Làm sao để cư xử khôn khéo

Một ngày bạn làm việc 8h tại công sở, bạn thường xuyên tiếp xúc với nhà lãnh đạo, đồng nghiệp và các khách hàng…Giao tiếp, ứng xử với họ nơi công sở như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất và thể hiện nét văn hóa trong ứng xử đang là boăn khoăn của không ít “dân công sở”? Vậy làm thế nào để ứng xử với đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những kỹ năng ứng xử “khôn ngoan” với các đồng nghiệp dưới đây sẽ có thể giúp bạn duy trì được các mối quan hệ tích cực với các đồng nghiệp trong công ty.

1/ Xử lý các khó khăn nhanh chóng

Có phải công việc của bạn lúc nào cũng thuận lợi không? Câu trả lời là không, ít nhất không phải lúc nào cũng trôi chảy. Cá tính và sự ưu tiên trong công việc sẽ khó tránh khỏi việc va chạm với đồng nghiệp và là cơ sở để từ mâu thuẫn nhỏ trở thành nghiêm trọng hoá vấn đề nếu cả hai bên đều cố chấp. Một cách hiệu quả nhất để xử lý các khó khăn cá nhân này là “đương đầu” với nó bằng thái độ tích cực [mà không cần phải có sự can thiệp của cấp trên]. Xử lý các khó khăn nhanh chóng cũng là một cách giúp bạn có thêm kinh nghiệm

Trước và sau công việc, hãy tập trung vào phương pháp việc giải quyết xung đột và đi gặp người mà bạn đang có những khúc mắc để giải quyết hết vấn đề. Giải thích bình tĩnh và hợp lý rằng khả năng giữa hai người là làm việc một cách lịch sự, chuyên nghiệp với nhau, không nên để tâm lý của cả hai bị ảnh hưởng bởi những tranh cãi cá nhân. Bạn và đồng nghiệp không cần bắt buộc với phải thích nhau, nhưng các bạn phải tiếp tục làm việc với nhau một cách bình đẳng và cố gắng hết sức cho công việc.

2/ Văn hóa sử dụng điện thoại

Hãy cho đồng nghiệp thấy rằng bạn là người sử dụng công nghệ thông minh. Trước khi bước vào một cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng bạn nên tắt bớt hoặc chuyển về chế độ im lặng cho chiếc điện thoại của mình. Sẽ thật khiếm nhã khi bạn đang làm việc với đồng nghiệp và khách hàng mà chuông điện thoại cứ reo lên ầm ĩ.

3/ Xây dựng quan hệ với cấp dưới

Đây chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Cần tạo cho họ niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy để có thể bắt đầu công việc. Truyền cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi nơi, tránh thái độ ra lệnh, quát tháo cấp dưới. Tuy nhiên, cần có những quy định nghiêm khắc để nhân viên có thể hoàn thành công việc đúng hạn.

4/  Thiết lập các giới hạn

Thiết lập các giới hạn ở đây nghĩa là thiết lập các giới hạn về bản thân bạn khi nói về đặc điểm và chi tiết của cuộc sống bên ngoài công việc. Như một lời cảnh báo chung đối với tất cả mọi người, để giữ hoà khí thân thiện thì tốt nhất những quan điểm, phán xét về tôn giáo, chính trị và đạo đức của bạn nên nói ở trong nhà. Nói ngắn gọn hơn hãy giữ cuộc sống riêng cho mình.

Bạn có thể dành một hoặc hai bữa nhậu sau giờ làm việc nhưng nếu quá thân mật với đồng nghiệp cũng có thể gây ra một số vấn đề.  Kể cả những mối quan hệ lãng mạn ngoài luồng với đồng nghiệp chân dài hãy ngược lại với cấp trên cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai nghề nghiệp của bạn. Nhớ rằng bạn là một người làm chuyên môn và công việc của bạn là ưu tiên hàng đầu.

5/ Không làm hết mọi việc cho đồng nghiệp

Không có gì sai khi bạn cởi mở, thân thiện và hay giúp đỡ người khác trong công việc. Tuy nhiên đừng gây “ấn tượng” với những người khác rằng bạn là một đối tượng dễ dàng bị “thao túng” để làm các công việc của  người khác trong khi bản thân họ không tự sắp xếp thời gian để làm.

Một ngày bạn cũng chỉ có 8 giờ để làm việc tại công sở, vì thế bạn phải tận dụng tối ưu thời gian đó. Không nên quá “ôm đồm” công việc vào mình hoặc nhận quá nhiều lời nhờ vả giúp đỡ từ đồng nghiệp mà bạn cảm thấy điều đó không phù hợp với bạn. Nên biết nói từ chối một cách khéo léo và tế nhị nhất có thể.

Bạn có thể giúp đỡ đồng nghiệp ở những trường hợp có thể, còn đâu bản thân họ phải có trách nhiệm trong công việc của mình. Ngay bản thân bạn cũng vậy, nếu lúc nào cũng sẵn sàng làm các công việc thừacủa người khác, mặc dù kết quả là đã giúp họ thoát khỏi gánh nặng công việc nhưng về lâu về dài, bạn sẽ thấy rằng chất lượng công việc của chính mình thì giảm sút.

6/ Làm việc hết sức, chơi hết mình

Khi bạn đã xây dựng cho mình một thái độ làm việc nghiêm túc và mang lại những kết quả khá khả quan thì tại sao lại không cùng các đồng nghiệp mình “xả tress” nhỉ ? Bạn nên tham gia hết mình vào những hoạt động do công đoàn công ty tổ chức, chính lúc này bạn sẽ khám phá được những điều thú vị từ đồng nghiệp của mình.

7/ Học cách ứng xử với cấp trên

Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về quan điểm hay công việc bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp khi ý kiến của bạn không được chấp nhận điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Để trở thành một nhân viên được sếp tin cẩn và đánh giá cao bạn cũng nên trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy tiến hành thực hiện công việc với sếp của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và phát triển.

8/ Điều hòa cách cư xử của bạn trong và ngoài cơ quan

Không ai bảo bạn phải là người luôn rộng lượng, nhường nhịn và hi sinh bản thân mình để giúp đồng nghiệp thăng tiến nhưng hãy cố gắng điều chỉnh bản thân theo một cách chuyên nghiệp cả trong và ngoài cơ quan. Làm hết khả năng để đối xử với những người khác một cách thân thiện, lịch sự và tôn trọng.

Hãy kiểm soát tình cảm và những cơn phẫn nộ tức giận của bạn bằng cách nên nghĩ trước khi nói và hành động. Chỉ cần một lời bình luận hoặc lời nói thiếu suy nghĩ có thể gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng mà bạn không thể dự đoán trước được. Bạn có thể phòng ngừa mọi thảm họa trong công việc bằng một quy tắc rất đơn giản sau: “Hãy đối xử với mọi người như cách bạn muốn họ đối xử với mình”.

9/“Nói xấu” đồng nghiệp

Đây là một trong những điều tối kỵ ở bất cứ công ty hay tổ chức nào. Nếu không hài lòng với cấp trên hay đồng nghiệp bạn nên thẳng thắn và tế nhị góp ý cùng họ. Không nên, nói xấu họ hay cố tình “chia bè kết phái” sẽ chẳng có gì hay khi bạn là người hết nói xấu người này lại chê bai người khác.

10/ Tôn trọng đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác xây dựng các dự án của công ty. Vậy nên, bạn cần thiết lập những mối quan hệ ấy trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Tránh tình trạng xem mình “giỏi hơn đồng nghiệp” bạn sẽ khó tìm được tiếng nói chung với họ trong công việc. Ngược lại, bạn cũng không nên quá tự ti bản thân mình về trình độ và chuyên môn so với đồng nghiệp điều này sẽ khiến bạn dễ chán nản và làm sa sút chất lượng công việc. Hãy xem những người đồng nghiệp của mình như những người bạn đồng hành cùng nhau chia sẻ công việc và tận hưởng thành công. Tôn trọng đồng nghiệp cũng chính là tôn trọng bản thân mình

11/ Xác định thời gian tán gẫu

Không thể phủ nhận rằng việc tán gẫu với các đồng nghiệp là một cách làm giảm stress và lo lắng, thúc đẩy các mối quan hệ và sự đoàn kết, lập các dự án trong tương lai. Tuy nhiên tốt nhất là nên xác định thời gian tán gẫu về những chuyện phiếm như thế ở một thời gian thích hợp. Đừng chuyển thời gian làm việc của mình và của đồng nghiệp thành thời gian chơi. Có thể đồng nghiệp của bạn hưởng ứng nhưng cũng không tránh khỏi việc gây khó chịu khi làm mất thời gian của họ, ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và cả hình ảnh chuyên nghiệp của bạn nơi công sở.

Bạn chỉ nên đưa ra những tình huống trò chuyện khi cần thiết hoặc những lúc rảnh rỗi. Bạn có thể trò chuyện với các đồng nghiệp khi nghỉ giải lao uống cà phê hoặc ăn trưa nếu bạn muốn cập nhật thông tin. Không quá lạm dụng chúng, đặc biệt thời gian tán gẫu quá nhiều sẽ làm bạn mất điểm trong mắt sếp và khiến cho đồng nghiệp ngán ngẩm. Đừng biến mình thành “bà tám” công sở trong khi bạn còn một núi công việc cần giải quyết.

Nguồn:cuocsongdungnghia.com/

Sưu tầmYến Ngân  – P Kế toán

Học cách ứng xử trong cuộc sống và trong giao tiếp là bài học dành cho nhiều đối tượng. Trong đó “thẳng thắn” và “khéo léo” là hai tính cách quan trọng được phân tích trong bài viết này.

Thẳng thắn là gì?

Đầu tiên, hãy bàn về “Thẳng thắn”. Chúng ta cần hiểu thế nào gọi là “thẳng thắn”. Những người nói thẳng thường nói thật và dám nói ra những điều mà nhiều người không dám nói. Những lời nói đó có thể tốt hoặc xấu nhưng không hề nói thêm hoặc nói bớt nhằm xuyên tạc câu chuyện. Thẳng thắn là một đức tính tốt nhưng thẳng thắn quá thường hay mất lòng. Tuy nhiên không thể phủ nhận, những góp ý thẳng thắn giúp chúng ta nhiều bài học quý báu, mà bài học đầu tiên đó là học cách làm bạn và nói chuyện “thẳng thắn” với những người “thẳng thắn”; bởi một trong những cách ứng xử thông minh trong giao tiếp đối với người thẳng thắn là hãy thẳng thắn giống như họ.

Đôi khi bạn tự hỏi có nên thẳng thắn hay không. Tuy nhiên, sự thắng thắn có thể khiến bạn mất lòng trước được lòng sau.

“Thẳng thắn” thôi chứ đừng “vô duyên”

Để sự “thẳng thắn” không biến thành “vô duyên”, hãy lắng nghe và học thêm cách ứng xử thông minh trong cuộc sống từ những người “thảo mai”. Những người thảo mai thường khéo ăn khéo nói trong giao tiếp, biết lấy lòng mọi người xung quanh, biết tạo ra những lợi ích cho riêng mình. Tuy không ai thích những cô nàng “thảo mai” nếu họ biết cô ấy “thảo mai”, nhưng những cô nàng “thảo mai” thường có khá nhiều người yêu mến. Nếu thẳng thắn quá, bạn sẽ khiến nhiều người ghen ghét, thậm chí có thể bị ghét ra mặt. Trong cách ứng xử trong giao tiếp, có khá nhiều người thích được ngọt nhạt, khen ngợi và tung hô. Khi tiếp nhận lời khen, cái tôi được vuốt ve khiến đôi khi lý trí bị mất kiểm soát. Theo lẽ thường tình, chúng ta luôn đón nhận lời khen trong tâm trạng hân hoan.

Để thắng thắn mà không bị vô duyên hay bị ghen ghét, chúng ta cần “thẳng thắn” đúng nơi, đúng lúc. Không ai thắng tính lại thích bị nhiều người ghét cả. Chỉ là họ chưa biết cách điều chỉnh các hành vi ứng xử của bản thân trong cuộc sống. Có những tình huống cho phép bạn nên thẳng thắn, rõ ràng, công khai. Tuy nhiên sẽ có lúc chúng ta phải khéo léo nói giảm, nói ẩn dụ, hoặc chỉ tiết lộ một phần của câu chuyện. Những người thẳng thắn thường không biết nói dối. Điều đó không đồng nghĩa với việc họ phải có bổn phận nói hết mọi thứ. Nói một phần và giấu đi một phần là nghệ thuật. Đôi khi chỉ cần hé mở một vài thông tin là đã có hiệu quả gấp trăm lần so với việc nói ra tất tần tật với mục đích nhẹ lòng! Đó là cách ứng xử khéo léo trong giao tiếp cần phải học.

Biết cách cư xử khéo léo và “thẳng thắn” đúng nơi đúng lúc để không trở nên vô duyên và bị ganh ghét.

“Thẳng” mà “Khéo” cần có sự chân thành

Mấy ai thẳng thắn và vô cùng khéo léo để khiến người nghe không bị tổn thương mà còn được học hỏi rất nhiều điều lẫn tâm phục khẩu phục? Người thẳng thắn và khéo léo biết nói những điều cần phải nói tại những thời điểm thích hợp, tùy đối tượng người nghe. Nếu người nghe là người cũng thẳng thắn và khéo léo, nói một hiểu mười, chắc bạn sẽ không cần phải nói hoặc diễn đạt quá nhiều đến lần thứ hai hoặc thứ ba. Họ chắc chắn là những người thông minh, vừa có chỉ số IQ cao vừa có chỉ số EQ cao. Bản thân những người “thẳng” nhưng “khéo” đã được tôi luyện trong rất nhiều tình huống tâm lý phức tạp, cũng như trải nghiệm nhiều khía cạnh cuộc sống khác nhau [không xét đến yếu tố tuổi tác]. Họ hẳn đã từng có kinh nghiệm ở vị trí là người tiếp nhận thông tin, và khi họ trở thành người truyền tải thông tin, họ sẽ hiểu người nghe cần gì và có những phản ứng như thế nào. Những người thẳng thắn và khéo léo biết cách đạt được những điều họ muốn.

Thẳng tính thôi chưa đủ, vì hẳn bạn sẽ có nhiều người ghét hơn nhiều người thương. Bạn có thể nói rằng tôi chỉ cần chơi với những người hiểu tôi, chấp nhận con người tôi thôi đủ rồi. Tôi không biết thảo mai, không biết lấy lòng ai và tôi không cần phải biến bản thân thành một con người khác để có thêm một vài người bạn xã hội. Bạn có thể khăng khăng nói rằng tính bạn là như vậy, ông trời cho bạn tính cách ấy, không thể thay đổi. Bạn tuyên bố cuộc đời này ngắn, sao phải sống vì thái độ của người khác? Họ không ưa mình ư? Mặc kệ họ. Đúng là mặc kệ họ, và họ cũng mặc kệ bạn! Nhưng nếu bạn thử nghĩ thoáng hơn một chút, khéo léo không đồng nghĩa với “giả tạo”. Khéo léo không biến bạn trở thành một người tồi tệ. Việc lấy lòng ai đó trong một hoàn cảnh hoặc một thời điểm nào đó không khiến bạn trở nên “giả dối”. Quan trọng vẫn là bạn biết cách khéo léo trong giao tiếp và mềm mỏng trong ứng xử với một tấm lòng chân thành.

Bạn khéo léo trong giao tiếp và ứng xử, đồng thời cũng rất chân thật và chân thành.

“Thẳng” nhưng “Khéo” rất có ích trong công việc

Một tập thể khi làm việc chung có rất nhiều cá tính khác nhau va chạm. Nếu tập thể ấy có nhiều cá tính mạnh, người lãnh đạo phải biết mềm dẻo đúng lúc, đồng nghiệp nói chuyện với nhau cũng phải biết nương. Một tổ chức muốn tồn tại vững bền cần công sức đóng góp của nhiều cá thể. Nếu thiếu đi một nhân tố nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc tổng thể. Nghệ thuật ứng xử khéo léo trong giao tiếp, trong cách phân chia, phân bổ và phân công công việc, nói thì dễ nhưng làm lại rất khó. Rất nhiều tổ chức thành công; điều đó chứng tỏ họ có cách và có phương pháp. Việc thẳng thắn trong công việc là cần thiết vì nó giúp công việc được giao rõ ràng và minh bạch. Còn sự khéo léo thể hiện khả năng của người lãnh đạo hoặc đồng nghiệp khi biết cách khai thác tối đa năng lực của một cá nhân.

Cần phải nói ngay và luôn, không phải những ai lớn tuổi thì luôn có nhiều trải nghiệm và sự khéo léo hơn những ai ít tuổi hơn. Vì thế trong công việc, chúng ta hoàn toàn công bằng không dựa trên yếu tố tuổi tác. Ai có khả năng và tố chất hơn người đó sẽ thành công hơn về mặt địa vị và thu nhập.

“Thẳng” nhưng “Khéo” rất có ích trong công việc.

Những người thẳng tính không thích lải nhải

Đối với những người thẳng tính, họ có thể nói nhiều hoặc nói ít tùy tính người, nhưng đa phần họ không thích nói dai, lải nhải hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngay cả những người “thẳng” nhưng “khéo”, nếu họ phải lặp đi lặp lại một điều gì đó trên hai hoặc ba lần, họ có xu hướng không nói về vấn đề đó nữa mà sẽ chuyển sang phương án hành động. Tùy điều kiện, hoàn cảnh và tình huống mà hành động của họ có thể khác nhau: không dây dưa với bạn nữa, không nói chuyện đó với bạn nữa, không quan tâm cảm nhận của bạn về chuyện đó nữa, không làm việc đó chung với bạn nữa, không nhờ bạn làm việc đó nữa, để ý và bắt lỗi bạn khi cần thiết vì “tôi đã nhắc bạn điều này nhiều lần rồi”…

Đối với những người thẳng thắn thì việc “không có mợ chợ vẫn đông”, “bạn không thích tôi, ừ tôi cũng không cần bạn” và “không phải là không có ai giỏi hơn bạn để thay thế bạn”. Những người thẳng thắn có nhiều trải nghiệm sẽ khéo léo hơn khi quyết định sẽ thẳng đến mức độ nào trong từng tình huống giao tiếp với mọi người.

Tuy nhiên mọi thứ đều có giới hạn, nếu thẳng thắn cần có giới hạn thì sự khéo léo cũng cần phải có giới hạn để không bị biến thành dễ dãi. Chắc chắn một điều, những người thắn thắn và được việc, họ không thích chơi với những người nói xấu sau lưng nhưng tươi cười trước mặt họ.

Tôi thiết nghĩ, học cách ứng xử trong giao tiếp và trong cuộc sống là bài học cả đời.

Xem thêm:

Bạn có hiểu ý nghĩa của sự im lặng?

Cách phụ nữ thành công đưa ra phản hồi thuyết phục

8 thói quen tốt giúp bạn luôn được yêu mến

Quản lý & hoàn thiện bản thân trong công việc: Dễ hay Khó?

Video liên quan

Chủ Đề