Hướng dẫn tập luyện aikido

Nơi chúng ta cùng nhau luyện tập Ki-Aikido được gọi là Dojo. Ngoài ý nghĩa phổ biến là “võ đường”, Dojo còn có nghĩa là “đạo trường” – tức là “nơi học đạo”.

Vì lẽ đó, chúng ta cần đặc biệt nghiêm túc khi ở trên Dojo và thực hiện đầy đủ các nghi lễ, nguyên tắc được đề ra trong khi luyện tập Ki-Aikido. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để chúng ta thực hành và rèn luyện mỗi ngày.

1. TRƯỚC BUỔI TẬP
– Đến trước giờ tập ít nhất 5-10’ (thời gian để thay võ phục, chào hỏi bạn tập, ổn định tâm trí trước khi bắt đầu luyện tập)
– Khi vừa bước vào dojo, cúi chào về hướng Shomen (vị trí trang trọng có treo chữ Ki).
– Chào hỏi Sensei (thầy) và bạn tập khi gặp
– Xếp dép ngay ngắn trước thảm tập, mũi dép hướng ra bên ngoài
– Trong trường hợp đến muộn, chủ động quỳ chào Shomen, quỳ chào Sensei và bạn tập, sau đó mới vào vị trí cùng mọi người tập luyện.

2. BẮT ĐẦU BUỔI TẬP
– Bắt đầu buổi tập, cả lớp ngồi xếp hàng ngay ngắn, ngồi quỳ seiza, cúi gập người chào Shomen (hướng trước mặt, vị trí trang trọng đầu lớp)
– Sau đó, Sensei quay lại về phía các võ sinh, cả lớp thực hiện nghi thức cúi chào và đồng thanh nói “Onegaishimasu” – có nghĩa là “Chúng ta sẽ cùng nhau tập luyện nhé!” hay “Tôi sẽ đặt toàn tâm toàn ý theo sự chỉ dẫn của Thầy”.

3. TRONG BUỔI TẬP
– Buổi tập sẽ bắt đầu với phần khởi động. Võ sinh thực hiện theo các chỉ dẫn và nhịp độ của Sensei, không tự ý biến tấu theo ý mình. Chủ động giữ khoảng cách phù hợp với các bạn tập khi thực hiện các động tác khởi động, để tránh va chạm vào nhau.
– Kết thúc phần khởi động, Sensei hướng dẫn các kỹ thuật, đòn thế cần học ngày hôm đó. Khi Sensei đang diễn giải, làm mẫu, các võ sinh phải ngồi yên lặng quan sát trong tư thế ngồi quỳ seiza.
– Sau khi Sensei kết thúc phần làm mẫu, các võ sinh cúi chào trong tư thế ngồi quỳ seiza, rồi mới đứng lên tự chia cặp để luyện tập.
– Khi chia cặp để luyện tập, cúi chào bạn tập trước khi bắt đầu đòn thế.
– Luôn cẩn thận trong từng động tác để tránh đả thương bạn tập.
– Luôn để ý giữ maai (khoảng cách an toàn) để tránh va vào các võ sinh khác trong quá trình tập luyện.

4. CUỐI BUỔI TẬP
– Kết thúc buổi tập, võ sinh trở lại vị trí xếp hàng ngay ngắn, trong tư thế ngồi quỳ seiza, cúi gập người chào Shomen.
– Sau đó, Sensei quay lại về phía các võ sinh, cả lớp thực hiện nghi thức cúi chào và đồng thanh nói “Domo Arigatou Gozaimashita” – nghĩa là “Cảm ơn rất nhiều”.
– Các võ sinh cũng thực hiện nghi thức cúi chào và nói “Arigatou Gozaimashita” với người bạn đã tập với mình ngày hôm đó.

5. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC
– Giữ Dogi (võ phục) sạch sẽ. Gấp gọn Dogi sau mỗi buổi tập luyện.
– Nên cắt ngắn móng tay, móng chân và tháo đồ trang sức, đồng hồ ra trước khi tập luyện (để đảm bảo an toàn).
– Luôn có ý thức giữ gìn Dojo sạch sẽ và trang nghiêm. Chủ động tới sớm và ở lại một chút cuối giờ để xếp thảm, dọn dẹp khi thấy rác hay bụi bẩn trên sàn, cố gắng giữ khu vực phòng vệ sinh, phòng thay đồ luôn khô ráo, gọn gàng.
– Tận dụng tối đa thời gian trên dojo vào việc luyện tập Ki-Aikido, không nói chuyện riêng hay bàn luận về các chủ đề không liên quan.
– Không chỉ trích các môn võ học khác ngoài Ki-Aikido.
– Không sử dụng các đòn thế, nguyên lý của các hệ phái võ học khác trên dojo Ki-Aikido.
– Không tự ý rời thảm tập khi chưa có sự cho phép của Sensei, trừ một số trường hợp đặc biệt.
– Nên chủ động ra gấp hakama cho (các) Sensei vào cuối buổi tập.

Những nghi lễ, nguyên tắc kể trên xem qua có thể thấy hơi rườm rà hay khó nhớ, khó hiểu. Nhưng rất tự nhiên thôi, khi bạn đến với dojo Ki Aikido Hà Nội, những người-đi-trước sẽ chỉ cho bạn biết bạn cần phải làm gì. Những việc quy củ, nhỏ nhoi và giản dị cũng là một của việc luyện tập Ki Aikido. Hãy thực hành cùng nhau, để mỗi ngày thêm tiến bộ trên con đường hoà hợp với Khí.

Aikido là một môn võ không chỉ hỗ trợ cải thiện sức khỏe mà còn giúp nâng cao tinh thần của người tập. Nếu bạn đang tìm kiếm một môn võ tự vệ nhẹ nhàng thì đây có thể là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. 

Vậy aikido là gì và đâu là những điều cần biết về môn võ thuật này? Mời bạn cùng LEEP.APP tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Aikido là gì?

Hiệp khí đạo, là tên gọi khác của môn võ aikido, là một bộ môn võ thuật hiện đại đến từ Nhật Bản. Môn võ này được tổ sư Morihei Ueshiba (còn được gọi là O Sensei) phát triển vào đầu thế kỉ 20. Với những am hiểu về nhu thuật (jujutsu), kiếm thuật và thương thuật, tổ sư Ueshiba đã dành một nửa đời mình để nghiên cứu và phát triển một môn võ thuật mới. Aikido được xem là sự kết hợp giữa những đòn khóa và ném của jujitsu cùng với những chuyển động cơ thể trong kiếm thuật và thương thuật. Không chỉ tiếp thu tinh hoa của các trường phái khác, tổ sư Ueshiba còn thêm cả những kỹ thuật mới do chính ông tạo ra vào trong aikido. 

Theo O-Sensei, aikido không chỉ là một môn võ dùng để đánh bại kẻ thù mà còn là con đường giúp cải thiện tính cách và nâng cao tinh thần của con người. Ông đã đặt tên môn võ này là “Aikido”, tức là Con đường hòa hợp cùng năng lượng cuộc sống”. Hiểu sâu xa hơn, tên môn võ này muốn nhắn nhủ đến akidoka (người tập aikido) rằng, hãy yêu thương thế giới và những người sống quanh mình.

Điểm khác biệt của Aikido là gì?

Khác với các môn võ như karate hay taekwondo, người tập aikido không được khuyến khích tấn công hoặc khiêu khích đối thủ trước. Ngược lại, nó tập trung vào việc hóa giải các đòn tấn công của đối thủ thay vì thực hiện các đòn tấn công chủ động. Môn võ này sẽ hướng dẫn bạn cách chống lại những đòn tấn công của đối thủ như đá, đấm, tấn công bằng một hoặc cả hai tay từ nhiều phía, kìm kẹp, bị nhiều người tấn công hoặc tấn công bằng vũ khí. Trong aikido, các xung đột thường được giải quyết theo hướng hòa bình và ít gây tổn thất nhất.

Hướng dẫn tập luyện aikido

Aikido dựa vào những đường tấn công của đối thủ để đưa ra đòn phản kích

Đây là một môn võ tự vệ rất hiệu quả. Nó không chỉ hướng dẫn chúng ta cách phòng thủ trước nhưng đòn tấn công mà còn giúp rèn luyện tinh thần và thể chất. Aikido giúp nâng cao tinh thần, nhận thức và khơi gợi lòng trắc ẩn của con người. Vì vậy, thật không quá nếu nói môn võ này giúp chúng ta trở thành một con người mạnh mẽ và hoàn thiện hơn, giúp bạn chống chọi tốt hơn trước những tình huống tiêu cực hằng ngày.

Các kỹ thuật trong Aikido

Các kỹ thuật được chia làm 3 phần chính, bao gồm:

  • Nage – kỹ thuật ném
  • Osae – kỹ thuật giữ và kiểm soát
  • Kokyu-ho – kỹ thuật thở

Đặc điểm chính của các kỹ thuật này là không tập trung vào tấn công hay sức mạnh mà chủ yếu quan tâm đến độ chính xác và kịp thời khi thực hiện chúng. Trong aikido vẫn có một số đòn tấn công như atemi nhưng chúng lại không được sử dụng với mục đích gây thương tích cho đối thủ. Ngược lại, chúng chỉ được dùng để đánh lạc hướng và giúp akidoka giành thế chủ động trong trận đánh.

Bạn cần trang bị những gì khi luyện tập?

Trang phục và dụng cụ là những thứ không thể thiếu khi tập bất kỳ môn võ nào. Đồng phục Aikido (dogi hoặc keikogi) có tay áo và ống quần hơi ngắn, cho phép người tập di chuyển cũng như thực hiện các động tác bắt và quật đối thủ một cách dễ dàng. Bạn đôi khi cũng có thể mặc đồng phục của những môn võ khác khi tập aikido, nhưng bạn tốt nhất vẫn nên mặc những bộ đồng phục dành riêng vì những tính chất đặc biệt của chúng. Ngoài ra, một loại trang phục khác có tên là hakama cũng có thể được mặc khi tập aikido. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể mặc hakama. Loại trang phục này chỉ dành cho những aikidokan đai đen.

Hướng dẫn tập luyện aikido

Ba loại vũ khí là kiếm gỗ, gậy gỗ và dao ngắn có thể được sử dụng

Bên cạnh trang phục, bạn có thể cần chuẩn bị một số dụng cụ khi tập bao gồm: bokken (kiếm gỗ), jo (gậy gỗ) và tanto (dao ngắn). Đây là ba loại vũ khí cổ trong võ thuật của người Nhật. Nhiều người tin rằng, việc luyện tập mà không sử dụng vũ khí sẽ khiến các động tác và tư thế mà bạn thực hiện không được chính xác.

Đai và cấp bậc trong hiệp khí đạo

Người tập aikido có thể phân biệt cấp bậc với nhau dựa vào màu đai trên trang phục. Theo đó, người tập được chia làm 2 hạng là cấp (kyu) và đẳng (dan), tương ứng với hai màu đai là trắng và đen. Thông thường, võ aikido sẽ có 6 cấp và 3 đẳng. Dưới đây là những cấp bậc trong Aikido theo thứ tự từ sơ cấp để cao cấp:

  • Kyu thứ 6 (Rokukyu), đai trắng
  • Kyu thứ 5 (Gokyu), đai trắng
  • Kyu thứ 4 (Yonkyu), đai trắng
  • Kyu thứ 3 (Sankyu), đai trắng
  • Kyu thứ 2 (Nikyu), đai trắng
  • Đệ nhất Kyu (Ikkyu), đai trắng
  • Sơ đẳng (Shodan), đai đen
  • Nhị đẳng (Nidan), đai đen
  • Tam đẳng (Sandan), đai đen

Khác với các môn võ khác, môn võ này thiêng về phòng thủ và chế ngự sức mạnh của đối thủ bằng các chuyển động tinh tế, nhẹ nhàng. Không những vậy, môn võ này còn giúp cải thiện tính cách và nâng cao tinh thần của người tập. Aikido phù hợp với tất cả mọi người, từ người lớn đến trẻ em, từ nam giới đến phụ nữ. Nếu bạn đang tìm kiếm một môn võ để phòng thân, thì đây có thể là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Để tìm hiểu thêm về aikido cũng như các môn thể thao khác giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao tinh thần, bạn hãy tải ngay LEEP.APP về máy và cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

Nguồn tham khảo

The History of Aikido https://aikido.mit.edu/history-aikido Ngày truy cập: 29/12/ 2020

Aikido https://aaa-aikido.com/about-aikido/ Ngày truy cập: 29/12/ 2020

Uniform https://www.nuaikido.org/uniform/ Ngày truy cập: 29/12/ 2020

20 Plus Interesting and Fun Facts About Aikido https://www.activif.com/20-plus-interesting-and-fun-facts-about-aikido/ Ngày truy cập: 29/12/ 2020

An Original List of the Belts and Ranks in Aikido https://www.activif.com/an-original-list-of-the-belts-and-ranks-in-aikido/ Ngày truy cập: 29/12/ 2020