Hợp nhất văn bản pháp luật là gì

Hỏi: Tôi tìm đọc văn bản trên trang thông tin điện tử, thấy có nói đến văn bản hợp nhất. Xin cho biết đây có là văn bản quy phạm như các văn bản đăng công báo không và việc sử dụng thông tin trên văn bản này thế nào?


Nguyễn Minh Hằng [Cam Lâm]


Trả lời: Văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật [VBQPPL]. Luật Ban hành VBQPPL dẫn ra hệ thống VBQPPL tại Điều 4 với 15 khoản được liệt kê không có loại văn bản hợp nhất.


Một văn bản được cơ quan thẩm quyền ban hành, quá trình thực thi do tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội mà có những quy định không còn phù hợp nên cơ quan này đã ban hành văn bản khác để sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản hiện hành. Có văn bản được sửa đổi, bổ sung không chỉ 1 lần. Như vậy với trường hợp văn bản luật không bị sửa đổi, bổ sung thì ta chỉ phải đọc trên 1 văn bản đó, nếu có sửa đổi, bổ sung ta phải đọc cùng lúc nhiều văn bản, cái ban hành lần đầu, cái sửa lần hai, cái sửa lần ba… Việc đó gây khó cho người tra cứu, sử dụng. Luật Ban hành VBQPPL đã yêu cầu: VBQPPL sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với VBQPPL được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Và năm 2012 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh hợp nhất VBQPPL.


Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung, thông qua một quy trình kỹ thuật do Pháp lệnh quy định, nó không làm thay đổi nội dung của văn bản được hợp nhất.


Văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên khi dẫn ra một điều luật tại văn bản này phải nói nó được quy định tại văn bản được sửa đổi, bổ sung.


Luật sư NGUYỄN THIỆN HÙNG

Văn bản hợp nhất gắn liền với việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Văn bản hợp nhất là gì?

Văn bản hợp nhất là thuật ngữ nói về văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất tập hợp các nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh hợp nhất văn bản văn bản quy phạm pháp luật 2012.

Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất được xác định như thế nào?

Theo quy định, văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Bên cạnh đó, văn bản hợp nhất cũng không thuộc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật căn cứ theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Như vậy, có thể hiểu văn bản hợp nhất là một loại văn bản có giá trị sử dụng và tham khảo trong quá trình áp dụng, thi hành pháp luật, văn bản hợp nhất không làm thay đổi hiệu lực và giá trị pháp lý của các văn bản được hợp nhất.

Ảnh chụp phần đầu của Văn bản hợp nhất Bộ luật Lao động

Văn bản hợp nhất có sai sót thì xử lý như thế nào?

Sai sót làm nội dung văn bản hợp nhất khác với văn bản được hợp nhất: Áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất.

Nếu phát hiện sai sót trong văn bản hợp nhất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót.

Thời hạn xử lý kiến nghị: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan thực hiện việc hợp nhất phối hợp với cơ quan Công báo xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất và thực hiện việc đính chính trên Công báo theo quy định của pháp luật về Công báo.

Lưu ý: Văn bản hợp nhất đã được xử lý sai sót phải được đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Văn bản hợp nhất có được đưa vào phần căn cứ khi ra quyết định hay không? Cụ thể đối với trường hợp Luật Năng lượng Nguyên tử 2008 [Luật số 18, ngày 3/6/2008] hiện nay vẫn còn hiệu lực; Ngày 10/12/2018 VPQH ban hành văn bản hợp nhất số 38. Trong VBHN này có chỉnh sửa một số điều của Luật Năng lượng Nguyên tử 2008. Như vậy khi ra quyết định thành lập Hội đồng An toàn bức xạ của Viện, phần Căn cứ, tôi phải ghi như thế nào cho đúng với Quy định của Nhà nước? Vậy thì đối với việc hợp nhất văn bản để ban hành văn bản hợp nhất, trách nhiệm của cơ quan nhà nước là gì?

Văn bản hợp nhất có được xem là văn bản quy phạm pháp luật hay không?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam bao gồm những văn bản sau đây:

"1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật [sau đây gọi chung là luật], nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.”;
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh].
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là cấp huyện].
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã].
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã."

Theo đó, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta theo quy định nêu trên không có văn bản hợp nhất. Như vậy, văn bản hợp nhất không phải là một loại văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản hợp nhất

Văn bản hợp nhất có được dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành quyết định thành lập Hội đồng hay không?

Theo Điều 1 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có quy định:

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật [sau đây gọi tắt là văn bản] do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất văn bản, trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật."

Theo đó, văn bản hợp nhất chỉ nhằm mục đích trình bày lại văn bản một cách đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Bản chất nó không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ.

Trong trường hợp bạn nêu, ví dụ quyết định thành lập Hội đồng An toàn bức xạ của Viện thì cần ghi căn cứ là "Luật năng lượng nguyên tử 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018", không phải là "Văn bản hợp nhất 38/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành".

Như vậy, văn bản hợp nhất chỉ trình bày lại 2 văn bản quy phạm pháp luật để dễ xem, dễ nghiên cứu, không dùng làm căn cứ ban hành quyết định thành lập Hội đồng.

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc hợp nhất văn bản là gì?

Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hợp nhất văn bản được quy định chi tiết bao gồm:

[1] Trách nhiệm của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn bản:

a] Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc hợp nhất văn bản;

b] Bảo đảm điều kiện cần thiết để thực hiện việc hợp nhất văn bản;

c] Bảo đảm tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất của văn bản hợp nhất;

d] Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.

[2] Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:

a] Hướng dẫn kỹ thuật hợp nhất văn bản; bồi dưỡng kỹ năng hợp nhất văn bản;

b] Theo dõi, đôn đốc việc hợp nhất văn bản;

c] Kiến nghị cơ quan thực hiện hợp nhất văn bản xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.

Thông qua quy định trên, có thể thấy đối với hoạt động hợp nhất văn bản để ban hành văn bản hợp nhất, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn bản và Bộ Tư pháp để đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức nắm rõ được nhiệm vụ của mình và thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Chủ Đề