Làm sao để có học bổng

Săn học bổng dễ hay khó? Liệu có cơ hội nào cho mình hay không? Đây là một trong những câu hỏi mà hầu hết những bạn có ý định tìm học bổng cho bản thân đều băn khoăn.

Câu trả lời là: Sẽ dễ nếu như bạn chịu khó và sẽ khó nếu như bạn không chủ động tìm kiếm và không biết “săn” đúng cách!

Bạn có thành tích học tập xuất sắc, hoạt động ngoại khóa sôi nổi không có nghĩa là bạn xin học bổng đâu là trúng đó đâu nhé! Trước tiên hãy xem mình đã đáp ứng đủ các đủ các điều kiện chưa.

Những điều quan trọng khi bắt tay vào săn học bổng

Xác định ngành mình muốn học

Xác định ngành nghề mình muốn theo học, Cân nhắc việc chọn trường có cùng ngành hoặc nhóm ngành mình thích thật kỹ để nộp hồ sơ xin học bổng. Trường càng danh tiếng thì tỉ lệ chọi trong quá trình xin học bổng càng cao.

Tìm kiếm thông tin học bổng

Việc chủ động tìm kiếm và cập nhật các thông tin học bổng liên tục sẽ đem lại nhiều lợi thế cho bạn hơn. Ngoài ra, việc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước cũng rất quan trọng.

Tự đánh giá khả năng của bản thân để chọn loại học bổng phù hợp

Bạn cần xem xét xem liệu học bổng có khả thi với mình hay không, như vậy bạn có thể lọc ra và chỉ tập trung hoàn thiện hồ sơ để xin những học bổng có triển vọng nhất.  

Nắm rõ thông tin, điều kiện cụ thể của học bổng và bắt đầu chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Mỗi học bổng sẽ có những điều kiện và yêu cầu khác nhau. Việc của bạn là Nắm rõ thời hạn cuối để học bổng cũng rất quan trọng. Chắc hẳn các bạn không muốn bộ hồ sơ hoàn hảo của mình trở nên vô dụng chỉ vì một lý do ngớ ngẩn là trễ hạn đúng không nhỉ? Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian

CV, Personal Statement

Đây có thể xem là bước quan trọng nhất và khó nhất trong quá trình xin học bổng. Làm thế nào để bản thân mình nổi bật lên trong hàng ngàn ứng viên xin học bổng sẽ phụ thuộc vào nội dung trong CV hoặc Personal Statement.

Tùy vào tính chất học bổng mà nội dung trong Personal Statement có những hướng đề cập vấn đềkhác nhau. Việc nghiên cứu, đầu tư thời gian, công sức để viết là điều cần thiết.

Kết quả học tập và điều kiện tiếng Anh

Nếu bạn đã có ý định săn học bổng thì bạn cần lên kế hoạch cho bản thân sớm và phấn đấu để đạt được điểm GPA cao (điểm trung bình các môn học). Ngoài ra, hầu hết các học bổng thường có yêu cầu các chứng chỉ tiếng Anh nào đó như IELTS, TOEIC… Do vậy, các bạn phải thật sự nghiêm túc đầu tư việc học tiếng Anh từ sớm để có thể đạt được chuẩn theo yêu cầu của học bổng. Cho dù các bạn giỏi đến thế nào đi nữa nhưng kém tiếng Anh, các bạn vẫn không thể có cơ hội để cạnh tranh săn học bổng với các ứng viên khác.

Hoạt động ngoại khóa

Cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa càng nhiều càng tốt. Một ứng viên học bổng tiềm năng không chỉ là người có thành tích học tập xuất sắc mà còn là người năng động, tích cực và có những kỹ năng mềm cần thiết được tích lũy trong quá trình học và các hoạt động ngoại khóa khác.

Để bắt đầu, bạn cũng cần phải hiểu rằng nộp đơn xin học bổng thường mất khá nhiều thời gian và công sức. Hi vọng những lưu ý trên sẽ phần nào giúp bạn có được định hướng và thành công trong quá trình xin học bổng!

Xem thông tin các Học bổng của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh, Đại học Đà Nẵng tại đây

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK)

Là một trong những thành viên mới nhất của Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Anh quốc nhằm quốc tế hóa đại học công lập Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ. VNUK tự hào là trường ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CHUẨN QUỐC TẾ đầu tiên và duy nhất tại Miền Trung. Chúng tôi cam kết đem lại cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất, cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc và giúp các em sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước cũng như nước ngoài. Các chương trình đào tạo tại đây được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài. Sinh viên học tập tại VNUK được tập trung phát triển tư duy toàn cầu, thái độ chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn nên nhờ đó có thể sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Đăng ký tên miền sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân tránh khỏi việc tên thương hiệu của mình bị sử dụng cho mục đích khác. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối hàng quốc tế, việc đăng ký tên miền cũng giúp loại bỏ nguy cơ tên miền bị sử dụng cho hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường.

Đặng Thị Ngoan tốt nghiệp xuất sắc ngành kép Ngôn ngữ Anh và Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS), năm 2019, với GPA đạt 3.78. Cử nhân quê Bắc Ninh cũng giành học bổng hầu hết loại A (một kỳ loại B) ở cả 8 kỳ đại học.

Ngoan cho hay, điều quan trọng nhất với em trong việc giành học bổng vẫn là thực học. Áp dụng các mẹo chỉ có thể giúp đạt học bổng 1-2 kỳ nhưng để duy trì liên tục, em phải thực sự thu nạp kiến thức của mỗi môn. Ngoan có động lực giành học bổng vì muốn chứng minh cho bố mẹ thấy lựa chọn ULIS của em là đúng.

Làm sao để có học bổng

Sau khi tốt nghiệp, Ngoan làm ở công ty dịch thuật và hiện phụ trách nhóm nội dung của một công ty về công nghệ tại Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trước đó, gia đình luôn muốn Ngoan học ngành sư phạm hoặc an ninh cho ổn định và dễ xin việc sau này. Tuy nhiên, em thích học ngành liên quan ngoại ngữ nên đã thuyết phục bố mẹ và quyết tâm theo đuổi ULIS với lời hứa: học hết sức, giành học bổng và tự xin việc.

Hiện Ngoan phụ trách nhóm nội dung cho một công ty về công nghệ và vẫn nhận các dự án dịch part-time để không mai một kiến thức đã học.

"Em đã có thể giúp đỡ bố mẹ một phần tài chính trong việc nuôi hai em ăn học nên gia đình cũng phần nào yên tâm", cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh nói.

Để đạt được kết quả này, Ngoan áp dụng 6 cách dưới đây.

Tìm hiểu tiêu chí đạt học bổng

Ngay khi trở thành sinh viên ULIS, Ngoan đã tìm hiểu các tiêu chí để đạt học bổng của trường. Tại ULIS, học bổng được xét dựa trên hai tiêu chí: điểm trung bình học kỳ và điểm rèn luyện. Mỗi ngành học sẽ có một số lượng học bổng nhất định (với ngành kép của Ngoan là hai suất/kỳ) và sẽ được xét từ trên xuống dưới theo hai tiêu chí trên. Ba loại học bổng là A, B, C tương ứng với mức tiền sẽ nhận được.

Ngoan cho biết mức học bổng thay đổi theo từng năm và thường sẽ cao hơn học phí kỳ đó khoảng 10%. Với học bổng loại A, Ngoan nhận được 4,5-5,5 triệu một kỳ.

Đặt mục tiêu cụ thể

Trước mỗi kỳ, Ngoan sẽ xem trước các học phần cần tích lũy của kỳ đó để nắm được phải học những môn nào. Em bám sát kế hoạch này hoặc đăng ký học thêm các học phần của kỳ sau để đạt hai mục tiêu: ra trường sớm/đúng hạn và để vào năm thứ ba, thứ tư có nhiều thời gian làm thêm/thực tập.

Ngành học của Ngoan khá nặng so với các ngành khác, với tổng cộng 169 tín chỉ/8 học kỳ, nên mỗi kỳ em học 20-28 tín chỉ. Với từng môn, sau khi đã học được một vài tuần đầu, Ngoan ước lượng khả năng của bản thân ở môn đó và đặt mục tiêu về điểm tổng kết. Ví dụ, tiếng Anh 1A: B+, Toán cao cấp: A+, Triết 1: B+...

"Em cố gắng các môn đều được từ B trở lên và không phải học lại bất cứ môn nào, đồng thời cũng học đủ hoặc hơn số tín chỉ cần thiết của kỳ đó. Em cũng lập một bảng, ghi mục tiêu và kết quả đạt được cho mỗi học kỳ để thấy mình đã làm được những gì và cần cố gắng gì", Ngoan kể.

Không coi thường bất cứ môn nào

Không chỉ các môn chuyên ngành, Ngoan coi trọng các môn chung như Triết, Tư tưởng, Đường lối, Thể dục... và đi học đầy đủ, nghiêm túc. Khi đã đặt mục tiêu đạt học bổng thì mỗi tín chỉ đều ảnh hưởng đến điểm trung bình học kỳ.

Ngoan cũng ghi chép hiệu quả, bằng cách kết hợp slide/bài giảng của thầy cô và tự tìm kiếm thêm trên mạng. Bài tập của các môn này cũng được làm đầy đủ và luôn hoàn thành trước deadline để có thời gian xem lại.

Ứng cử làm cán sự lớp

Khi làm cán sự, Ngoan sẽ có trách nhiệm hơn với môn học đó. Ngoan từng làm lớp trưởng một số lớp môn chung, công việc phải làm là giúp thầy cô điểm danh trước giờ học, phân chia nhóm, thu bài tập của cả lớp... Với Ngoan, đây là một việc hữu ích nên không ngần ngại ứng cử.

Tham gia ngoại khóa vừa đủ

Ngoan tham gia một số hoạt động nhất định, đủ để được cộng điểm khi tính điểm rèn luyện. Bản thân em ưu tiên các công việc làm thêm và thực tập để có kinh nghiệm và thu nhập ngay từ khi còn đi học. Từ thời sinh viên, em làm nhiều công việc như gia sư tiếng Anh, dịch tài liệu sách báo, dịch phim, viết content... Công việc giúp em có nhiều kinh nghiệm nhất là dịch phim, trong khi nghề cho em bước tiến nhanh nhất là dịch tin tức cho website về thể thao.

Cân bằng học tập và làm việc

Ngoan bắt đầu làm thêm từ khoảng năm thứ hai. Đi làm nhưng em vạch ra thời gian biểu nghiêm ngặt dành cho việc học và luôn ưu tiên việc học. Em học vào các buổi không có tiết trên trường và tối từ 20h đến 23h.

Theo Ngoan, việc học quan trọng nhất trong quãng thời gian đại học, nhưng không phải điều duy nhất. "Các bạn sinh viên vẫn nên kết hợp giữa học tập và làm việc/thực tập để vừa có kiến thức, vừa có trải nghiệm thực tế", Ngoan chia sẻ.

Việc học chăm chỉ, nỗ lực giúp em có tấm bằng và bảng điểm đẹp, đủ tự tin khi đi ứng tuyển. Nhưng chính những kinh nghiệm thu nạp được từ việc làm thêm, đi thực tập mới giúp Ngoan hòa nhập nhanh với môi trường công sở, tạo dựng được các mối quan hệ và học được nhiều kỹ năng mềm mà phải va vấp ở môi trường thực tế mới có được.