Hướng dẫn sử dụng thuốc ovac

Thuốc ovac 20mg được sử dụng thông dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nhưng nhiều người thì chưa rõ công dụng cũng như các dùng loại thuốc này. Cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc ovac 20mg trong bài viết sau đây.

Thuốc ovac 20mg là gì?

Thuốc Ovac 20mg có thành phần chủ yếu là hoạt chất Omeprazol 20mg tương đương pellets 8,5%. Đồng thời thuốc có chứa thêm các loại tá dược khác như Calci carbonat, Natri lauryl, Dinatri hydrogen orthophosphat, Đường, Talc, Natri methyl paraben, Titan dioxid,  Mannitol, Starch…

Thông thường thuốc được bào chế dưới dạng viên đóng gói trong hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên. Nhưng cũng có lúc thuốc được đóng thành dạng chai 20 viên, 100 viên tùy theo nhu cầu sử dụng của người bệnh.

Đây là sản phẩm thuốc của công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long chỉ được khuyên dùng trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Cơ chế tác dụng của thuốc Ovac

Thuốc ovac 20mg nằm trong nhóm thuốc kháng acid, chống trào người, chống viêm loét hiệu quả. Chính vì vậy thuốc có tác dụng điều trị một số bệnh lý như:

Cơ chế điều trị của thuốc chính là từ thành phần Omeprazol giúp ức chế sự bài tiết acid có trong dạ dày nhờ vào ức chế có hồi phục hệ enzym hydro – kali adenosin triphosphatase hay nói cách khác là bơm proton ở tế bào viền của dạ dày.  Do đó, thuốc có tác dụng kéo dài và nhanh chóng nhưng hồi phục được. Bên cạnh đó, Omeprazol không có tác dụng lên thụ thể acetylcholin hay thụ thể histamin.

Thành phần Omeprazol có trong thuốc hấp thụ qua ruột non sau thời gian từ 3 – 6 giờ sau khi uống. Khá dụng sinh học với khoảng 60%. Đạt tác dụng tối đa khi dùng thuốc 4 ngày. Và thức ăn sẽ không hề gây aanrh hưởng đến sự hấp thụ thuốc ở ruột.

Thông thường sự hấp thụ của hoạt chất omeprazol phụ thuộc vào liều uống. Ngoài ra thuốc cũng có thể tự làm tăng khả năng hấp thụ do ức chế dạ dày bài tiết acid. Thuốc ovac gắn phần nhiều vào protein huyết tương  [khoảng 95%] nhưng cũng được phân bố ở hầu hết các mô, điển hình là tế bào viền dạ dày. Khi uống một lần đầu tiên, thuốc sẽ có khả dụng sinh học từ khoảng 35%, sau đó tăng lên 60% trong lần uống tiếp theo. Mặc dù nửa đời thải trừ ngắn [40 phút] nhưng lại có tác dụng ức chế bài tiết acid kéo dài, do đó có thể chỉ cần uống 1 lần.

Hoạt chất omeprazol có trong thuốc ovac hầu như được chuyển hóa tại gan và đào thải nhanh chóng qua đường nước tiểu [80%] và ra ngoài theo phân [20%]. Tác dụng ức chế các enzym của cytochrom P450 ở tế bào gan làm thuốc có tương tác với nhiều loại thuốc khác tuy nhiên khi chuyển hóa đều không có hoạt tính.

Tìm hiểu: Viêm thực quản trào ngược độ a là gì? Dấu hiệu và thuốc chữa

Hướng dẫn dùng thuốc Ovac 20 uống trước hay sau ăn

Tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh và từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định dùng thuốc Ovac 20mg theo liều dùng khác nhau.

  • Chữa trị bệnh trào ngược dạ dày, viêm thực quản: Ngày dùng 20 – 40mg. Duy trì khoảng 4 – 8 tuần sau đó có thể giảm liều dùng xuống còn 20mg [1 viên] /ngày.
  • Điều trị viêm loét dạ dày: 20mg [1 viên]/ngày [bệnh nặng dùng 40mg] trong khoảng 4 tuần đối với bệnh loét tá tràng, trong 8 tuần nếu loét dạ dày. Tuy nhiên không nên dùng thuốc Ovac kéo dài quá thời gian này.
  • Chữa trị hội chứng Zollinger Ellison: 60mg/ ngày 1 lần [3 viên/ lần]. Nếu dùng liều cao 80mg thì chia làm 2 lần mỗi ngày [ 2 viên/ 2 lần]. Không được dừng thuốc đột ngột.

Đối với trẻ em, chưa có nghiên cứu vào quyết định được liều dùng. Do đó, bạn không nên dùng thuốc thuốc này cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để liền sẹo lâu dài và tránh tái phát người bệnh cần phải tiêu diệt hết vi khuẩn Hp và ngừng sử dụng thuốc chống viêm không steroid.

Đặc biệt khi dùng thuốc ovac, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trong thuốc, tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và liệu trình dùng thuốc. Hỏi ý kiến bác sĩ khi có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc dùng thuốc trong quá trình chữa bệnh.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ thường được tìm thấy của thuốc như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.

Một số tác dụng phụ ít gặp khác như rối loạn cảm giác, chóng mặt, mất ngủ, nổi mề đay, ngứa, phát ban, tăng tạm thời transaminase.

Ngoài ra người bệnh cũng cần cẩn trọng với một số trường hợp có thể xuất hiện tác dụng phụ hiếm gặp, cụ thể:

  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tế bào máu, ngoại biên.
  • Lú lẫn có thể hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi, rối loạn thính giác với người bị bệnh nặng.
  • Nhiều mồ hôi, khô miệng, phù ngoại biên, sốt, phản vệ.
  • Viêm gan vàng da, bệnh não ở người suy gan.
  • Viêm dạ dày, nhiễm vi khuẩn nấm Candida.
  • Co thắt phế quản.
  • Đau khớp, đau cơ.
  • Viêm thận kẽ.

Lưu ý khi dùng thuốc Ovac 20mg

Chính vì thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu.
  • Hết sức cẩn trọng khi dùng cho trẻ em nhỏ tuổi và người cao tuổi. Hai đối tượng này rất nhạy cảm với thành phần của thuốc.
  • Cần loại bỏ khả năng bị u ác tính trước khi cho người bệnh viêm loét dạ dày dùng thuốc ovac. Vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng bệnh gây chẩn đoán muộn màng rất nguy hiểm.
  • Không sử dụng thuốc khi có dị ứng với ovac hay bất kì thành phần nào trong thuốc.
  • Người bệnh giai đoạn nặng, cần được tiêm thuốc vào tĩnh mạch với tốc độ khoảng 4ml/phút.
  • Thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc dùng cùng với thức ăn hoặc rượu vì có thể gây ra tương tác nhất định.
  • Cần báo ngay với bác sĩ nếu bạn gặp phải các tình trạng bệnh khác vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và độ ẩm quá cao. Tuyệt đối không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn tủ đá. Mỗi loại thuốc chữa bệnh đều có một phương pháp bảo quản khác nhau. Do đó, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để bảo quản thuốc được tốt nhất. Giữ thuốc ở xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Như vậy, những thông tin về thuốc Ovac 20mg trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức dùng thuốc khi chữa trị các bệnh đường tiêu hóa, bệnh dạ dày tá tràng. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

SocialForestry.org.vn được biết đến là cổng điện tử cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan tới sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung và các bệnh về dạ dày nói riêng. Chúng tôi luôn tập chung để xây dựng và phát triển website với hệ thống nội dung đầy đủ và chính xác, nhằm cung cấp các lý thuyết và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị sức khỏe cho các độc giả một cách tốt nhất.

Omeprazol pellet  ……………………….  230 mg [tương đương omeprazol     ……………………   20 mg].

Tá dược vừa đủ  …………………………..…     1 viên.

[Tá dược gồm: nang rỗng số 2].

Chỉ định

Trào ngược dịch dạ dày - thực quản.

Loét dạ dày - tá tràng.

Hội chứng Zollinger - Ellison.

Cách dùng và liều dùng

Ðể có thể liền sẹo lâu dài và tránh loét tái phát, cần phải loại trừ hoàn toàn H. pylori và giảm hoặc ngừng dùng thuốc chống viêm không steroid.

Ðiều trị chứng viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản: Uống 1 - 2 viên, 1 lần/ngày, trong thời gian từ 4 đến 8 tuần; sau đó có thể điều trị duy trì với liều 1 viên/lần/ngày.

Ðiều trị loét: Uống 1 viên,1 lần/ngày [trường hợp nặng có thể dùng 40 mg] trong 4 tuần nếu là loét tá tràng, trong 8 tuần nếu là loét dạ dày.

Nếu dùng liều cao thì không được ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm dần.

Ðiều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 3 viên, 1 lần/ngày; nếu dùng liều cao hơn 4 viên thì chia ra 2 lần/ngày. Liều lượng cần được tính theo từng trường hợp cụ thể và trị liệu có thể kéo dài tùy theo yêu cầu lâm sàng. Không được ngừng thuốc đột ngột.

Hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Chống chỉ định

Quá mẫn với omeprazol hoặc các thành phần khác của thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc

Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính [thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán].

Người mang thai: Tuy trên thực nghiệm không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc với bào thai, nhưng không nên dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Người nuôi con bú: Không nên dùng omeprazol ở người cho con bú. Cho đến nay, chưa tài liệu nghiên cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Chưa có thông tin.

Tương tác thuốc

Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng thức ăn, rượu, amoxycilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hay theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay metoclopramid.

Omeprazol có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu.

Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.

Omeprazol ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40 mg/ngày omeprazol ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazol 20mg/ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazol ức chế chuyển hóa warfarin, nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.

Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.

Omeprazol làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.

Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt. Buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.

Ít gặp: Mất ngủ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, mệt mỏi. Nổi mày đay, ngứa, nổi ban. Tăng tạm thời transaminase.

Hiếm gặp: Ðổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ. Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, ngoại biên, mất bạch cầu hạt. Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác. Vú to ở đàn ông. Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng. Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan. Co thắt phế quản. Ðau khớp, đau cơ. Viêm thận kẽ.      

Cách xử trí: Phải ngừng thuốc khi có biểu hiện tác dụng không mong muốn nặng.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Dược lực học

Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym hydro - kali adenosin triphosphatase [còn gọi là bơm proton] ở tế bào viền của dạ dày. Tác dụng nhanh, kéo dài nhưng hồi phục được. Omeprazol không có tác dụng lên thụ thể [receptor] acetylcholin hay thụ thể histamin. Ðạt tác dụng tối đa sau khi uống thuốc 4 ngày.

Dược động học

Omeprazol được hấp thu hoàn toàn ở ruột non sau khi uống từ 3 đến 6 giờ. Khả dụng sinh học khoảng 60%. Thức ăn không ảnh hưởng lên sự hấp thu thuốc ở ruột.

Sự hấp thu omeprazol phụ thuộc vào liều uống. Thuốc có thể tự làm tăng hấp thu và khả dụng sinh học của nó do ức chế dạ dày bài tiết acid. Thuốc gắn nhiều vào protein huyết tương [khoảng 95%] và được phân bố ở các mô, đặc biệt là ở tế bào viền của dạ dày. Khả dụng sinh học của liều uống một lần đầu tiên là khoảng 35%, nhưng sẽ tăng lên khoảng 60% khi uống tiếp theo mỗi ngày một liều. Tuy nửa đời thải trừ ngắn [khoảng 40 phút], nhưng tác dụng ức chế bài tiết acid lại kéo dài, nên có thể dùng mỗi ngày chỉ 1 lần.

Omeprazol hầu như được chuyển hóa hoàn toàn tại gan, đào thải nhanh chóng, chủ yếu qua nước tiểu [80%], phần còn lại theo phân. Các chất chuyển hóa đều không có hoạt tính, nhưng lại tương tác với nhiều thuốc khác do tác dụng ức chế các enzym của cytochrom P450 của tế bào gan.

Dược động học của thuốc không bị thay đổi có ý nghĩa ở người cao tuổi hay người bệnh bị suy chức năng thận. Ở người bị suy chức năng gan, thì khả dụng sinh học của thuốc tăng và độ thanh thải thuốc giảm, nhưng không có tích tụ thuốc và các chất chuyển hóa của thuốc trong cơ thể.

Quá liều và cách xử trí

Triệu chứng quá liều: Liều uống một lần tới 160 mg trong thời gian 3 ngày vẫn được dung nạp tốt.

Cách xử trí: Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi uống quá liều, chỉ điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Bảo quản

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.

THUỐC NÀY CHỈ DÙNG THEO ĐƠN CỦA BÁC SỸ.

NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN, XIN HỎI Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ.

THÔNG BÁO CHO BÁC SỸ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI KHI SỬ DỤNG THUỐC.

Video liên quan

Chủ Đề