Hướng dẫn làm video time lapse Informational năm 2024

Time-lapse là một dạng stop-motion [chụp liên tục nhiều tấm ảnh và ghép thành video] nhưng đặc biệt hơn là nó được tua nhanh thời gian thực trong khi stop-motion vẫn diễn ra với tốc độ bình thường.

Đó giờ mình biết cái GoPro Hero + của mình có chế độ quay phim time lapse mà mỗi lần mình dùng chế độ này thì nó toàn chụp ra 1 đống hình, chứ không có 1 cái clip nào cả. Sau này, mình tự tìm hiểu mới biết rằng các dòng máy như GoPro Hero, GoPro Hero + [bản có và không có màn hình LCD] chỉ có chế độ chụp hình time lapse. Sau đó dùng chương trình GoPro Studio [download miễn phí từ trang chủ GoPro] ghép từng bức ảnh riêng rẽ kia lại làm thành 1 đoạn video. Chương trình làm tự động hết mình chỉ việc add hình vô cho nó làm thôi. Trong video này mình quên nhắc đến việc chỉ có GoPro Hero + mới cho chỉnh interval time, còn GoPro Hero entry level [bản GoPro Hero thấp nhất] thì chỉ có 1 chế độ interval time duy nhất là 0,5 giây. Dưới đây là video hướng dẫn:

Trước sự hấp dẫn không thể cưỡng lại của những đoạn video time- lapse, trong khuôn khổ bài viết của ngày hôm nay, Bình Minh Digital xin chia sẽ với bạn đọc những kinh nghiệm để có thể tự làm cho mình một đoạn video time- lapse ấn tượng. Cùng tìm hiểu kỹ thuật chụp Time- lapse nhé!

.jpg]

Thiết bị cần có

1.Máy ảnh và ống kính: Bạn có thể sử dụng bất cứ máy ảnh nào từ những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp cho tới những chiếc máy ảnh du lịch có khả năng gắn được dây bấm mềm. Với thể loại time- lapse này, bạn có thể lựa chọn bất cứ ống kính nào tùy theo bố cục của khung hình để có thể tùy chỉnh theo ý muốn.

2.Chân máy ảnh: là thiết bị không thể thiếu trong suốt quá trình chụp, hãy cố gắng cố định chân máy để đảm bảo tính chuyên nghiệp cũng như dể dàng xử lý hậu kỳ ở giai đoạn cuối cùng.

3. Timer-remote: có tác dụng tạo ra các time interval [tạm gọi là những khoảng thời gian đều nhau] mà máy sẽ chụp ví dụ như sau mỗi 1 giây, 5 giây 5 phút, 10 phút máy ảnh sẽ chụp một tấm. Ngoài ra, timer remote còn có màn hình LCD giúp bạn tùy chọn được số lượng frame cần chụp và theo dõi quá trình chụp [đã chụp/còn bao nhiêu frame]. Một số máy ảnh cao cấp có tích hợp sẵn khả năng này. Đối với máy ảnh Sony E-mout bạn có thể cài app Time-lapse.

4.Dây bấm mềm [Wired remote]: trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng dây bấm mềm rồi khóa nút chụp để máy chụp liên tục nhằm hạn chế tối thiểu thời gian delay giữa các frame, giúp chuyển động giữa các frame mướt hơn.

5.Interval timer shooting: Đây là tính năng có sẵn trong một số dòng máy ảnh Nikon như D300, D300s, D7000... rất tiện lợi và gọn gàng.

Time-lapse là một thể loại nhiếp ảnh đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu và phổ biến, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và ít người biết đến. Vì vậy mình xin viết bài hướng dẫn này dành cho những bạn quan tâm tới thể loại nhiếp ảnh này mà vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu.

1. Time-lapse là gì?

Trước tiên mời các bạn xem thử đoạn time-lapse do mình làm.

[TIMELAPSE] Around Viet Nam On Two Wheels

[TIMELAPSE] Hanoi In My Eyes

Xem qua video chắc các bạn cũng có cái nhìn tổng quan nhất về time-lapse. Đây là kỹ thuật chụp "tua nhanh" thời gian từ vài chục tới hàng nghìn lần, từ đó tạo ra những hiệu ứng rất đặc biệt. Ngoài ra time-lapse còn giúp bạn tạo ra được những đoạn video với độ phân giải rất cao như 4K, 5K.

2. Nguyên tắc chụp time-lapse

Những video bạn xem hàng ngày thực chất là sự phát liên tiếp hàng loạt những khung hình, thông thường với tốc độ 24 khung hình mỗi giây trở lên. Time-lapse cũng dựa trên nguyên tắc đó, bạn chụp hàng loạt những bức hình sau đó ghép lại với nhau tạo thành một đoạn video.

Ví dụ nếu mỗi giây bạn chụp 1 khung hình, sau đó ghép lại thành video với tốc độ 30 khung hình/giây [fps] thì như thế bạn đã đẩy tốc độ video so với thực tế nhanh hơn 30 lần. Tương tự như vậy, nếu 2 giây bạn chụp 1 tấm thì tốc độ sẽ nhanh hơn 60 lần, còn nếu 1 phút 1 tấm thì tốc độ là 1800 lần... Tức là độ trễ giữa các bức ảnh bạn chụp sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ video tạo ra.

Thông thường video time-lapse khi ghép lại sẽ là 25fps hoặc 30fps.

Chính vì tính chất "tua nhanh" thời gian nên time-lapse thường được sử dụng để ghi lại quá trình rất lâu như công trường xây dựng, hoa nở... hoặc chụp những hoạt động thông thường để tăng sự "kịch tính".

3. Ưu điểm của time-lapse so với cách quay video thông thường

- Tạo ra video có độ phân giải rất cao 4K, 5K...

- Chất lượng video cũng cao hơn so với quay video.

- Tua nhanh chuyển động, tạo sự sôi động và kịch tính, tăng sự hấp dẫn cho đoạn video.

- Tận dụng khả năng phơi sáng của máy ảnh để tạo ra hiệu ứng mờ nhòe [blur] hoặc các vệt sáng vào ban đêm.

4. Cách chụp time-lapse

  1. Vật dụng cần thiết:

- Máy ảnh [DSLR, mirrorless, máy compact, điện thoại... đều được, miễn là có thể điều chỉnh được các thông số như tốc độ, khẩu độ, ISO, WB, lấy nét MF].

- Chân máy là vật không thể thiếu

- Dây bấm mềm có khả năng tự chụp theo 1 khoảng thời gian được cài đặt. Một số máy ảnh cao cấp có tích hợp sẵn khả năng này. Đối với máy ảnh Sony E-mout bạn có thể cài app Time-lapse, NexShop có gói phần mềm này, bạn có thể tham khảo tại đây.

- Cuối cùng là bạn cần hiểu những thông số cơ bản của nhiếp ảnh như tốc độ, khẩu độ, ISO, white balance...

  1. Cách set máy ảnh và chụp.

- Đưa máy ảnh về chế độ M, set các thông số tốc độ, khẩu độ, ISO, WB [cân bằng trắng] cho đúng ý đồ chụp và giữ các thông số đó cố định trong suốt thời gian chụp.

- Giữ máy cố định trên chân máy trong suốt quá trình chụp.

- Đưa máy về chế độ lấy nét bằng tay [MF].

- Set độ trễ giữa các khung hình [Interval time] trên dây bấm mềm hoặc trên trên máy [đối với máy cài app hoặc máy tích hợp sẵn], set số khung hình. Số khung hình cần chụp sẽ do bạn xác định trước, ví dụ bạn cần làm đoạn video 10 giây với thông số 30fps thì số khung hình bạn cần chụp là 300 hình.

Chú ý: thông số trên máy ảnh sẽ quyết định tính chất của đoạn video.

- Tốc độ thấp [ví dụ 1/30s] sẽ làm đoạn video có hiệu ứng blur, thấp hơn nữa [1-2s sẽ tạo thành những vệt sáng].

- Interval time sẽ ảnh hưởng tới tốc độ của đoạn video thành phẩm, tùy thuộc bạn muốn "tua nhanh" đoạn video lên bao nhiêu lần.

- ISO: cần để cố định, bạn có thể đẩy lên cao hơn so với bình thường cũng không ảnh hưởng quá nhiều.

- WB: không để auto WB vì có thể làm màu sắc giữa các bức hình khác nhau.

Tốc độ chụp phải nhanh hơn Interval time.

- Một số cách set tốc độ chụp và Interval time "kinh điển" nhất:

+ Chuyển động ban ngày: Interval time 1s, tốc độ chụp 1/100s hoặc 1/20s [để tạo hiệu ứng Blur]

+ Phơi đêm: Interval time 2s tốc độ 1,6s [tạo vệt sáng] hoặc interval time 1s tốc độ 0,5s [tạo Blur mạnh].

+ Thác nước: Interval 1s tốc 1/100s hoặc 0,5s [tạo Blur]

+ Mây trôi: Interval 3-5s tốc 1/60s

+ Hoa nở: Interval 3-5phút, tốc 1/60s

+Công trường đang thi công: interval time 5-10s, tốc 1/60s

5. Hậu kỳ

Sau khi đã có được đủ những khung hình cần thiết, việc cuối cùng bạn cần làm là ghép lại thành 1 đoạn video. Trước khi ghép bạn có thể chỉnh sửa hình bằng một số phần mềm như Photoshop, Lightroom... theo ý muốn, nhưng chú ý tất cả hình phải được chỉnh sửa theo cùng 1 thông số.

Bạn cần 1 phần mềm có khả năng biên tập video, mình hay dùng Adobe Premiere pro.

Đối với Adobe Premiere, các bạn import tất cả các frame hình đã chụp theo kiểu image sequence. Chọn Menu FILE – Import [Ctrl-I]: truy cập tới folder chứa sequence ảnh, chọn bất cứ ảnh nào và tick ô Numbered Stills, rồi nhấn Open. Sau đó, bạn có thể kéo clip vào Timeline để dựng [edit] được rồi.

Các bạn có thể cắt ghép video, chèn nhạc, hiệu ứng hình ảnh theo ý thích.

Cuối cùng là Export movie và thưởng thức.

6. Kết

Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản nhất về time-lapse, ngoài ra còn những kỹ thuật nâng cao khác như panning time-lapse, zooming time-lapse, hyper-lapse nhưng mình không thể đề cập hết trong khuôn khổ của bài viết. Các bạn có thể đặt câu hỏi vào trang fanpage của nexshop tại đây hoặc Facebook cá nhân của mình tại đây.

Chủ Đề