Hướng dẫn đổi thẻ bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Công văn số 2701/BHXH-TST hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố về việc cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế không thay đổi thông tin. Theo đó, để tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn:

Thứ nhất, người dân tham gia bảo hiểm y tế khi đi công tác, học tập, du lịch… ở địa phương khác bị mất thẻ hoặc thẻ bảo hiểm y tế bị rách, nát, hỏng… có nhu cầu cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế [không thay đổi thông tin] để khám chữa bệnh, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị di động thông minh cài đặt ứng dụng “VssID – Bảo hiểm xã hội số” và sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng này để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, không thực hiện cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế giấy.

Thứ hai, trong trường hợp người dân tham gia bảo hiểm y tế không sử dụng thiết bị di động thông minh, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế giấy theo mẫu thẻ BHYT ban hành tại Quyết định số 1666/QĐ-BHXH ngày 3/12/2020 của BHXH Việt Nam [mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới]. Thời hạn giải quyết trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trước đó, tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, BHXH Việt Nam quy định: Bảo hiểm xã hội huyện, tỉnh nào thì có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế đối với thẻ không thay đổi thông tin ở huyện, tỉnh đó. Nay, theo Quyết định số 811/QĐ-BHXH ngày 16/8/2021, BHXH đã sửa đổi, bổ sung Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ, theo đó: Bảo hiểm xã hội huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế [mà không thay đổi thông tin] theo mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới cho người tham gia bảo hiểm y tế ở các huyện, tỉnh khác.

Như vậy, hiện nay, người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID thay cho thẻ bảo hiểm y tế giấy để đi khám chữa bệnh ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào mà không phải lo trì hoãn việc khám chữa bệnh khi không may thẻ bảo hiểm y tế bị hỏng hoặc mất như thẻ giấy trước đây. Trong trường hợp, nếu mất, hỏng thẻ bảo hiểm y tế giấy mà không sử dụng điện thoại thông minh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất để làm thủ tục đổi lại thẻ [không thay đổi thông tin], không phân biệt địa bàn.

Có thể nói, với các thủ tục hành chính được cải cách này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp tục bám sát mục tiêu cải cách hành chính của ngành là lấy người dân làm trung tâm phục vụ, giúp người tham gia BHYT được thuận lợi hơn trong việc KCB bảo hiểm y tế, hạn chế đi lại và giao dịch trực tiếp với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Đây là giải pháp thực sự có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương như hiện nay.

1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Theo phương thức quản lý của nhà nước, có 2 loại hình Bảo hiểm y tế là Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình.

Khoản 1 Điều 16 của Luật này cũng đề cập:

Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

Như vậy có thể hiểu Thẻ bảo hiểm y tế là giấy tờ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp để chứng minh một người tham gia bảo hiểm y tế và là phương tiện để người này được hưởng các lợi ích đáng có của mình.

2. Trường hợp nào được đổi thẻ BHYT?

Để được cấp đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT phải thuộc một trong các trường hợp sau:

– Thẻ Bảo hiểm y tế bị rách, nát hoặc hỏng;

– Cần thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu;

– Thông tin ghi trong thẻ BHYT không đúng.

3. Hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm những gì?

Để được đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

– Thẻ bảo hiểm y tế cũ.

4. Thời gian đổi thẻ BHYT bao lâu?

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.

Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

5. Đổi thẻ BHYT ở đâu?

Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú để nộp hồ sơ xin được đổi thẻ BHYT.

Hồ sơ, địa điểm đổi thẻ bảo hiểm y tế là thắc mắc của không ít người tham gia bảo hiểm y tế. Vậy, trường hợp nào được đổi thẻ và thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế hiện nay như thế nào?

Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế

Theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008, các trường hợp sau đây được đổi thẻ bảo hiểm y tế:

- Rách, nát hoặc hỏng.

- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.

- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Căn cứ khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế với người lao động và đơn vị sử dụng lao động, cụ thể như sau:

Với người tham gia bảo hiểm y tế

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS].

- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, bổ sung giấy tờ chứng minh [nếu có].

Với đơn vị sử dụng lao động

Đơn vị sử dụng lao động chuẩn bị bảng kê thông tin [Mẫu D01-TS].

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Hướng dẫn thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay [Ảnh minh họa]

Trình tự, thủ tự thực hiện đổi thẻ bảo hiểm y tế

Người tham gia bảo hiểm y tế khi có nhu cầu đổi thẻ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên, người có nhu cầu đổi thẻ bảo hiểm y tế nộp hồ sơ tại địa điểm sau đây.

Bước 1: Địa điểm nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 3, Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, địa điểm nộp hồ sơ như sau:

- Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện nếu người đổi thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng do cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp quản lý.

- Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nếu người đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp quản lý.

Bước 2: Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết hồ sơ

Theo quy định tại khoản 2, Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ kiểm tra hồ sơ và tiến hành giải quyết cho người có nhu cầu thay đổi trong thời hạn như sau:

- Trường hợp không thay đổi thông tin, cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp thay đổi thông tin, không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Nộp hồ sơ trực tuyến

Căn cứ Công văn 10928/VPCP-KSTT của Văn phòng Chính phủ về việc kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã phối hợp với văn phòng Chính phủ và các cơ quan để nâng cấp hệ thống giao dịch.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế có thể thực hiện thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản

- Người đổi thẻ bảo hiểm y tế truy cập trang chủ của Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.

- Nhấn chọn “Đăng ký” ở góc phải màn hình, lựa chọn “Công dân”.

- Sau đó nhập các thông tin cá nhân để thực hiện đăng ký tài khoản.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản

Sau khi đăng ký tài khoản, người sử dụng đăng nhập lại vào tài khoản theo các thông tin: Số Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân, mật khẩu, mã xác minh.

Mã OTP sẽ được gửi qua số điện thoại đã đăng ký, nhập mã và bấm “Xác nhận” để hoàn thành đăng nhập.

Bước 3: Thực hiện đăng ký thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế

- Sau khi đăng nhập, trên trang chủ nhấn chọn Thông tin và dịch vụ, tìm đến mục Dịch vụ công trực tuyến.

- Chọn Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất và nhấn vào ô Nộp trực tuyến. Hệ thống tự động chuyển sang Cổng Dịch vụ Công trực tuyến của ngành Bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử doanh nghiệp thực hiện thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế thực hiện lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

Mới đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ra Quyết định số 1666/QĐ-BHXH về việc ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế. Theo đó, từ ngày 01/4/2021, mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới sẽ được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Với phôi thẻ bảo hiểm y tế đã in trước đó mà chưa sử dụng hết thì được tiếp tục sử dụng cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ bảo hiểm y tế mới, thẻ đã cấp còn hạn được tiếp tục dùng để khám chữa bệnh.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Làm sao để biết bảo hiểm y tế đã hết hạn hay chưa?

Người tham gia có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về giá trị sử dụng của thẻ BHYT bằng nhiều hình thức: kiểm tra qua danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị; kiểm tra trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam [//www.baohiemxahoi.gov.vn]; soạn tin nhắn với cú pháp BH BHYT {Mã thẻ BHYT} gửi đến 8079; gọi Trung tâm Hỗ trợ khách ...

Bảo hiểm y tế hết hạn có thể mua ở đâu?

Như vậy, mua bảo hiểm y tế tự nguyện có thể thực hiện tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội, đại lý thu bảo hiểm xã hội của địa phương. Đồng thời, khi mua bảo hiểm y tế tự nguyện người dân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm tờ khai, CMND/CCCD, sổ hộ khẩu/giấy tạm trú để đăng ký mua bảo hiểm y tế cho cả hộ gia đình.

Tiền bảo hiểm y tế năm 2023 là bao nhiêu?

Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, như sau: Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm [trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm]. Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm [trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm].

Bảo hiểm y tế bao nhiêu lâu hết hạn?

Như vậy, hiện nay không còn quy định về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT mà chỉ quy định về thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng và thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Chủ Đề