Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường 2022

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm; trong đó, quy định cụ thể về xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy định; điều chỉnh lãi, lãi suất; xác định lãi suất trung bình quy định tại Điều 306 Luật Thương mại năm 2005.

Theo đó, hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực; số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.

Điều chỉnh lãi, lãi suất

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi, lãi suất cho vay thì lãi, lãi suất cho vay được xác định theo thỏa thuận của các bên và văn bản quy phạm pháp luật quy định về lãi, lãi suất có hiệu lực tại thời điểm điều chỉnh lãi, lãi suất.

Xác định lãi suất trung bình

Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 ngân hàng thương mại [Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...] có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán [thời điểm xét xử sơ thẩm] để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2019.

Theo Chinhphu.vn

Trong các vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thì yêu cầu về tính lãi suất chậm thanh toán là một yêu cầu phổ biến của các bên khi khởi kiện. Do đó, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về tính lãi suất chậm thanh toán là cần thiết.

Thông thường các bên khi giao kết hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường hợp đồng ít khi thỏa thuận tiền lãi do chậm thanh toán. Khi xảy ra tranh chấp, nếu có yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán sẽ được áp dụng Điều 306 Luật Thương mại 2005 để làm căn cứ tính lãi. Cụ thể: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."

Về điều kiện để áp dụng yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán: theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại thì chỉ cần có vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả, mà không phụ thuộc vào hợp đồng có quy định hay không.

Như vậy, sẽ xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất là các bên có thỏa thuận mức lãi trên số tiền chậm thanh toán thì mức lãi này có bị giới hạn trần hay không. Điều 306 Luật Thương mại cho các bên tự thỏa thuận mức lãi nhưng không nói rõ mức lãi này tối đa là bao nhiêu. Tuy nhiên, cần hiểu mức lãi này phải được giới hạn bởi Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này, tức không quá 20%/ năm của khoản tiền chậm thanh toán.

Trường hợp thứ hai, các bên không thỏa thuận về tiền lãi do chậm thanh toán thì sẽ được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán được hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị quyết 01/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 [ba] ngân hàng thương mại [Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...] có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán [thời điểm xét xử sơ thẩm] để quyết định mức lãi suất chậm trả. Điều này sẽ phát sinh vấn đề việc lựa chọn ít nhất 3 ngân hàng khác nhau sẽ cho ra mức lãi suất khác nhau, có khi chênh lệch 1-2%, gây bất bình đẳng giữa các bên. Do đó, đề xuất nếu các bên không thỏa thuận về tiền lãi do chậm thanh toán thì sẽ được điều chỉnh theo khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự, cụ thể không quá 10% của khoản tiền chậm thanh toán.

Từ những phân tích nêu trên đề xuất sửa đổi Điều 306 Luật Thương mại theo hướng: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó. Mức lãi suất chậm thanh toán theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015."

Trong thỏa thuận cho vay, các bên có thể thỏa thuận về lãi suất hoặc không. Nếu có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất này phải phù hợp quy định pháp luật. Nếu như mọi chuyện ổn định theo cách người ta thỏa thuận thì sẽ không có gì bàn cãi. Nếu như một bên vi phạm hợp đồng về thời gian thực hiện hợp đồng thì giải quyết như thế nào? Pháp luật có quy định về lãi suất quá  hạn để bảo vệ người người vay. Trong bài viết này, chúng tôi xin làm làm rõ vấn đề cách tính lãi quá hạn 150% theo quy định của pháp luật hiện hành.

  • 17 tuổi làm thẻ atm được không? vietcombank? bidv? agribank?
  • Nợ xấu có xin visa được không? làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh?
  • Tiền rách đổi ở đâu? Ngân hàng nào? Vietinbank, ACB… phí như thế nào?

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó người vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là tiền lãi cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, đó là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ. 

Theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Lãi suất quá hạn [hay còn gọi là tiền lãi quá hạn] được hiểu là khoản tiền mà bên vay phải trả cho bên cho vay, phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trong đó nợ gốc là số tiền vay ban đầu, thời gian quá hạn tính từ ngày thỏa thuận trả nợ đến ngày trả nợ thực tế. Đây là khoản tiền phát sinh do bên vay không tuân thủ hợp đồng vay, thời hạn vay, nó đảm bảo quyền lợi cho người cho vay. 

Bài viết liên quan  Luật hôn nhân nam nữ bao nhiêu tuổi

Trong thỏa thuận cho vay, hai bên có thể thỏa thuận về lãi suất cho vay hoặc không. Lãi suất hai bên thỏa thuận không được lớn hơn 20%/năm, trừ trường hợp luật khác có quy định liên quan. Nếu các bên thỏa thuận lãi suất mà vượt mức 20%/ năm thì mức lãi suất đó không có hiệu lực, áp dụng theo mức lãi suất 20%/năm. Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất, nhưng không xác định rõ mức lãi suất và khi xảy ra tranh chấp thì áp dụng mức lãi suất giới hạn là 10%/năm. 

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay  tại Điều 466 có quy định:

  • Trong trường hợp vay không có lãi, mà đến hạn bên vay chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hết cho bên cho vay thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi phát sinh  trên khoản chưa thanh toán với lãi suất được tính không quá 10%/ năm, tương ứng với thời gian quá hạn.
  • Trong trường hợp vay có lãi mà đến hạn bên vay chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa hết thì phần chưa thanh toán phải chịu mức lãi suất mới trong thời gian quá hạn này. Cụ thể:
    • Lãi phát sinh trên nợ gốc chưa trả: được tính dựa trên nợ gốc chưa trả tương ứng với thời gian quá hạn tương ứng với mức lãi suất bằng 150% mức lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng;
    • Lãi phát sinh trên lãi hợp đồng chưa thanh toán: được tính trên khoản lãi phát sinh trong hợp đồng trong thời gian thỏa thuận với mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng, tương ứng với thời gian quá hạn.

Bài viết liên quan  Luật lao động việt nam 2022 mới nhất

Lãi quá hạn = Nợ gốc chưa trả * Lãi suất quá hạn* Thời gian quá hạn

Trong đó: 

  • Nợ gốc chưa trả = Nợ gốc ban đầu- Khoản nợ gốc đã thanh toán;
  • Lãi suất quá hạn = Lãi suất theo thỏa thuận* 150%
  • Thời gian quá hạn được tính từ ngày thỏa thuận trả nợ đến ngày trả nợ thực tế.

[Công thức này áp dụng cho trường hợp cho vay không có lãi, theo quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015].

Tình huống ví dụ: A cho B vay 300 triệu đồng, với thỏa thuận lãi suất 1%/tháng thời hạn vay là 6 tháng tính từ ngày 15/02/2020 đến này 15/08/2020. Đến thời hạn trả nợ, B chỉ mới trả cho A 200 triệu tiền nợ gốc. Tính đến ngày 15/10/2020, B phải trả cho A bao nhiêu tiền? Đó là những khoản tiền nào?

Giải quyết tình huống: 

Xác định các yếu tố ban đầu:

  • Nợ gốc ban đầu: 300 triệu đồng;
  • Lãi suất theo thỏa thuận: 1%/tháng;
  • Thời gian vay: 6 tháng. 

Sau 6 tháng: số tiền B cần trả cho A gồm:

  • Nợ gốc 300 triệu đồng;
  • Lãi phát sinh theo hợp đồng: 300* 1% *6=1,8 triệu đồng. 

Đến hạn trả nợ, B chỉ mới thanh toán cho A 200 triệu đồng tiền nợ gốc. Như thế, nợ gốc chưa thanh toán của B là 100 triệu đồng. Tính đến ngày 15/10/2020, B chậm trả 2 tháng so với thời hạn thỏa thuận, nên phải trả thêm một khoản lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian quá hạn. 

Bài viết liên quan  Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không

Các khoản tiền phát sinh do quá hạn bao gồm:

  • Lãi quá hạn phát sinh trên nợ gốc chậm trả: 100 *1% *150% *2= 3 triệu đồng;
  • Lãi quá hạn phát sinh trên lãi theo hợp đồng chưa trả: 1,8 * 50% *1% *2= 0.018  triệu đồng.

Như vậy, tính đến 15/10/2020 tổng số tiền B cần phải thanh toán cho A bao gồm:

 Nợ gốc chưa trả + Lãi phát sinh do hợp đồng + Lãi quá hạn phát sinh trên nợ gốc chưa trả + Lãi quá hạn phát sinh trên lãi hợp đồng chưa trả

= 100 +1,8  + 3 + 0.018 = 104,818 triệu đồng 

Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về cách tính lãi quá hạn 150% theo quy định mới nhất của pháp luật. Mọi thông tin tư vấn và thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để giải quyết nhanh nhất.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

  • Điện thoại: 0931060668 [Mr.Lâu]
  • Email:
  • Website: //inslaw.vn/

Bạn đang xem bài viết “Cách tính lãi quá hạn 150% – Nợ quá hạn trung bình trên thị trường” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Video liên quan

Chủ Đề