Học sinh có trách nhiệm thế nào với chính sách khoa học công nghệ

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của khoa học công nghệ hiện nay đối với cuộc sống của con người chúng ta, để đạt được các mục tiêu của khoa học và công nghệ chúng ta phải kể đến vai trò to lớn của các chính sách khoa học và công nghệ hiện nay.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chính sách khoa học và công nghệ là gì?

Chính sách khoa học và công nghệ trong tiếng Anh được gọi là Science and technology policy.

Hiện nay khoa học công nghẹ rất phát triển the đó Nhà nước đề ra các chính sách khoa học và công nghệ đây được hiểu là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển, các thể chế và biện pháp thúc đẩy việc tiếp thu, phát triển và sử dụng khoa học và công nghệ và các ngành khoa học hỗ trợ công nghệ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đồ

2. Đặc điểm của chính sách khoa học và công nghệ:

Như vậy, nội dung cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ là:

– Quan điểm của Nhà nước về vấn đề phát triển khoa học và công nghệ;

– Mục tiêu đặt ra trong phát triển khoa học và công nghệ;

– Các biện pháp thực hiện mục tiêu.

Thực chất chính sách khoa học và công nghệ là chinh sách phát triển đất nước bằng khoa học và công nghệ.

Quan điểm chỉ đạo về phát triển khoa học và công nghệ

Xem thêm: Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự là gì?

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có đường lối, chủ trương đúng đắn về lĩnh vực này. Trước đây, chính sách khoa học và công nghệ dựa trên quan điểm Nhà nuwocs độc quyền hoạt động khoa học – công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về khoa học và công nghệ là:

– Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

– Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lí, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở các cấp, các ngành.

– Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.

– Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hoá kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ.

– Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế.

3. Vai trò của chính sách khoa học và công nghệ:

Trên thực tế thì có các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ là một yếu tố cần phải nói là đóng vai trò rất quan trọng, xét về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy khoa học – công nghệ luôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu. Chúng ta không thể phủ nhận khoa học – công nghệ góp phần mở rộng khả năng phát hiện và khai thác có hiệu quả các nguồn lực, sản phẩm khoa học – công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu.

Bên cạnh những vai trò đã nêu như trên ta thấy khoa học – công nghệ còn có vai trò để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, luôn làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các ngành nhỏ. Như vậy để làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới. Cơ cấu trong nội bộ ngành cũng thay đổi và khi thay đổi sản xuất theo hướng tăng năng suất và hiệu quả sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu dùng do thu nhập tăng. Tỷ trọng và vị trí GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần với nền khoa học – công nghệ góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, nhờ tác động của các yếu tố như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động, tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) làm cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng, từ đó góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tại các nước phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thường rất cao, trên 50%; với các nước đang phát triển khoảng 20-30%.

Xem thêm: Chính sách kinh tế đối ngoại là gì? Chức năng và vai trò?

Như vậy nên ta thấy đối với khoa học – công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các doanh nghiệp với nền kinh tế, một quốc gia có tiềm lực khoa học – công nghệ sẽ là quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao. Phát huy tiềm năng về năng lực sáng tạo công nghệ là một trong những tiêu chí cơ bản để xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia đó. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào nhất là các nhân tố tổng hợp được nâng cao và có hiệu quả hơn, quy mô sản xuất và tiêu dùng ngày càng được mở rộng, tạo ra thị trường mới, hướng về xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực.

Hiện nay thì vai trò của khoa học – công nghệ còn để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người trong xã hội, khoa học – công nghệ phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm mới, nhất là tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa học đã sản xuất nhiều loại thuốc mới, không những thế còn nhiều phương tiện chữa bệnh hiện đại đã mở ra nhiều cách thức điều trị bệnh mới, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Như vậy nhìn chung thì khoa học – công nghệ phát triển cũng góp phần tăng giao lưu xã hội làm cho đời sống tinh thần con người phong phú, tốt đẹp hơn. Công nghệ điện tử, tin học viễn thông phát triển làm rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, vùng miền…

Theo như các thông tin chúng tôi đưa ra như trên thì một nền khoa học – công nghệ phát triển góp phần và tạo điều kiện cải thiện môi trường sinh thái, sản xuất và tiêu dùng của con người liên tục phát triển, vì vậy chất thải không ngừng tăng, gây tác hại cho con người và môi trường sinh thái. Không những thế với sự phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học các chất thải được xử lý, cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường. Khoa học – công nghệ phát triển cũng góp phần tiết kiệm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, làm giảm chất thải, tìm kiếm nguồn năng lượng, vật liệu mới thay thế các nguồn lực truyền thống không gây ô nhiễm môi trường; khoa học – công nghệ phát hiện và dự báo các thảm họa thiên nhiên để phòng ngừa. Bên cạnh đó với sự tác động của khoa học – công nghệ cũng gây ra những ảnh hưởng têu cực đến phát triển kinh tế  cụ thể ta thấy rõ nhất như gia tăng và phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia, nhiều nước độc quyền trong những tiến bộ khoa học – công nghệ, thuốc chữa bệnh đặc trị…

Theo đó nên trong hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo kết nối liên thông giữa các cấp, các ngành và giữa địa phương với Trung ương, có cơ chế kết hợp chặt chẽ, đảm bảo cung cấp, chia sẻ và khai thác thông tin. Bên cạnh đó thì các hoạt động trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện đồng bộ, kịp thời, nhất là việc triển khai quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên. Hiện nay ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành kinh tế – kỹ thuật và nâng cao được sức cạnh tranh trong xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội quan trọng như y tế, giáo dục, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 11

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 11

Trả lời:

   – Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

   – VD: Hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn như miễn, giảm học phí cho con em thương, liệt sĩ, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ con em vùng sâu vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số được đến trường,…

Trả lời:

   Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:

   – Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

   – Mở rộng quy mô giáo dục từ mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

   – Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.

   – Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.

   – Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

   – Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Trả lời:

   – Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ:

      + Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra;

      + Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

      + Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân;

      + Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

   – Ví dụ: Áp dụng KHKT trong nông nghiệp dùng máy cày, máy cấy, máy gặt thay cho sức lao động của con người. Các sáng kiến tái chế rác thải làm đồ cùng gia đình; công nghệ trồng nấm cao cấp, trồng rau trong mô hình nhà kính…

Trả lời:

   – Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.

   – Tạo thị trường cho khoa học công nghệ; thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài.

   – Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng.

   – Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.

Trả lời:

    – Nhiệm vụ của văn hóa là: xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

    – Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ xã hội theo lí tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Trả lời:

   Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

   – Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

   – Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

   – Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

   – Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

   Ví dụ:

   – Vào những ngày lễ hội, địa phương em vẫn giữ gìn các nghi lễ truyền thống, hát quan họ giao duyên,…

   – Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày quốc giỗ của dân tộc ta.

   – Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Trả lời:

   Trách nhiệm đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa:

   – Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.

   – Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

   – Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

   – Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Trả lời:

       – “Tiên học lễ – hậu học văn”

       – “Muốn sang thì bắc cầu Kiều

   Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”

       – Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

       – Trên kính, dưới nhường

       – “ Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

       – “Núi cao bởi có đất bồi

    Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu

       Muôn dòng sông đổ biển sâu

    Biển chê sông cạn biển đâu sóng còn”

       – “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

       – “Bầu ơi thương lấy bí cùng

   Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”