. Chẩn đoán xác định cơn đau quặn thận nhanh chóng.

Cụ thể, các xét nghiệm thường chỉ định để chẩn đoán cơn đau quặn thận cũng như theo dõi tình trạng bệnh bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm tìm kiếm dấu hiệu của bạch cầu, hồng cầu, vi khuẩn có trong nước tiểu góp phần chẩn đoán nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận.

Làm sao để giảm cơn đau quặn thận?

Xét nghiệm nước tiểu giúp tìm nguyên nhân gây cơn đau quặn thận

Chụp X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị

Ảnh chụp giúp xác định nguyên nhân gây cơn đau quặn thận có phải do sỏi tắc nghẽn hệ tiết niệu hay không, cần chụp có thuốc cản quang. Không chỉ định cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần loại trừ khả năng có thai trước khi chụp.

Siêu âm hệ tiết niệu

Phương pháp này là lựa chọn đầu tay, tuy nhiên sẽ không phát hiện được sỏi bé ở vùng thấp.

Chụp CT hệ tiết niệu không cản quang

Phương pháp này là lựa chọn tối ưu để xác định vị trí và kích thước của sỏi, có thể thay thế cho cả siêu âm và X-quang.

2.2. Chẩn đoán phân biệt với nguyên nhân bệnh lý khác

Khi triệu chứng không điển hình không thể chẩn đoán xác định, cần chẩn đoán phân biệt cơn đau quặn thận với các vấn đề sức khỏe gây triệu chứng tương tự khác, bao gồm:

  • Nhồi máu thận: Do cơ địa bệnh lý tắc mạch như suy tim, rung nhĩ, rối loạn mỡ máu,… Khi chụp cắt lớp có thuốc cản quang, bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán phân biệt.

  • Viêm ruột thừa: Gây đau tương tự cơn đau quặn thận nhưng chỉ gây sốt nhẹ, không xuất hiện dấu hiệu đường tiểu như đái ra máu, bí tiểu.

  • Vỡ phình động mạch chủ bụng: gây đái tháo đường, tăng huyết áp, tiếng thổi trong bùng, khối phồng đập theo mạch,…

  • Tắc ruột cấp: Gây đau tương tự như cơn đau quặn thận nhưng có dấu hiệu bụng chướng, bí trung đại tiện, nôn nhiều rất điển hình. Tắc ruột cấp sẽ được phát hiện khi chụp X-quang bụng.

  • Vỡ thai ngoài tử cung: Nhiều phụ nữ nhầm lẫn cơn đau quặn thận với tình trạng vỡ thai ngoài tử cung, đây là biến chứng nặng gây chảy máu âm đạo, chậm kinh, dương tính với test thai,… 

Làm sao để giảm cơn đau quặn thận?

Bệnh nhân bị cơn đau quặn thận cần được xử trí càng sớm càng tốt

2.3. Xử trí cơn đau quặn thận

Khi đã chẩn đoán xác định, bệnh nhân sẽ được điều trị như sau để giảm đau, giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng:

Điều trị giảm đau

Các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid có tác dụng giảm cơn đau quặn thận hiệu quả, thường dùng là Piroxicam dạng tiêm bắp, Indomethacin dạng đặt hậu môn, Efferalgan dạng truyền tĩnh mạch,…

Thuốc chống co thắt hoặc thuốc giảm đau dạng Morphin sẽ được sử dụng khi các thuốc giảm đau nhẹ không có tác dụng.

Điều trị nhiễm khuẩn

Nếu cơn đau quặn thận liên quan đến nhiễm khuẩn hệ tiết niệu do có triệu chứng sốt hoặc xuất hiện bạch cầu niệu, cần dùng kháng sinh điều trị. Kháng sinh thường dùng là:

  • Ciprofloxacin 200mg tĩnh mạch 2 lọ/ngày.

  • Hoặc norfloxacin (2 viên/ngày, chia 2 lần).

  • Hoặc ceftriaxon 1g tĩnh mạch 2 lần/ngày nếu bệnh nhân có chống chỉ định với quinolon. 

Thuốc khắc phục cơn đau quặn thận tạm thời

Ở bệnh nhân nguy cơ cao cơn đau quặn thận tái phát, trước khi xử lý ra viện bệnh nhân có thể được hỗ trợ cung cấp thuốc giảm đau uống khi cơn đau quặn thận xuất hiện.

3. Điều trị nguyên nhân gây cơn đau quặn thận

Thực tế, hầu hết trường hợp cơn đau quặn thận do sỏi thận và kích thước sỏi đã lớn hoặc nằm ở vị trí đặc biệt nguy hiểm, dẫn đến ứ tắc đường dẫn tiểu. Bệnh nhân được cấp cứu càng sớm, bác sĩ sẽ xử trí y tế nhanh thì cơn đau sẽ sớm thuyên giảm, ngăn ngừa biến chứng bệnh xảy ra.

Song để phòng ngừa tái phát cũng như xử lý triệt để cơn đau quặn thận, bệnh nhân cần điều trị loại bỏ sỏi bằng các biện pháp như:

Làm sao để giảm cơn đau quặn thận?

Cần loại bỏ sỏi thận tránh cơn đau quặn thận tái phát

  • Tán sỏi ngoài cơ thể.

  • Tán sỏi qua da.

  • Tán sỏi qua nội soi niệu quản.

  • Mổ nội soi để loại bỏ sỏi.

Cần điều trị sớm sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu sau khi xử lý khi bị cơn đau quặn thận để ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục tái phát.