Insunova 30 70 giá bao nhiêu

Insunova 30 70 giá bao nhiêu

Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.

Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất

Đánh giá

-/-

Medigo Cam Kết

Giao hàng nhanh chóng

Nhà thuốc uy tín

Dược sĩ tư vấn miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Insunova - 30/70

2. Công dụng của Insunova - 30/70

Điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát ban đầu đái tháo đường và đái đường thời kỳ mang thai.

3. Liều lượng và cách dùng của Insunova - 30/70

Cách dùng
Thuốc dùng tiêm, tiêm dưới da. KHÔNG ĐƯỢC TIÊM TĨNH MẠCH
Liều dùng
- Theo chỉ định của bác sỹ, tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân.
- Liều thông thường khoảng 0,5-1,0 IU/kg/ngày, tùy theo khả năng kiểm soát đường huyết và tình trạng chuyển hóa của từng bệnh nhân.
- INSUNOVA - 30/70, thường dùng 1 – 2 lần/ ngày, trước bữa ăn nhằm phát huy cả tác dụng ban đầu và tác dụng kéo dài.
- Nên ăn thức ăn có chứa carbohydrat (ăn bữa chính hoặc ăn dặm) trong vòng 30 phút sau khi tiêm.
- Ở bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát tốt đường huyết giúp làm chậm sự khởi phát cũng như làm chậm tiến triển các biến chứng. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị.
- Ở bệnh nhân lớn tuổi, mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng và tránh bị hạ đường huyết.

4. Chống chỉ định khi dùng Insunova - 30/70

- Không sử dụng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Không sử dụng thuốc này cho bệnh nhân bị hạ đường huyết.

5. Thân trọng khi dùng Insunova - 30/70

Thận trọng khi sử dụng
- Lọ thuốc có nắp bảo vệ bằng nhựa màu, phải mở nắp này trước khi rút thuốc vào ống tiêm. Không nên mua lọ thuốc không còn nắp bảo vệ.
- Dùng không đủ liều insulin hay ngưng điều trị có thể gây tăng đường huyết và nhiễm acid ceton, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường týp 1. Các triệu chứng tăng đường huyết xuất hiện từ từ sau một thời gian, bao gồm khát, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, da có cảm giác kiến bò, khô miệng, chán ăn, hơi thở có mùi aceton.
- INSUNOVA-30/70 có dạng hỗn dịch màu trắng đục. Không được dùng nếu thấy chất lỏng trong lọ không trở về dạng trắng đục đồng nhất sau khi lăn nhẹ trong lòng bàn tay.
Quên tiêm thuốc:
Thời gian tiêm thuốc rất quan trọng. Tốt nhất nên kiểm tra đường huyết, nếu chỉ số đường huyết quá cao thì tiêm insulin dạng tác dụng nhanh. Nếu chỉ số đường huyết không quá cao, chờ tiêm liều kế tiếp theo lịch tiêm.
Ngưng dùng thuốc:
Không được ngưng dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sỹ. Bệnh nhân tiểu đường thường được hướng dẫn để tự điều chỉnh liều insulin dựa trên kết quả đo đường huyết tại nhà.
Chuyển từ dạng insulin này sang dạng insulin khác:
Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận khi chuyển đổi dạng insulin hay đổi nhà sản xuất. Có thể cần phải thay đổi liều dùng khi thay đổi hàm lượng, nhà sản xuất, dạng insulin (dạng tác dụng ngắn, dạng tác dụng trung bình, dạng tác dụng dài,…), loại insulin (insulin động vật, insulin human), phương pháp sản xuất (insulin sản xuất bằng phương pháp tái tổ hợp AND hay insulin có nguồn gốc động vật)
Bệnh nhân chuyển từ chế phẩm insulin khác sang INSUNOVA-30/70 hay chuyển từ INSUNOVA-30/70 sang chế phẩm insulin khác có thể cần vài ngày đến vài tuần để điều chỉnh liều.
Ở những bệnh nhân cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát đường huyết khi điều trị bằng insulin, triệu chứng hạ đường huyết có thể khác so với trước đây. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân này.
Một số bệnh nhân đang dùng insulin có nguồn gốc động vật chuyển sang dùng insulin human cho biết triệu chứng hạ đường huyết sớm thường ít hơn và khác với khi dùng insulin nguồn gốc động vật.
Thay đổi liều:
Có thể cần điều chỉnh liều khi bệnh nhân tăng vận động hoặc thay đổi chế độ ăn. Tương tự, nhu cầu insulin thường tăng khi bệnh nhân bị bệnh, nhất là nhiễm trùng, sốt. Rượu thường làm cho tác dụng hạ đường huyết của insulin mạnh hơn và kéo dài hơn.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Insulin không qua nhau thai nên có thể dùng insulin để điều trị tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Kiểm soát tốt đường huyết là mục tiêu điều trị tiểu đường cho bệnh nhân đang có thai cũng như bệnh nhân dự định có thai.
Nhu cầu insulin thường giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và tăng trong thời gian còn lại của thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú: sau khi sinh, nhu cầu insulin nhanh chóng trở về như trước khi có thai. Lúc này có thể dùng insulin để điều trị tiểu đường cho phụ nữ cho con bú vì không gây hại cho em bé. Tuy nhiên có thể cần giảm liều khi dùng insulin cho phụ nữ cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Khả năng tập trung và phản ứng nhanh nhạy của bệnh nhân có thể suy giảm do kết quả của hạ đường huyết. Điều này có thể là nguy cơ trong những tình huống mà các khả năng này là đặc biệt quan trọng (ví dụ như lái xe hơi, vận hành máy móc). Bệnh nhân cần được tư vấn để có biện pháp phòng ngừa tránh hạ đường huyết trong khi lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người có suy giảm hay không có nhận thức về những dấu hiệu cảnh báo của hạ đường huyết. Cần xem xét đến khả năng lái xe trong những trường hợp này.

8. Tác dụng không mong muốn

- Tác dụng không mong muốn thường gặp là hạ đường huyết. Triệu chứng hạ đường huyết thường xảy ra đột ngột, bao gồm: đổ mồ hôi, da tái nhạt, bồn chồn, rùng mình, lo âu, mệt mỏi khác thường, lẫn lộn, khó tập trung, buồn ngủ, đói, thay đổi thị giác tạm thời, đau đầu, buồn nôn, hồi hộp. Cơn hạ đường huyết nặng có thể gây bất tỉnh và tổn thương não tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
- Các tác dụng phụ thoáng qua bao gồm: phù nề và tật khúc xạ (có thể gặp ở thời gian đầu dùng insulin); kích ứng tại chỗ như ngứa, sưng, đỏ ở chỗ tiêm (có thể gặp khi điều trị bằng insulin và thường tự hết sau một thời gian dùng thuốc).
- Bệnh nhân có thể bị loạn dưỡng mỡ ở chỗ tiêm nếu không thay đổi vị trí tiêm.
- Tác dụng phụ nghiêm trọng: Phản ứng dị ứng hiếm khi xảy ra, triệu chứng bao gồm: mẫn đỏ, ngứa ngáy, vã mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, phù nề, khó thở, hồi hộp, hạ huyết áp.
Thông báo cho Bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

9. Tương tác với các thuốc khác

- Các thuốc chẹn beta làm che lấp triệu chứng hạ đường huyết. Một số thuốc khi phối hợp với INSUNOVA có thể có tương tác trên chuyển hóa đường. Vì vậy, thầy thuốc cần lưu ý đến các tương tác có thể xảy ra.
- Thuốc làm giảm nhu cầu insulin: các thuốc làm giảm đường huyết dùng đường uống, octreotide, thuốc IMAO, thuốc chẹn beta không chọn lọc, thuốc ức chế men chuyển, các salicylate, rượu và các steroid đồng hóa.
- Thuốc làm tăng nhu cầu insulin: thuốc tránh thai dùng đường uống, các thiazid, glucocorticoid, hormon tuyến giáp, thuốc kích thích thần kinh giao cảm, danazol, …

10. Dược lý

Insulin kích thích chuyển hóa carbohydrat ở mô cơ - xương, tim và mỡ bằng cách tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển glucose vào trong tế bào. Mô thần kinh, hồng cầu, và các tế bào ở ruột, gan và ống thận không cần insulin để vận chuyển glucose. Ở gan, insulin tạo thuận lợi cho phosphoryl hóa glucose thành glucose-6-phosphat, chất này được chuyển thành glycogen hoặc chuyển hóa tiếp.
Insulin cũng tác dụng trực tiếp đến chuyển hóa mỡ và protein.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Không có định nghĩa cụ thể về sự quá liều insulin. Tuy nhiên, có thể mô tả tình trạng hạ đường huyết như sau:
- Hạ đường huyết nhẹ: có thể điều trị bằng cách uống đường glucose hay ăn thức ăn ngọt. Vì vậy người bị tiểu đường được khuyên nên đem theo bên mình vài viên đường, kẹo, bánh quy hay nước trái cây có đường.
- Hạ đường huyết nặng - bệnh nhân có thể bị bất tỉnh: có thể điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da glucagon (0,5 – 1 mg), hoặc tiêm tĩnh mạch glucose.
- Sau khi tiêm glucagon 10 – 15 phút, nếu thấy bệnh nhân không đáp ứng, có thể tiêm tĩnh mạch glucose.
- Khi bệnh nhân tỉnh lại, có thể cho dùng thêm carbohydrate để tránh tái phát.

12. Bảo quản

Để xa tầm tay trẻ em
Tránh ánh sáng và ẩm
Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8°C
Không được để đông lạnh

Xem đầy đủ