Kết cấu sản phẩm là gì cho ví dụ

 Sản phẩm

Sản phẩm [product] là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng.

Cấu trúc của sản phẩm

Phần lớn các sản phẩm được cấu trức ở năm mức độ: lợi ích cốt lõi, sản phẩm chung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn.

Mức cơ bản là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng mua. Chẳng hạn đối với một chiếc áo đi mưa, khách hàng mua “sự khô ráo”; đối với một lọ nước hoa, khách hàng mua “một niềm hy vọng”; đối với một chuyến du lịch thiên nhiên, khách hàng mua “sự thư giãn và bầu không khí trong lành”. Nhà kinh doanh phải xem mình là người cung ứng lợi ích.

Nhà kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung, chính là dạng cơ bản của sản phẩm đó. Vì thế một khách sạn phải là một tòa nhà có các phòng để cho thuê. Tương tự như vậy, ta có thể nhận ra những sản phẩm khác như một chiếc ôtô, một lần khám bệnh, một buổi hòa nhạc,…

Tiếp theo, nhà kinh doanh phải chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó. Ví dụ, khách đến khách sạn mong có được một cái giường sach sẽ, xà phòng và khăn tắm, điện thoại, tủ để quần áo và một mức độ yên tĩnh tương đối. Vì đa số các khách sạn đều có thể đáp ứng được mong muốn tối thiểu này, nên khách du lịch không thiên vị đối với khách sạn nào mà sẽ vào bất kỳ khách sạn nào thuận tiện nhất.

Mức độ thứ tư, nhà kinh doanh chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm, tức là một sản phẩm bao gồm cả những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ khách sạn có thể hoàn thiện thêm sản phẩm của mình bằng cách trang bị máy thu hình, bổ sung dầu gội đầu và hoa tươi, dịch vụ đăng ký và trả phòng nhanh chóng,…

Ở các nước phát triển ngày nay cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở mức độ hoàn thiện sản phẩm. Theo Levitt, cuộc cạnh tranh mới không phải là giữa những gì các công ty sản xuất ra, mà là giữa những thứ họ bổ sung cho sản phẩm của mình dưới hình thức bao bì, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn cho khách hàng, tài trợ, thỏa thuận giao hàng, lưu kho và những thứ khác mà mọi người coi trọng.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm kéo theo việc tiêu tốn thêm chi phí của nhà kinh doanh. Cho nên nhà kinh doanh cần phải cân nhắc liệu khách hàng có chấp nhận trả thêm tiền để nhận đượüc sản phẩm hoàn thiện và doanh nghiệp trang trãi được chi phí phụ thêm không. Hơn nữa, những lợi ích hoàn thiện thêm sẽ nhanh chóng trở thành lợi ích mong đợi. Các khách nghỉ tại khách sạn đều mong đợi có máy thu hình, dầu gội đầu và các tiện nghi khác. Vì thế, doanh nghiệp phải tìm kiếm thêm những tính chất và lợi ích mới để bổ sung cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, trong khi các công ty nâng giá sản phẩm đã hoàn thiện của mình thì các đối thủ cạnh tranh có thể trở lại bán sản phẩm ở mức cơ bản.

Ở mức độ thứ năm là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những sự hoàn thiện và biến đổi mà sản phẩm đó có thể có được trong tương lai. Trong khi sản phẩm hoàn thiện thể hiện những gì đã được đưa vào sản phẩm hiện nay, thì sản phẩm tiềm ẩn chỉ nêu ra hướng phát triển có thể của nó. Vì thế các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm những cách thức mới để thỏa mãn khách hàng và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Như vậy, sản phẩm bao gồm nhiều thuôûc tính cung ứng sự thỏa mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng. Hay nói cách khác, khi mua một sản phẩm người mua mong muốn thỏa mãn cho cả một chuỗi nhu cầu, và các nhu cầu đó có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau trong quá trình quyết định mua của khách hàngü.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • cấu trúc sản phẩm
  • đặc điểm sản phẩm
  • cấu trúc của sản phẩm
  • đặc điểm của sản phẩm là gì
  • cấu tạo sản phẩm
  • ,

    Sản phẩm [Product] là chữ P đầu tiên trong marketing Mix [4P] hay 7P Marketing. Nhưng vẫn có nhiều người chưa thật sự hiểu rõ về bản chất cũng như khái niệm của sản phẩm là gì và những điều xoay quanh.

    Hãy cũng CRMVIET tìm hiểu tất cả trong bài viết này.

    I. Sản phẩm là gì?

    Khi nói tới sản phẩm, người ta thường có suy nghĩ “sản phẩm là những thứ vật chất cụ thể, những thứ mà chúng ta có thể quan sát, cầm, sờ vào nó được].

    Nhưng trong thị trường kinh doanh thì sản phẩm lại được định nghĩa hoàn toàn khác. Nó ở một phạm trù rộng hơn rất nhiều những thứ mà định nghĩa ở trên nêu ra.

    >>> XEM THÊM: Thị trường là gì? Ứng dụng thực tế với Doanh nghiệp như thế nào?

    Sản phẩm là gì

    Sản phẩm là tất cả những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra trào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng của người tiêu dùng.

    Sản phẩm bao gồm cả những vật thể hữu hình và vô hình

    • Hữu hình [cái bàn, laptop, tivi,…] những thứ có thể cầm, sờ, quan sát
    • Vô hình [các dịch vụ tư vấn khách hàng, chế độ bảo hành sau mua hàng] Những thứ phi vật chất.

    II. Các mức độ cấu thành nên sản phẩm

    Sản phẩm có thể được chia thành 5 mức độ từ cơ bản đến phức tạp

    • Lợi ích cốt lõi: là những lợi ích cơ bản mà người mua đã mua
    • Sản phẩm chung: là sản phẩm cơ bản đươc thừa nhận đúng như thực trạng của nó

    Các mức độ cấu thành nên sản phẩm là gì

    • Sản phẩm mong đợi: là những tập hợp những thuộc tính và điều kiện người mua thường mong đợi khi mua sản phẩm
    • Sản phẩm hoàn thiện: là những dịch vụ và lợi ích phụ thêm mà người bán bổ sung vào để làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
    • Sản phẩm tiềm ẩn: là tập hợp những tính chất và dịch vụ mới có thể có mà cuối cùng sẽ được bổ sung vào hàng hóa.

    III. Các cấp độ cấu thành nên sản phẩm là gì

    Những yếu tố, đặc tính và thông tin cấu thành nên 1 đơn vị sản phẩm và có thể có những chức năng marketing khác nhau.

    Cấp độ cấu thành của sản phẩm là gì

    Khi tạo ra một sản phẩm, người ta thường xếp các yếu tố đó theo 3 cấp độ:

    Cấp độ 1: sản phẩm ý tưởng

    Khi sáng tạo ra một mặt hàng thì nhà sản xuất phải nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố như:

    • Người mua cần gì?
    • Sản phẩm này sẽ thỏa mãi những điểm lợi ích cốt lõi mà khách hàng theo đuổi là gì?

    Đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán ra cho khách hàng

    Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn có thể thay đổi tùy những yếu tố hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân của khách hàng. Vì thế, đối với mỗi doanh nghiệp thì marketer phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau trong nhu cầu của họ.

    Cấp độ 2: sản phẩm hiện thực

    Cấp độ này bao gồm những yếu tố phản ảnh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa như:

    • Đặc tính
    • Bố cục bề ngoài
    • Đặc thù
    • Tên nhãn hiệu cụ thể

    Khách hàng sẽ dựa vào những yếu tố đó để tìm mua và phân biệt sự khác nhau giữa các hãng.

    Cấp độ 3: sản phẩm bổ sung

    Bao gồm các yếu tố:

    • Sự tiện lợi cho lắp đặt
    • Những dịch vụ bổ sung sau khi bán
    • Điều kiện bảo hành
    • Hình thức tín dụng

    Nhờ những yếu tố này đã đánh giá mức độ hoành chỉnh khác nhau trong nhận thức của người tiêu dùng.

    >>> 3 BÍ MẬT pr sản phẩm mới HIỆU QUẢ

    IV. Phân loại sản phẩm

    Có thể bạn đã biết, mỗi chiến dịch marketing trong doanh nghiệp đều khác nhau vì có nhiều lý do riêng. Trong đó, tùy thuộc vào sản phẩm mà có chiến lược marketing thích hợp. Các marketer cần phải biết sản phẩm cần truyền thông là thuộc loại hàng hóa nào.

    Có 3 cách phân loại sản phẩm:

    4.1 Phân loại theo thời gian sử dụng

    • Dùng lâu bền: là những sản phẩm có thể sử dụng được nhiều lần [Tivi, tủ lạnh, laptop,…]
    • Sử dụng ngắn hạn: là những vật phẩm được sử dụng một lần hay một vài lần [mì gói, đồ hộp,…]

    Phân loại sản phẩm theo thời gian sử dụng

    4.2 Phân loại theo thói quen mua hàng

    Người tiêu dùng thường mua rất nhiều loại khác nhau. Thói quen mua hàng là yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng đến cách thức hoạt động marketing. Dựa theo quan điểm này, có thể chia hàng tiêu dùng thành những loại sau:

    • Hàng hóa sử dụng hàng ngày: là những hàng hóa có vai trò thiết yếu với người tiêu dùng [dầu gội đầu, xà phòng,…]

    Phân loại sản phẩm theo thói quen mua hàng

    • Hàng hóa ngẫu hứng: là những sản phẩm không có kế hoạch trước và cũng không có chủ định mua [những sản phẩm bán dạo trên đường]
    • Hàng hóa mua khẩn cấp: là những hàng hóa được mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách vì một lý do bất thường nào đó mà không suy tính nhiều.
    • Hàng hóa có sự lựa chọn: là những sản phẩm mà quá trình mua diễn ra lâu. Đồng thời khi mua thường có sự lựa chọn, so sánh, cân nhắc về công dụng, tính năng, kiểu dáng, chất lượng,… [quần áo, xe máy, điện thoại,…]
    • Hàng hóa cho những nhu cầu đặc thù: là những hàng hóa có tính chất đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏ thêm sức lực thời gian

    4.3 Phân loại theo tư liệu sản xuất

    Tư liệu sản xuất là những hàng hóa được mua bởi các doanh nghiệp hay các tổ chức có vai trò và mức độ tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.

    Có thể chia thành 3 loại sau:

    • Vật tư: là những thứ được sử dụng thường xuyên vào quá trình cấu thành sản phẩm [lúa, hoa quả, cá, gỗ, quạng sắt,…]
    • Tài sản cố định: là những hàng hóa tham gia vào toàn bộ và nhiều lần vào quá trình sản xuất [nhà xưởng, văn phòng,…]
    • Vật tư phụ: là những hàng hóa dùng để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp [dầu nhớt, than đó, giấy, bút,…]

    Chu kỳ sống của sản phẩm

    Hay còn gọi là vòng đời sản phẩm, gồm có các giai đoạn sau:

    • Tung ra thị tường [quảng bá sản phẩm]: là thời kỳ mức độ tiêu thụ tăng trưởng chậm

    Chu kỳ sống của sản phẩm

    • Phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên đáng kể,
    • Bão hòa: là thời kỳ có mứ độ tiêu thụ chập dần lại do hầu hết những người mua hàng tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm
    • Suy thoái: là thời kỳ có mức độ tiêu thụ theo chiều hướng đi xuống và lợi nhuận giảm

    KẾT LUẬN

    Đến lúc này chắc bạn đã có những kiến thức cơ bản và hiểu về khải niệm sản phẩm là gì. Cũng như những yếu tố cấu thành nên một sản phẩm để tung ra tiếp thị trên thị trường.

    Xem thêm: 7 cách kiến tạo trải nghiệm khách hàng hoàn hảo với CRM!

    Video liên quan

    Chủ Đề