Ký hiệu giao trong toán học

I. GIAO CỦA HAI TẬP HỢP

Tập hợp \[C\] gồm các phần tử vừa thuộc tập hợp \[A\], vừa thuộc tập hợp \[B\] được gọi là giao của \[A\] và \[B\].

Kí hiệu \[C=A\cap B\]

Vậy \[A\cap B=\left\{x|x\in A;x\in B\right\}\]

       \[x\in A\cap B\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\in A\\x\in B\end{matrix}\right.\]

Tập hợp \[A\cap B\] được biểu diễn bởi phần gạch chéo trong biểu đồ Ven sau:

Ví dụ 1: Xét các tập hợp:

           \[A=\] {\[n\in N\]\[|n\] là ước của 12} ;

           \[B=\] {\[n\in N\]\[|n\] là ước của 18};

           \[C=\] {\[n\in N\]\[|n\] là ước chung của 12 và 18}.

Ta có thể liệt kê phần tử của 3 tập hợp trên như sau:

          \[A=\left\{1,2,3,4,6,12\right\}\]

          \[B=\left\{1,2,3,6,9,18\right\}\]

          \[C=\left\{1,2,3,6\right\}\]

Ta thấy các phần tử của \[C\] đều là phần tử của \[A\] và của \[B\]. Do đó \[C=A\cap B\].

II. HỢP CỦA HAI TẬP HỢP

Tập hợp \[C\] gồm các phần tử thuộc tập hợp \[A\] hoặc thuộc tập hợp \[B\] được gọi là hợp của \[A\] và \[B\].

Kí hiệu \[C=A\cup B\]

Như vậy \[A\cup B=\] {\[x|x\in A\] hoặc \[x\in B\]}

               \[x\in A\cup B\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x\in A\\x\in B\end{matrix}\right.\]

Tập hợp \[A\cup B\] còn được biểu diễn bởi phần gạch chéo trên biểu đồ Ven sau:

Ví dụ 2: Xét tập hợp \[A=\left\{1,3,5,7,9\right\}\] 

               và tập hợp \[B=\left\{2,4,6,8,10\right\}\]

    Khi đó \[C=A\cup B=\left\{1,2,3,4,5,6,7,8,9,10\right\}\]

Ví dụ 3: Giả sử \[A\]\[B\] lần lượt là tập hợp các học sinh giỏi Toán và giỏi Văn của lớp 10E. Biết: \[A=\] {Minh, Nam, Lan, Hồng, Nguyệt} 

   và \[B=\] {Cường, Lan, Dũng, Hồng, Tuyết, Lê}.

[các học sinh trong lớp không trùng tên nhau]

Gọi \[C\] là tập hợp đội tuyển thi học sinh giỏi của lớp bao gồm các học sinh giỏi Toán hoặc giỏi Văn.

Ta có thể viết tập hợp \[C\] bằng cách liệt kê các phần tử như sau:

\[C=\] {Minh, Nam, Lan, Hồng, Nguyệt, Cường, Dũng, Tuyết, Lê}

Ta nói rằng \[C\] là hợp của \[A\] và \[B\].

III. HIỆU VÀ PHẦN BÙ CỦA HAI TẬP HỢP

Tập hợp \[C\] gồm các phần tử thuộc \[A\] nhưng không thuộc \[B\] được gọi là hiệu của \[A\] và \[B\].

Kí hiệu: \[C=A\]\\[B\]

Vậy \[A\]\\[B\]\[=\left\{x|x\in A;x\notin B\right\}\]

       \[x\in\] \[A\]\\[B\] \[\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x\in A\\x\notin B\end{matrix}\right.\]

Tập hợp \[A\]\\[B\] còn được biểu diễn bởi phần gạch chéo trên biểu đồ Ven sau:

Ví dụ 4: Xét 2 tập hợp: 

              \[A=\left\{x\in N|x< 10,x⋮2\right\}\]

             \[B=\left\{x\in N|x< 10,x⋮4\right\}\]

Liệt kê các phần tử của tập hợp \[A\]\\[B\] .

Giải:

Ta có thể liệt kê các phần tử của các tập hợp trên như sau:

    \[A=\left\{0,2,4,6,8\right\}\]

    \[B=\left\{0,4,8\right\}\]

Như vậy \[A\]\\[B\] \[=\left\{2,6\right\}\].

Khi \[B\subset A\] thì \[A\]\\[B\] gọi là phần bù của \[B\] trong \[A\], kí hiệu là \[C_AB\]

[Phần gạch chéo trong biểu đồ Ven dưới đây]

Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn

Chủ Đề