Hướng dẫn dò tín hiệu k34 dvbt2

Số hóa truyền hình mặt đất được hiểu đơn giản là quá trình chuyển đổi công nghệ phát sóng và thu, xem từ truyền hình tương tự mặt đất [analog] sang truyền hình số mặt đất [digital], với tín hiệu truyền hình được truyền và thu bằng anten qua bầu khí quyển, khác với các cách phát sóng khác như phát sóng số trên cáp [truyền hình cáp] hay phát sóng số vệ tinh [truyền hình vệ tinh]. Chuẩn DVB-T2 đã được Chính phủ Việt Nam lựa chọn cho truyền hình số mặt đất tại Việt Nam.

Quá trình số hóa truyền hình mặt đất được thực hiện cả ở phía phát và phía thu nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình như việc thu xem hình ảnh, âm thanh sẽ tốt hơn, độ phân giải cao hơn, tăng chất lượng đường truyền và tín hiệu ổn định, giúp người xem tận hưởng trọn vẹn các chương trình truyền hình mà không bị gián đoạn vì nhiễu sóng, mất tín hiệu. Còn đối với công nghiệp truyền hình và Nhà nước, việc sử dụng truyền hình số mặt đất giúp tiết kiệm tần số và phát sóng được nhiều kênh hơn; tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia khi không phải thuê dịch vụ từ các nước trong khu vực. Hệ thống truyền dẫn SFN này góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy và phát triển nhiều dịch vụ mới. Truyền hình kỹ thuât số mặt đất tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó được dự đoán là sẽ tạo ra một xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới.

Khi quá trình số hóa này hoàn thành, truyền hình số mặt đất sẽ thay thế hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất. Truyền hình tương tự mặt đất sẽ ngừng hoạt động và đi vào lịch sử như truyền hình đen trắng trước đây được thay thế bởi truyền hình màu.

Truyền hình số mặt đất là kênh quảng bá thông tin kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của vùng kinh tế năng động phía Nam, cung cấp nhiều lựa chọn giải trí lành mạnh, tạo kênh giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Theo đề án số hóa truyền hình, đến năm 2015, bảo đảm 80% hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55%. Đến năm 2020, phải bảo đảm 100% các hộ gia đình có máy thu hình được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình.

Dịch vụ truyền dẫn

Với mạng đơn tần SFN thì các máy phát trong mạng SFN sử dụng chung một tần số phát, cùng phát các chương trình giống nhau và trong cùng một thời gian. Các phần giao nhau của vùng phủ sóng vẫn thu được bình thường. Ưu điểm của mạng phát thanh truyền hình số mặt đất SFN là sử dụng băng tần tần số hiệu quả hơn do tất cả máy phát trong mạng SFN chỉ phát ở một kênh sóng duy nhất, hiệu quả phủ sóng cao hơn so với các hệ thống khác do sử dụng các máy phát có công suất nhỏ và phân tán trong khu vực phủ sóng có địa hình phức tạp, ít can nhiễu hơn, công suất sử dụng cho cùng một diện tích phủ sóng nhỏ hơn và độ tin cậy cao. Mạng đơn tần SFN được tối ưu theo các tiêu chí khác nhau có thể áp dụng cho việc thiết lập mạng đơn tần truyền hình số mặt đất phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Mục đích của SFN là hiệu quả sử dụng phổ vô tuyến, nó cho phép truyền dẫn nhiều chương trình phát thanh và truyền hình so với cách truyền dẫn truyền thống ở mạng đa tần số [MFN]. Một mạng SFN cũng có thể làm tăng vùng phủ sóng và giảm xác suất mất tín hiệu so với một MFN, bởi vì cường độ tín hiệu nhận được có thể tăng lên ở vị trí nằm giữa các máy phát.

Trên cơ sở cung cấp dịch vụ truyền hình số qua mạng đơn tần, Truyền hình Phương nam sẽ đầu tư thiết lập mạng viễn thông diện rộng, đầu tư sản xuất, cung cấp đầu thu truyền hình kỹ thuật số [Set-top-box] chuẩn DVB-T2, anten thu tín hiệu, phục vụ truyền dẫn và phát sóng truyền hình số mặt đất; thiết kế, khai thác hạ tầng mạng để cung cấp các dịch vụ truyền thông đa phương tiện, phát thanh, truyền hình, phát quảng bá các kênh truyền hình của các Đài trong khu vực Miền Nam và các kênh xã hội hóa đồng thời sẽ thêm gói dịch vụ là gói quảng cáo nhằm thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền hình. Về phía khách hàng những gói dịch vụ này sẽ cung cấp thêm nhiều kênh truyền hình địa phương đặc sắc phong phú khác.

Trong tương lai, Truyền hình Phương Nam sẽ đầu tư thiết lập mạng truyền hình số di động đa phương tiện MultiPLP và với ứng dụng OTT, phát sóng truyền thanh, truyền dẫn dữ liệu…

Đại diện công ty SDTV cho biết, hiện tượng mất tín hiệu truyền hình số tại một số điểm ở Long An là do phát sinh các điểm “mù” trong vùng phủ sóng khi thiết lập nhiều trạm phát sóng mới. Để khắc phục, người dùng cần điều chỉnh lại anten để tìm được hướng thu tốt nhất.

Đội kỹ thuật của SDTV đến kiểm tra tình trạng mất sóng ở nhà anh Trần Minh Hải, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An mới đây. Ảnh: Trần Minh Hải cung cấp

Sau khi Công ty Truyền hình kỹ thuật số miền Nam [SDTV] phát sóng kênh 33 ở trạm Long An, một số người dân ở Long An, Tiền Giang đã phản ánh trên Diễn đàn DVB-T2 về tình trạng tín hiệu sóng truyền hình số yếu, không thu được ở một số nơi. Tình trạng sóng truyền hình chập chờn này mới xảy ra kể từ khi SDTV phát sóng K33 tại trạm Long An từ ngày 15/3/2016.

Cụ thể, một người dân ở xã Long Khánh, Cai Lậy, Tiền Giang cho biết, nhà anh mua 1 đầu thu SDTV về sử dụng từ tháng 12/2015 đến trước khi trạm Long An phát sóng thì xem bình thường, sóng luôn ổn định ở mức 80%. Từ sau khi trạm Long An lên sóng thì hoàn toàn không xem được gì hết, sóng cứ nhảy liên tục, hình ảnh giật. Trong khi đó nhà anh dùng anten thì cao 10m và xoay hết các hướng vẫn không thể xem được.

Anh Trần Minh Hải, ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An cũng phản ánh tình trạng đột ngột bị mất tín hiệu truyền hình, trong khi trước đây thu xem tốt, cho dù nhà anh ở gần trạm phát sóng mới của SDTV tại Long An.

Sau khi nhận được phản ánh này, ICTnews chuyển ý kiến của người dân tới Giám đốc SDTV là ông Nguyễn Đức Hòa. Ngay sau đó, công ty SDTV đã cử đội kỹ thuật SDTV trực tiếp những địa chỉ được phản ánh để kiểm tra thực tế, phân tích nguyên nhân. Mới đây, SDTV đã chính thức phản hồi tới ICTnews lý do người dân khó thu sóng truyền hình số từ sau khi trạm Long An phát sóng.

Theo đó, bà Phạm Hoàng Anh, Trưởng phòng Truyền thông của SDTV cho biết, kết quả đo kiểm của đội kỹ thuật cho thấy khi lên sóng trạm phát mới thì một số nơi sẽ xảy ra tình trạng khó thu được sóng K33 hơn so với ban đầu nếu giữ nguyên hướng anten.

Cụ thể tại Long An, có một số điểm lúc trước thu K33 trực tiếp từ trạm HTV thì sóng tương đối yếu nhưng đầu thu vẫn giải mã được. Khi có sóng từ trạm Long An thì do anten lúc này đang quay ngược hướng với trạm Long An nên anten thu sóng của trạm Long An cũng sẽ bị ảnh hưởng chất lượng do tín hiệu yếu. Lúc đó đầu thu nhận được 2 luồng sóng yếu và có cường độ gần bằng nhau nên đầu thu sẽ khó xử lý và khó giải mã được tín hiệu hơn so với chất lượng ban đầu.

Đại diện SDTV cho biết thêm, các mạng đơn tần [SFN] khác tại Việt Nam và trên thế giới vẫn phát sinh các điểm “mù” trong vùng phủ sóng khi thiết lập nhiều trạm phát sóng mới. Để khắc phục tình trạng này, người dùng cần điều chỉnh lại anten để tìm được hướng thu tốt nhất. Trường hợp khó thu này chỉ xảy ra tại một vài điểm trong vùng phủ sóng chứ không phải tất cả mọi điểm. Do vậy cần phải điều chỉnh hướng anten nhằm tìm ra hướng thu tốt nhất, để xem rõ tín hiệu trong giai đoạn hoàn thiện các trạm phát sóng mới.

Bà Phạm Hoàng Anh khẳng định: “Nếu tình trạng khó thu này do can nhiễu mạng đơn tần K33 thì vùng can nhiễu sẽ xảy ra trên diện rộng và cho dù có xoay anten đi hướng nào cũng sẽ không thu được sóng K33. Tuy nhiên trường hợp phản ánh của người dân ở Long An, nếu quay anten về hướng trạm HTV thì không thu được tín hiệu nhưng khi quay anten về hướng trạm Long An thì thu sóng bình thường”.

Anh Trần Minh Hải cho ICTnews biết, bộ phận kỹ thuật của SDTV đã xuống đo kiểm và hướng dẫn anh xoay anten để khắc phục xong tình trạng này. Hiện tại nhà anh đã thu sóng truyền hình số ổn định.

Hiện nay, SDTV đang phát sóng 32 kênh chương trình trên K33 và K34, sóng SDTV đã phủ toàn bộ khu vực Cần Thơ, TP.HCM và một số tỉnh lân cận thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ.

Chủ Đề