Hướng dẫn lập kế hoạch học tập

Trong quá trình học tập, việc lập bảng kế hoạch là vô cùng cần thiết, giúp bạn xác định rõ các mục tiêu trong học tập sắp tới, các việc cần chuẩn bị và cần thực hiện. Việc học tập, đào tạo càng có lộ trình rõ ràng thì kết quả mang lại càng cao. Vậy việc xây dựng bảng kế hoạch học tập như thế nào mới mang lại hiệu quả?

Học là nhiệm vụ sẽ gắn bó với bạn cả đời, chứ không chỉ xuất hiện trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Với sinh viên Đại học Công nghiệp Vinh, việc học của bạn gắn liền với trường lớp.

Nếu muốn quá trình học tập của mình mang đến hiệu quả, bạn cần lập kế hoạch học tập cá nhân cụ thể và khoa học. Công đoạn này đôi khi tưởng dễ mà khó, có lúc tưởng phức tạp nhưng hóa ra cũng đơn giản nếu bạn nắm rõ cách làm. Vì thế, nếu đang băn khoăn không biết phải làm gì để bắt đầu “Personal Learning Plan” của bản thân, những thông tin được đề cập bên dưới sẽ vô cùng hữu ích với bạn.

1. Ý nghĩa của việc xây dựng bảng kế hoạch học tập cá nhân?

* Xác định được mục tiêu và phương thức thực hiện

Việc liệt kê các công việc học tập cần đạt sẽ giúp cho quá trình đi đến đích diễn ra dễ dàng hơn. Bạn phải xác định mình đang đứng ở đâu và làm những gì để đạt được kết quả.

* Giúp bạn gắn những bước cần làm với thời gian xác định

Bạn cần phân bổ thời gian để hoàn thành các mục tiêu một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe và công việc cá nhân. Vì vậy bảng kế hoạch học tập sẽ tránh tình trạng chồng chéo giữa các mục tiêu cần thực hiện.

Với một bản kế hoạch cụ thể, bạn biết mình đang hướng đến mục tiêu nào và cần những gì để đạt được mục tiêu đó. Bạn phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, các “nguồn lực” hiện tại của bản thân để đánh giá đúng tiềm năng học tập của mình. Đồng thời, bạn dễ dàng sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả – một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người trẻ trong thời đại cạnh tranh hiện nay

* Dễ dàng theo dõi, kiểm tra và đánh giá quá trình học tập

Nếu có bảng kế hoạch học tập cụ thể bạn dễ dàng kiểm tra được tiến độ cả quá trình thực hiện, giúp tạo động lực để bạn thực hiện các bước tiếp theo.

Không chỉ vậy, bản kế hoạch học tập cũng truyền cảm hứng, mang đến động lực và thúc đẩy tính tự giác trong bạn. Khi bỗng dưng cảm thấy lười biếng, hãy thử lôi kế hoạch học tập của mình ra, đọc đi đọc lại vài lần, biết đâu bạn sẽ ngay lập tức ngồi vào bàn học ngay đấy

2. Các bước thực hiện một bảng kế hoạch học tập hiệu quả

Làm việc gì cũng cần quy trình. Ngay cả việc lập kế hoạch học tập cá nhân cũng vậy. Để có được một “Personal Learning Plan” chỉn chu và hiệu quả nhất, bạn nên xây dựng nó tuần tự theo những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Đây là bước bạn cần nhìn lại tiềm năng của bản thân và đặt ra cho nó những mục tiêu cụ thể. Vì vậy, ở bước này, bạn cần thực hiện một số công việc như:

• Phân tích năng lực cá nhân:

Trước hết, bạn cần tự đánh giá khả năng học tập của bản thân mình thông qua từng môn học, từng kỹ năng, sau đó thiết lập mục tiêu cụ thể, phù hợp nhất.

Bạn cần phân tích khả năng của mình một cách kỹ lưỡng

• Phân tích hành vi, thói quen học tập và thời gian thực hiện

Sau khi đã xác định được khả năng học tập của mình, bạn cần tiếp tục phân tích các thói quen, thời gian dành cho các công việc khác như thế nào? Bạn có thể học nhiều môn cùng lúc hay chỉ tập trung mỗi lần một chủ đề? Học vào buổi tối hay buổi sáng?...Việc phân tích càng cụ thể, hiệu quả mang lại càng cao.

Bạn cần xem lại thời gian, lịch học của bản thân

Bước 2: Bắt đầu xây dựng bảng kế hoạch học tập cụ thể

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết như trên, bạn cần thiết kế một bản kế hoạch học tập cá nhân. Về template lẫn những thành phần của bản kế hoạch này, mỗi người đều có ý tưởng khác nhau. Hơn nữa, kế hoạch học tập trong 1 năm, 1 quý, 1 tháng hay 1 tuần cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên nhìn chung, một bản kế hoạch hiệu quả sẽ bao gồm:

✤ Tên kỹ năng/môn học.

✤ Mục tiêu của bạn.

✤ Thời gian hoàn thành mục tiêu.

✤ Các nhiệm vụ nhỏ cần thực hiện để đạt được mục tiêu, kèm theo thời gian [địa điểm, sách, tài liệu…] của nhiệm vụ này.

✤ Ghi chú.

Một tip nhỏ dành cho các bạn là nền thiết kế bảng kế hoạch cá nhân thật bắt mắt và thu hút, trang trí tùy theo sở thích của mình để tạo động lực và truyền cảm hứng học tập nhiều hơn. Đối với những bạn đề cao sự tối giản có thể tham khảo cách thiết kế gọn gàng, dễ hiểu. Nếu việc sắp xếp bố cục quá khó khăn bạn có thể tìm kiếm các mẫu tham khảo trên internet, sẽ có rất nhiều template khác nhau, chắc chắn sẽ phù hợp với bạn.

Bước 3: Thực hiện, theo dõi và chỉnh sửa

Sau khi đã có bảng kế hoạch tỷ mỷ, bạn chỉ cần bám sát theo bảng kế hoạch đã đề ra. Trong thời gian thực hiện nếu có nhiệm vụ nào chưa khả thi hoặc có những nội dung cần thay đổi với tình hình thực tế thì bạn nên linh động điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, tránh các trường hợp thay đổi vì sự lười biếng của bản thân hoặc những tác động không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học tập cũng như các kết quả đã đạt được so với lúc ban đầu và so với chỉ tiêu đề ra. Việc vừa thực hiện vừa đánh giá sẽ giúp bạn rút ra sự điều chỉnh phù hợp và theo hướng hiệu quả hơn.

3. Những điều bạn nên nhớ khi thực hiện bảng kế hoạch học tập

* Luôn duy trì trách nhiệm của bản thân với những gì đã đề ra

Khi đã tạo ra một bảng kế hoạch học tập và thiết lập mục tiêu bạn nên bám sát và thực hiện tốt những nhiệm vụ đó và luôn theo dõi kết quả đạt được.

* Cần có quyết tâm cao

Đây là yếu tố quan trọng nhất và mang tính chất quyết định sự thành công với bảng kế hoạch học mà bạn đã vạch ra hay không. Sự quyết tâm và tạo động lực cho chính bản thân sẽ giúp bạn đạt được kết quả đề ra.

* Dành thời gian giải tỏa đầu óc

Bên cạnh việc tuân thủ bảng kế hoạch học tập, hãy luôn nhớ thường xuyên nghỉ giải lao để thư giãn đầu óc. Đồng thời có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp để đảm bảo được sức khỏe và trí óc. Điều này sẽ giúp não của bạn luôn thoải mái và không cảm thấy quá tải dẫn đến stress.

* Sắp xếp thời gian cho các hoạt động khác ngoài học tập

Việc cân bằng được các hoạt động cá nhân và việc học tập không để chúng bị chen lẫn vào nhau, sẽ giúp bạn dễ tiếp thu hơn kiến thức trong thời gian học. Bạn nên lên một lịch học gói gọn trong một tuần, đừng làm quá dài nó sẽ khiến bạn cảm thấy ngán ngẩm và chán.

Như vậy, lập kế hoạch học tập cá nhân sẽ làm tốn của bạn kha khá thời gian để phân tích, đề ra mục tiêu, xây dựng các đầu mục công việc. Tuy nhiên bù lại, bạn sẽ có một kế hoạch “dẫn đường” để đến gần hơn những kết quả mà bản thân vẫn hằng mong đợi. Nó cũng sẽ tạo thành những thói quen tốt sau này, khi bạn đã là người đi làm. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng tạo ra một bản kế hoạch học tập của riêng mình. Chúc bạn thành công và hoàn thành tốt mục tiêu của mình nhé!

Học tập là một kế hoạch xuyên suốt và yêu cầu quá trình thực hiện phải nghiêm túc và bài bản. Chính vì vậy lên kế hoạch là một trong những kỹ năng cần thiết để có thể học tập hiệu quả nhất. Thấu hiểu tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn đọc 5 Bước lên kế hoạch học tập vô cùng hữu ích. 

Các bước lên kế hoạch học tập hữu ích

Kế hoạch học tập được hiểu là việc bạn tự đề ra cho mình những phương pháp, hình thức học tập khác nhau để có thể phân bổ thời gian hợp lý nhằm học tốt các môn học một cách hiệu quả.

Lên kế hoạch để học tập hiệu quả

Để có thể lên kế hoạch hoàn hảo nhất, bạn có thể tham khảo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn phương pháp học phù hợp

Với mỗi một môn học sẽ yêu cầu những cách thức tiếp cận khác nhau. Chính vì vậy việc lựa chọn phương pháp học tập sẽ giúp bạn có thể tiếp thu các kiến thức một cách dễ dàng. Ví dụ:

- Nếu bạn là một người học vật lý, bạn sẽ thích sử dụng cơ thể của mình, chạm vào mọi thứ bằng tay và tập trung vào cảm giác bạn có được khi làm bất cứ điều gì bạn đang cố gắng học.

- Nếu bạn là một người Logic, bạn có thể học tập bằng cách sắp xếp mọi thứ theo một trình tự Logic nhất định.

Bước 2: Đặt mục tiêu học tập thực tế

Việc đặt mục tiêu sẽ tạo ra động lực học tập cho bạn mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên đặt mục tiêu phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của bản thân, không đặt mục tiêu mơ hồ, không thực tế. 

Chọn mục tiêu rất đơn giản. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu viết 50 trang cho bài luận án của mình, tham gia 2 lớp học kỹ năng trong 3 tháng tới và hoàn thành xuất sắc một kỳ thực tập kéo dài 6 tháng.

Xác định mục tiêu học tập

Bước 3: Biến thời gian học tập thành một phần trong thời quen hàng ngày

Bạn có tin không, nếu bạn coi việc học tập là một trong những thói quen hằng ngày thì bạn sẽ cảm thấy yêu thích nó hơn và sẽ cố gắng hoàn thành nó mỗi ngày. Hãy dành những khoảng thời gian nhất định trong một ngày để có thể hoàn thành những mục tiêu nhỏ hơn. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể cảm thấy quá trình học tập của mình vô cùng nhẹ nhàng và không hề bị cản trở bởi bất cứ một nguyên nhân khách quan nào khác. 

Bước 4: Tạo không gian học tập phù hợp

Không gian học tập quyết định rất lớn đến kết quả học tập. Hãy thử tưởng xem, nếu bạn học tập trong một môi trường nhiều tiếng ồn thì liệu bạn có thể tiếp thu được đầy đủ kiến thức không ? Chính vì thế, hãy lựa chọn cho mình một không gian học tập yên tĩnh cùng với sự gọn gàng, ngăn nắp và được trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết phục vụ cho quá trình học tập như: máy tính, sách vở, giấy bút….

Bước 5: Ghi chép kiến thức

Dù là học tập hay làm việc thì ghi chép cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng. Việc bạn ghi chép như thế nào có quyết định và phụ thuộc rất lớn đến việc học. Tuy nhiên bạn nên lưu ý một điều rằng, đừng ghi chép tất cả mọi thứ bởi nó nó sẽ rất lãng phí thời gian vào những thông tin không thật sự cần thiết. Chính vì vậy, hãy ghi chép một cách có chọn lọc để có thể học tập hiệu quả nhất. 

>> Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho nhân viên văn phòng
>> 7 kỹ năng cần chú ý trong đào tạo leadership

Lên kế hoạch giúp quản lý thời gian hiệu quả

Ý nghĩa của việc lên kế hoạch học tập

- Quản lý thời gian hiệu quả: Khi nói đến sự thành công trong quá trình học tập của học sinh, điều quan trọng là họ biết sử dụng thời gian hiệu quả và tuân thủ một cách nghiêm túc về thời gian biểu học tập. Một kế hoạch học tập cung cấp cho bạn thời gian để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Chính vì thế, khi có một nhân tố bất ngờ xuất hiện làm cản trở quá trình học tập cũng không thể làm khó được bạn bởi bạn đã dự trù được khoảng thời gian có thể bị ảnh hưởng trong quá trình học tập của mình. 

- Hạn chế căng thẳng trong quá trình học tập: Một kế hoạch học tập cũng giúp giảm căng thẳng. Đa số học sinh có lỗi khi đợi đến phút cuối cùng để bắt đầu nhồi nhét cho một kỳ thi. Tuy nhiên, việc nhồi nhét sẽ làm tăng thêm áp lực và căng thẳng, điều mà bạn có thể tránh được nếu bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi sớm. Với một kế hoạch học tập, bạn có thể dễ dàng tiếp thu từng phần tài liệu học tập của mình khi bạn có nhiều thời gian.

- Bạn có nhiều khả năng thành công hơn: Bạn có thể vận dụng những kỹ năng lập kế hoạch khác nhau trong suốt quá trình học tập như: kỹ năng ghi chép, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tập trung để học tập hiệu quả. Đây chính là những kỹ năng và nền tảng cần thiết để bạn có thể tự tin thể hiện mình ở những công việc mới trong tương lai. 

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu 5 bước lên kế hoạch học tập vô cùng hữu ích. Để lên được một bản kế hoạch học tập hoàn thiện ngoài những kiến thức cơ bản thì bạn cần có những kỹ năng mềm áp dụng vào đó, nến bạn đang có nhu cầu nâng cao những kỹ năng mềm hãy tham khảo ngay những khoá học phát triển bản thân của chúng tôi đang được rất nhiều người quan tâm bạn nhé.

Chúc các bạn thành công!


Tags: Kỹ năng học tập Kỹ năng lập kế hoạch Thay đổi bản thân

Video liên quan

Chủ Đề