Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân Informational

Vừa nhận lương mà ví vơi một nửa. Chưa cuối tháng mà đã gật gấu vá vai. Tại sao bạn lại rơi vào tình trạng này? Là vì bạn không có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Do đó bạn không quản lý được tiền ra, tiền vào, chi tiêu vượt quá thu nhập. Bài viết này ESA sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là gì và cách sử dụng, khai thác kỹ năng đó.

Quản lý tài chính cá nhân bằng phương pháp 6 chiếc hũ

Hiện tại chưa có định nghĩa nhất quán về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Bạn có thể hiểu kỹ năng là khả năng sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự sáng tạo, quyết đoán,… để giải quyết tốt vấn đề. Vấn đề này có thể thuộc lĩnh vực chuyên môn hoặc liên quan đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Tài chính bao gồm tiền tệ, phương thức thanh toán, phương thức cất giữ. Tài chính phản ảnh các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các cá nhân, tổ chức.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân còn có nhiều tên gọi khác là kỹ năng quản lý tiền bạc hoặc kỹ năng quản lý chi tiêu. Kỹ năng tài chính cá nhân là khả năng bạn sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi,… để xây dựng kế hoạch, quản lý, điều chỉnh các quỹ tài chính để chúng ta và gia đình của chúng vừa thỏa mãn nhu cầu sống, nhu cầu giải trí, nhu cầu giáo dục mà vẫn có nguồn tiền dự trữ.

Tại sao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân quan trọng với chúng ta

Đầu tiên, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân giúp chúng ta không rơi vào vòng xoáy tiền bạc. Chúng ta không bị túng thiếu khi gần hết tháng, đầu tháng no cuối tháng đói. Chúng ta không cần phụ thuộc vào thẻ tín dụng, nợ tháng này gối nợ tháng sau.

Tình trạng chắp vá rất nguy hiểm. Về lâu dài sẽ khiến bản thân stress, buồn bực, lo lắng, mệt mỏi. Và khi không thỏa mái đầu óc thì làm việc gì cũng không hiệu quả, sức khỏe giảm sút. Hậu quả là thu nhập hàng tháng bị tụt giảm. Như vậy stress sẽ nối tiếp stress, như một vòng tuần hoàn lẩn quẩn. Nguy hiểm nhất là khi ốm đau cần điều trị hoặc là khi có cơ hội đầu tư, chúng ta không có tiền dự trữ. Lúc này bản thân sẽ vô cùng bất lực, không còn là stress nữa mà là khủng hoảng. Chúng ta không chỉ làm ảnh hưởng đến người khác mà còn đánh mất cơ hội của bản thân.

Vui lòng đăng ký thêm gia workshop làm chủ kỹ năng quản lý tài chính cá nhân với thầy Guilhem Cavaillé tại form này.

Các nguyên tắc của kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

1. Nắm rõ con số ở các tài khoản

Một công dân ở đất nước chúng ta thường cất giữ tiền bằng các hình thức sau: tiền mặt, sổ tiết kiệm, ATM, vàng, đất. Một số người có tài sản là cổ phiếu, trái phiếu, tiền ảo,… Vì phân bổ tiền ở nhiều nơi nên nhiều người thường không nắm được tài sản của mình chính xác là bao nhiêu, dẫn đến việc tiêu xài quá tay. Mức chi tiêu cao hơn mức thu nhập.

Gợi ý cách quản lý tài sản:

Để nắm rõ tài sản của mình là bao nhiêu, được dự trữ ở đâu, các bạn cần có một file excel thống kê. Bảng đầu tiên sẽ là các tài sản hiện vật cố định, nếu không phải việc cực kỳ, cực kỳ cấp thiết sẽ không dùng tới. Ví dụ như bất động sản, vàng, bạc, đá quý,… Bảng thứ 2 là các tài sản tích lũy để đầu tư, để mua các tài sản hiện vật cố định. Ví dụ như sổ tiết kiệm. Bảng thứ 3 là các tài sản hiện vật có giá trị lớn có thể giao dịch thành tiền mặt. Ví dụ như xe cộ, máy tính, máy ảnh, điện thoại,…Bảng 4 là các nguồn thu nhập hàng tháng từ các nguồn khác nhau. Hàng tuần, hàng tháng, bạn phải cập nhật thông tin vào bảng để tránh quên, bỏ xót thông tin.

Lập bảng biểu để thống kế tài sản cá nhân

2. Có kế hoạch rõ ràng

Để dòng tiền lưu thông trôi chảy, hợp lý. Bạn cần lên kế hoạch tài chính rõ ràng cho tháng và cho năm. Bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể. Ví dụ như mục tiêu thu nhập hàng tháng thế nào, muốn mua gì, muốn đầu tư hạng mục gì,… Sau đó áp dụng “nguyên tắc 6 chiếc hũ” để tính toán xem đã trùng khớp chưa, cần tăng thu nhập lên bao nhiêu, cần cắt giảm cái gì,…

Note: Nguyên tắc 6 chiếc hũ là bí quyết quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker chia sẻ. Ông hướng dẫn mọi người cách phân bổ thu nhập hàng tháng.

Nguyễn tắc 6 chiếc hũ:

  • Hũ số 1: 55% thu nhập/ tháng. Tiền trong hũ này dùng để phục vụ các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh,…
  • Hũ số 2: 10% thu nhập/ tháng. Tiền trong hũ số 2 sẽ đem đi gửi tiết kiệm ngân hàng để mua bán các tài sản hiện hữu cố định, tích lũy lâu dài.
  • Hũ số 3: 10% thu nhập/ tháng. Để thăng chức, kiếm được nhiều tiền hơn thì không thể không trau dồi kiến thức. Hãy dùng tiền trong hũ số 3 để mua sách, mua các khóa học, tham gia các workshop để gặp gỡ chuyên gia, đồng nghiệp mở rộng mối quan hệ, chia sẻ kinh nghiệm.
  • Hũ số 4: 10% thu nhập/ tháng. Đây là chiếc hũ hấp dấn nhất, ma lực nhất. Bởi vì bạn sẽ dùng số tiền trong hũ này để hưởng thụ: đi du lịch, mua sắm,… Quỹ này cần được tiêu hết. Bởi nó giúp giải tỏa stress, cân bằng cả thể xác lẫn cảm xúc. Nhờ có hũ số 4 bạn yêu đời hơn, có động lực hơn.
  • Hũ số 5: 10% thu nhập/ tháng. Đây là quỹ đầu tư của bạn. Đầu tư sẽ có 3 trường hợp xây ra, gồm lỗ, lãi, hòa vốn. Với mức đầu tư trên dù lỗ cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
  • Hũ số 6: 5% thu nhập/ tháng. Ở đời là phải biết giúp đỡ nhau, chia sẻ. ESA chắc chắn mỗi khi bạn giúp đỡ ai đó, bạn sẽ thấy vui vẻ hơn và gặp nhiều may mắn hơn. Quỹ này có thể giảm xuống một chút bổ sung cho hũ số 1.

3. Có ghi chép, thống kê

Mỗi khi phát sinh bất kỳ khoản gì bạn đều phải chi chép lại. Khoản phát sinh của hũ nào thì ghi vào hũ đấy, không nên ghi chung sẽ bị lẫn lộn. Việc ghi chép này để cuối tháng chúng ta nhìn lại, xem xét điều chỉnh cho tháng tiếp theo.

Áp dụng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày ESA bật mí trong bài viết, chắc chắn tài khoản của bạn sẽ luôn đầy ăm ắp. Bạn có thể làm chủ mọi vấn đề trong cuộc sống của mình. Chúc bạn thành công!

Chủ Đề