Hướng dẫn khia mẫu báo cáo thống kê 03-dvk-dn

Đối với những mục ghi thông tin, số liệu, đề nghị ghi vào đúng dòng, cột tương ứng; những mục ghi mã [số thứ tự], đề nghị khoanh vào mã tương ứng;

  • Phiếu điều tra phải được điền đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu theo qui định.
  • Số thứ tự của Doanh nghiệp do cơ quan thống kê ghi theo số thứ tự trong danh sách chọn mẫu.

A – Thông tin chung Câu 1. Tên doanh nghiệp/Hợp tác xã: ghi tên chính thức của doanh nghiệp/Hợp tác xã theo quyết định thành lập doanh nghiệp/Hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/Hợp tác xã. Tên doanh nghiệp được viết bằng chữ in hoa có dấu.

Câu 2: Mã số thuế: ghi mã số thuế do Cơ quan Thuế cấp. Câu 3. Địa chỉ doanh nghiệp/Hợp tác xã: ghi địa chỉ trụ sở giao dịch chính của doanh nghiệp/hợp tác xã. Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin theo yêu cầu vào các dòng tương ứng trong phiếu điều tra để ghi mã đúng.

Các ô mã trong mục địa chỉ do Cơ quan Thống kê ghi.

  • Số điện thoại, số Fax, địa chỉ Email: trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều số điện thoại, Fax, địa chỉ email thì ghi số điện thoại, số Fax, địa chỉ Email của bộ phận chịu trách nhiệm chính thực hiện phiếu điều tra này hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp.

Câu 4: Ngành SXKD chính: là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất của DN/HTX. Nếu không xác định được giá trị sản xuất thì căn cứ

vào ngành có doanh thu lớn nhất hoặc ngành sử dụng nhiều lao động nhất.

B – K¿t quÁ kinh doanh Doanh thu thuần [Mã số 01]: là tổng doanh thu bán buôn, bán lẻ hàng hóa trừ đi [-] Các khoản giảm trừ [gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu]

  • Bán buôn hàng hóa là bán những hàng hóa loại mới, hàng đã qua sử dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh [kể cả xuất khẩu]. Không gồm những hàng hoá bán trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình;
  • Bán lẻ hàng hóa là bán những hàng hóa loại mới, hàng đã qua sử dụng, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, không dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, quầy hàng bán tại chợ hoặc bán lưu động,....

Lưu ý: Một số nhóm hàng như: phân bón, thuốc trừ sâu, quặng, dầu thô, hoá chất công nghiệp, thiết bị máy móc chuyên dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng... luôn luôn được tính là bán buôn kể cả khi chúng được bán cho các cá nhân và hộ gia đình. Do tính chất đặc thù của những hàng hóa này chỉ nhằm phục vụ mục đích sản xuất.

Doanh thu thuần trong đó tách riêng doanh thu thuần bán lẻ được đề nghị ghi chi tiết theo các nhóm ngành hàng.

Cßt 1: Thực hiện tháng trước: ghi số liệu thực hiện phát sinh trong tháng trước của tháng báo cáo;

Cßt 2 : Ghi số liệu thực hiện được cộng dồn từ đầu năm cho đến hết tháng trước tháng báo cáo.

Cßt 3: Dự tính tháng tiếp theo: là số liệu ước tính của tháng gửi báo cáo trên cơ sở số liệu chính thức của 12 ngày đầu tháng và các kết quả dự tính cho các ngày còn lại trong tháng [căn cứ tình hình nguồn hàng, thị trường, hợp đồng đã ký ...]

**B - K¿t quÁ kinh doanh

  1. Dịch vā l°u trú:** Được tính đối với các cơ sở kinh doanh chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày và các cơ sở cung cấp đồng thời cả dịch vụ lưu trú ngắn ngày và dịch vụ ăn uống/phương tiện giải trí [doanh thu của hoạt động này được tính vào doanh thu của dịch vụ lưu trú nếu trong trường hợp dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ và không tách riêng được] cho khách du lịch, khách vãng lai như: khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh lưu trú ngắn ngày; ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; lều quán, trại dùng để nghỉ tạm. Dịch vụ lưu trú cũng bao gồm cả hoạt động của các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn cho sinh viên [như:

Chủ Đề