Hướng dẫn làm mạch đo nhiệt độ và khống chế

Mạch khống chế nhiệt độ relay chỉnh mức XH-W1209 12VDC là module cảm biến nhiệt độ relay có hiển thị LED 7 đoạn. Đặc biệt với cảm biến nhiệt độ relay này ta có thể cài đặt mức nhiệt độ [1 mức] hoặc khoảng nhiệt độ để kích relay. Nhờ tính năng hữu dụng này mà người dùng có thể dễ dàng sáng tạo nhiều ứng dụng thú vị như: Máy ấp trứng, cảnh báo nhiệt độ, làm mát tự động v.v…

Thông số kỹ thuật

  • Phạm vi nhiệt độ: -50°C ~ 110°C
  • Độ phân giải: 0,1°C trong khoảng -9.9°C ~ 99.9°C [hoặc 1°C trong phạm vi nhiệt độ khác]
  • Độ chính xác: 0.1°C
  • Thiết lập backlash: 0,1°C ~ 15°C
  • Tốc độ lấy mẫu: 0,5s
  • Nguồn cấp cho mạch: 12VDC.
  • Ngõ ra relay: 10A dạng tiếp điểm thường mở. [ giống công tắc].
  • Nhiệt độ an toàn: 0°C ~ 110°C
  • Nhiệt độ làm việc: -10°C ~ 60°C
  • Độ ẩm làm việc 20% ~ 85%
  • Static current: ≤ 35MA
  • Attract current: ≤ 60MA
  • Đầu dò cảm biến: NTC 10K 0,5% nhiệt điện trở
  • Kích thước: 48mm * 40mm ​

VIDEO MÔ TẢ

Hướng dẫn sử dụng

Từ màn hình chính, nhấn nhanh nút SET để chọn nhiệt độ cài đặt [mặc định là 50] → nhấn [+], [–] để thay đổi giá trị → nhấn SET để lưu giá trị và thoát ra. Để vào chế độ cài đặt, nhấn giữ nút SET khoảng 3s để vào cài đặt như bảng dưới.

Nhấn dấu [+] hoặc [–] để thay đổi chức năng [CODE] → Nhấn nút SET 1 lần để chọn chức năng đó → Sau đó nhấn [+] hoặc [–] để cài đặt giá trị → nhấn SET để quay lại. Sau khi cài đặt xong, nhấn giữ nút SET khoảng 3s, hoặc không có thao tác nào trong 10s để lưu và thoát ra.

CODE Chức năng Phạm vi cài đặt Mặc định P0 Làm nóng / Làm lạnh H/C C P1 Cài đặt độ trễ nhiệt độ 0.1°C ~30°C 2.0 P2 Giới hạn nhiệt độ trên Giới hạn nhiệt độ dưới ~ 110°C 110 P3 Giới hạn nhiệt độ dưới – 50°C ~ Giới hạn nhiệt độ trên -50 P4 Hiệu chỉnh lại nhiệt độ đo được – 7.0°C ~ 7.0°C 0.0 P5 Thời gian trễ bật/tắt relay 0-600 giây 00 P6 Không sử dụng P7 Cảnh báo nhiệt độ cao Tối đa 110°C 50.0 P8 Khôi phục cài đặt gốc H/C [H để ON / C để OFF] C

Khôi phục cài đặt gốc: ngoài chế độ P8 có thể nhấn đồng thời 2 nút “+” và “-” sau đó cấp nguồn cho mạch.

Các ký hiệu hiển thị trên module:

  • Hiển thị 888: Là do chưa kết nối cảm biến với module
  • Hiển thị HHH: Là nhiệt độ cao vượt phạm vi đo, module sẽ ngắt relay
  • Hiển thị LLL: Là nhiệt độ thấp hơn phạm vi đo, module sẽ ngắt relay

Hiển thị —: Để cảnh báo nhiệt độ cao module sẽ ngắt relay cho đến khi nhiệt độ xuống mức cài đặt sẽ hiển thị nhiệt độ bình thường

theo nhiệt độ tự động hay còn gọi là mạch cảm biến nhiệt độ. Các bạn có thể dùng nó dể chạy quạt làm mát cho CPU, làm mát cho dàn nóng máy lanh, làm mát cho máy biến áp, làm mát cho các sò công suất amply…. Hãy cùng Linh kiện điện tử 3M làm sản phẩm hữu ích này nhé.

Hướng dẫn mạch bật tắt thiết bị tự động theo nhiệt độ

Linh kiện cần thiết

  • 01 IC LM358
  • 01 Transtor C1815
  • 01 Tụ 47uF- 50V
  • 01 Relay 12V [ 5 chân ]
  • 01 Điode zener 3,9V
  • 01 Điode 4148
  • 01 Trở 39K
  • 01 Trở 10K
  • 01 Trở 2K2
  • 01 Biến trở 10K
  • 01 Socket 8 chân
  • 02 Domino 2 chân
  • 01 Led đơn màu
  • Phíp đồng đục lỗ

Hình ảnh linh kiện

Sơ đồ nguyên lý

Nguyên lý mạch hoạt động:

  • Diode 4148 có nhiệm vụ như một cảm biến nhiệt. Khi nhiệt độ của môi trường tăng lên thì điện trở của Diode 4148 sẽ giảm xuống, khi đó mức áp sẽ được gỡ về qua chân số 2 của IC LM358. Nhiệt độ chúng ta xét sẽ thông qua biến trở 10k. Diode zener 3,9V có tác dụng ghim áp, dù mức nguồn bên ngoài có thay đổi thì điện áp tại đây cũng không thay đổi tức là nhiệt độ chúng ta xét sẽ là cố định và ít bị dao động.
  • Khi nhiệt độ của bên ngoài thấp hơn nhiệt độ đang xét thì IC LM358 sẽ gỡ đến mức 0 tức là điện áp bằng 0-à Transistor C1815 sẽ không dẫn, Relay 12V sẽ không đóng.
  • Khi nhiệt độ tăng lên cao hơn nhiệt độ mà các bạn đang xét thì IC LM358 sẽ xuất ra mức 1-à Transistor C1815 sẽ dẫn, Relay 12V sẽ đóng-à Tải sẽ được cấp điện.

Hướng dẫn các bước làm mạch bất tắt thiết bị theo nhiệt độ

Bước 1: Gắn 2 Domino 2 chân, Relay 12V, Socket 8 chân vào mạch

Gắn Domino, Relay 12V, Socket

Bước 2: Gắn Diode zener 3,9V và trở 1K2 vào mạch

Gắn Diode zener 3,9V và trở 1K2 vào mạch

Chú ý:
  • Mũi tên màu vàng là Diode zenner
  • Mũi tên màu trắng là Điện trở 1K2

Bước 3: Gắn biến trở và Diode 4148 vào mạch

Bước 4: Gắn điên trở 10K và 39K vào mạch

Gắn điện trở 39K,10K vào mạch

Chú ý:

  • Mũi tên màu trắng là điện trở 39K
  • Mũi tên màu vàng là điện trở 10K

Bước 5: gắn Led và Transistor C1815 vào mạch

Chú ý:

  • Các bạn lắp đúng chiều của Transistor C1815 và Led vào mạch
  • Chân dương của Led [ chân dài hơn ] lắp về hướng Transistor C1815

Bước 6: Lắp tụ điện vào mạch

Lắp tụ điện vào mạch

Chú ý:

Chân âm của tụ [ đầu có đánh dấu vạch trắng ] lắp gần về phía Led

Mạch linh kiện hoàn chỉnh

Bước 7: Hàn chân linh kiện

Hàn chân linh kiện

Chú ý:

Các bạn nên hàn nhanh để tránh hỏng linh kiện nhé

Bước 8: Câu dây các chân linh kiện

Câu dây linh kiện

Chú ý:

  • Các bạn dựa theo sơ đồ nguyên lý và hình ảnh mình câu dây sẵn để làm theo và tránh sai sót nhé
  • Các bạn phải kiên nhẫn để việc câu dây được hoàn thành
  • Việc tự câu dây chân linh kiện trên bảng mạch khoan lỗ giúp bạn có thể đọc được và nhớ rõ các kí hiệu linh kiện và phân biệt cực của linh kiện có phân cực
  • Các bạn có thể sáng tạo ra nhiều cách câu dây mới miễn là đúng và dễ nhìn.

Bước 9: Cấp nguồn cho mạch và thiết bị cần điều khiển

Cấp nguồn cho mạch

Chú ý:

  • Mũi tên màu đỏ cấp nguồn 12V cho quạt máy [ thiết bị ]
  • Mũi tên màu xanh cấp nguồn cho mạch điều khiển

Bước 10: Điều chỉnh biến trở để chạy lại mạch và test thử

Test thử mạch

Chú ý:

  • Thường là khi mới cấp nguồn thì Led sáng [ mạch hoạt động ], các bạn dùng tuavit để điều chỉnh biến trở đến khi Led tắt [ mạch không hoạt đông ] là xong phần chạy lại mạch.
  • Dùng một que diêm [ hay bất cứ vật nào khiến môi trường thay đổi nhiệt độ ] đặt gần Diode 4148 thì lập tức đèn Led sáng và quạt quay, sau khoảng 15 giây không có nhiệt đô tác dụng thì quạt sẽ ngừng quay. Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong mạch bật tắt thiết bị theo nhiệt độ, cũng không khó lắm đúng không các bạn?

Chủ Đề