Học chăm sóc người ốm người già ở đầu

Chăm sóc người già

Written by Hứa Duy

Details Category: Ngành Đào Tạo Published: 29 April 2017 Hits: 10933

NGÀNH CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ

Ngành “Chăm sóc người già” được đào tạo duy nhất tại Trường Trung cấp Bách Khoa Tp.HCM. Đang mở ra cơ hội làm việc tại Nhật Bản và CHLB Đức.

1. Ngành đào tạo:  CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ

2. Trình độ đào tạo: Trung cấp hệ chính quy

3. Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo:

-Tốt nghiệp THCS, THPT, hoặc đang học lớp 10, 11, và 12 chuyển sang: 1,5 năm[nếu học Chương trình kép  cấp 2 bằng thời gian học từ 2 đến 3 năm].

-Tốt nghiệp: Trung cấp, cao đẳng, đại học[được miễn trừ các môn đã học và rút ngắn thời gian học]: 1 năm 

5.Bằng tốt nghiệp:Trung cấp "CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ" hệ chính quy

[học viên diện tốt nghiệp THCS, đang học lớp 10, 11 , 12 nếu học Chương trình kép sẽ được cấp thêm bằng tốt nghiệp THPT]

6. Mục tiêu đào tạo

a] Về kiến thức

-Hiểu và trình bày được những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý người già, sự thay đổi tâm sinh lý ở người già.

-Hiểu, trình bày được sự tác động của môi trường sống đối với sức khỏe con người, các biện pháp duy trì, cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

-Hiểu, trình bày được tâm lý người già, người bệnh già và người nhà người bệnh.

-Hiểu và trình bày được quy trình, những nguyên tắc cơ bản về qui trình chăm sóc điều dưỡng.

-Mô tả được các triệu chứng chính và các biện pháp phòng bệnh của các bệnh nội khoa, ngoại khoa, bệnh truyền nhiễm và một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

-Hiểu và trình bày được một số kỹ thuật chăm sóc về đời sống, vật chất, tinh thần và sức khỏe người già và người bệnh già.

-Hiểu và trình bày được các báo cáo, kế hoạch Chăm sóc người già và người bệnh già theo từng quy trình điều dưỡng.

-Hiểu và trình bày được các luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người già.

b] Về kỹ năng

-Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người già. Bao gồm: ăn, uống, tắm, giặt, vệ sinh, ngủ, nghỉ,… hàng ngày;

-Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ thường niên cho người già và đối với một số bệnh thường gặp của người già;

-Áp dụng được một số biện pháp chăm sóc bằng y học cổ truyền, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người bệnh già; hướng dẫn người già tự luyện tập hàng ngày để nâng cao sức khỏe;

-Áp dụng các liệu pháp tâm lý để giao tiếp, động viên, an ủi và khích lệ người già, người bệnh già và người nhà người bệnh.

-Tổ chức và thực hiện chăm sóc các hoạt động nâng cao hiểu biết, hoạt động vận động vui chơi, giải trí cho người già;

-Tổ chức và thực hiện sơ cứu, cấp cứu; mua sắm, bảo quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc thường trực theo ca chăm sóc để cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày đối với người già;

-Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức cho người già khám sức khoẻ định kỳ; lập báo cáo và quản lý hồ sơ chăm sóc sức khỏe người già;

-Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận lao động khác tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi trường sinh hoạt, hướng dẫn các bộ phận và người già thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường xung quanh trong sinh hoạt hàng ngày;

-Theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ nuôi dưỡng [cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống] cho những người già trong từng hoàn cảnh sức khoẻ khác nhau;

-Thực hiện các thủ tục để thanh toán các chế độ cho người già trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, khi bị tai nạn, ốm đau và qua đời;

-Đăng ký với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, chế độ chăm sóc người già;

-Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ người già, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu.

c] Thái độ nghề nghiệp

-Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

-Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

-Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

-Bảo đảm an toàn cho người bệnh

LIÊN HỆ TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH:

-Địa chỉ: 802/1-3-5 & 804 Nguyễn Văn Quá, P.Đông Hưng Thuận, Quận 12, Tp.HCM

-Điện thoại: 028.37159.560-028.37159.561-028.37159.562- Hotline/zalo: 0936.60.63.64

-Website: www.BachKhoaHCM.edu.vn; Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

-Đăng ký xét tuyển online tại [đây]//bachkhoahcm.edu.vn/tuyen-sinh.html

THÀNH PHẦN HỒ SƠ GỒM CÓ:

-Phiếu Đăng Ký Dự Tuyển trung cấp có dán hình và xác nhận của địa phương hoặc cơ quan [tải tại đường link: 

//www.bachkhoahcm.edu.vn/images/Phieu_dang_ky_du_tuyen_2021.pdf]

-Bằng tốt nghiệp/Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời  [theo đối tượng tuyển sinh] [photo sao y bản chính].

-Học bạ lớp 10,11,12 đối tượng thí sinh đang học dở lớp 10, 11, 12[nộp bản chính].

-Giấy khai sinh bản sao [photo sao y bản chính]

-CMND [photo sao y bản chính]

-Hình 3x4 [2 tấm], Hình 2x3 [2 tấm] [ghi rõ họ tên - ngày sinh sau hình]

-Phong bì thư có dán tem 4.000đ [2 cái]

Hồ sơ gửi thư hoặc nộp trực tiếp tại trường.

TÌM HIỂU THÊM CÁC NGÀNH KHÁC:

Để các bạn học viên và phụ huynh có cái nhìn tổng quan nhất về chương trình du học Đức ngành điều dưỡng. Du học Đông Dương xin phép chia sẻ bài viết của bạn Hannah Phan cùng những kinh nghiệm thực tế của bạn ấy tại viện dưỡng lão nhé!

Phần 1: Công việc của một Altenpfleger/in [Điều dưỡng viên chăm sóc người già]

Ở Đức Điều dưỡng được chia theo nhiều chuyên ngành: Kinder – Kranken – Altenpfleger/in; ngoài ra còn có Heilerziehungspfleger/in, Hebamme/Entbindungspfleger… tùy thuộc vào hướng làm việc của ngành, môi trường với đối tượng làm việc.
Ví dụ: Kinderpflege đi theo hướng chăm sóc Trẻ em, Krankenpflege đi theo hướng chăm sóc tại Bệnh viện, Altenpflege đi theo hướng Chăm sóc người già. Vậy, Altenpflege làm công việc gì? Khác nhau với ở Việt Nam như thế nào?

Khi bạn là Altenpfleger/in [Điều dưỡng viên chăm sóc người già]

Đầu tiên, để trở thành Altenpfleger/in, bạn cần tốt nghiệp 3 năm [hoặc 4 năm] chương trình đào tạo nghề điều dưỡng tại Đức. Dưới đây là những công việc mà một Altenpfleger/in sẽ làm.

Chăm sóc y tế: Bạn sẽ giúp đỡ các cụ già tại viện dưỡng lão/viện điều dưỡng tắm, ăn uống, vệ sinh. Mình nhấn mạnh ở đây là giúp đỡ chứ không phải phục vụ nhé! Phát huy tối đa khả năng tự thân của các cụ và duy trì nó cũng là nhiệm vụ của 1 Điều dưỡng.
Ví dụ: Các cụ có thể dùng tay để ăn, thì họ sẽ phải tự sử dụng muỗng và nĩa. Khi họ không dùng tay được nữa, chỉ có thể cầm nắm, thì họ sẽ được phát thức ăn chỉ cần cầm và nắm lên để ăn. Đến khi họ không thể làm gì được nữa, điều dưỡng viên sẽ giúp họ. Nguyên tắc: Không ép buộc các cụ, để họ tự giác, chính vì vậy mà điều dưỡng luôn tạo cơ hội cho họ tự làm mọi thứ. Và các điều dưỡng viên phải chú trọng quan sát.
Mỗi Altenpfleger sẽ có 2-5 người hỗ trợ, gọi là Pflegehilfer/in. Những người này chỉ phụ trách chăm sóc cơ bản, vệ sinh, hỗ trợ ăn uống,…[ Pflegehelfer không có chương trình du học nghề, lương thấp hơn, cao nhất tầm 12e/h]. Họ không chịu trách nhiệm về thuốc men, bệnh án hay làm việc với bác sĩ…Viện mình còn có đội Betreuung nữa, cũng là đội hỗ trợ cho Altenpfleger.

Phụ trách và chịu trách nhiệm về quá trình chăm sóc, điều trị sau phục hồi của các cụ: Thuốc men, tiêm chuyền, chế độ ăn uống, các liệu pháp trị liệu cũng như phương án điều trị dự phòng liên quan đến các cụ theo chỉ định của Bác sĩ.

Quản lí hồ sơ, hoàn thành hồ sơ bệnh án của các cụ, tất cả những thứ liên quan đến giấy tờ của các cụ già mà bạn chăm sóc. Ngoài ra, tùy vào phân công của viện, bạn có thể quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực tập sinh… trong khu vực mình phụ trách.

Chịu trách nhiệm bàn giao công việc sau ca kíp, làm việc với bác sĩ về diễn biến tình trạng của bệnh nhân, lên và nhận các cuộc hẹn cho công việc liên quan: cuộc hẹn gặp bác sĩ, người nhà, các chuyên gia vật lý trị liệu cho bệnh nhân,…

Chịu trách nhiệm mỗi ca kíp khi mình là Fachkraft [chuyên viên điều dưỡng – trưởng ca], nếu có việc gì xảy ra với các cụ, bạn sẽ có trách nhiệm kiểm tra ban đầu rồi đưa ra quyết định: gọi Bác sĩ, chuyển lên bệnh viện, hay giữ lại. [Đại đây, mỗi cụ sẽ có một bác sĩ phụ trách riêng]. Có vấn đề gì về sức khỏe của bệnh nhân FK sẽ trực tiếp liên hệ với bác sĩ rồi cùng xử lí.

Khi bệnh nhân qua đời: Cái này mình chưa trải nghiệm nhưng theo một số bạn nói thì FK và người hỗ trợ phải rửa cho bệnh nhân ở ca làm việc của mình. Cái này mình quen rồi. Có cụ mới ăn xong 1 tiếng sau đã qua đời, FK gọi mình sang, mình cũng đứng nhìn 1 lúc, sau đó chuẩn bị dụng cụ cần thiết rồi FK gọi Bác sĩ của họ đến để làm thủ tục giấy tờ. Không biết các bạn sẽ ra sao chứ mình thấy bình thường.

Lên kế hoạch ca kíp: Cái này tùy Viện, thông thường ở những Viện nhỏ thì do Pflegedienstleiter/in [người phụ trách đội Pflegefachkraft của Viện] làm. Còn nếu Viện lớn thì thường do Pflegeteamleiter/in [người đứng đầu Wohnbereich, nôm na là Trưởng của Khoa/ tầng]. Mỗi Wohnbereich tầm 20 – 30 Điều dưỡng. Mỗi Viện thông thường có 4- 6 Wohnbereiche, số lượng tùy lớn nhỏ.

Chế độ dành cho Altenpfleger/in

Lương Brutto của một điều dưỡng viên chăm sóc người già có thể từ 2.400 – 3.200 Euro/tháng tùy viện, chưa kể tiền phụ cấp: trực đêm, làm Chủ nhật hoặc lễ Tết.
Lương Netto là số tiền cầm tay của bạn, sau khi trừ thuế, còn tùy bạn phải nộp thuế bậc mấy. Nhưng dù đang nộp ở bậc nào, thì hàng năm bạn vẫn có thể làm Steuererklärung để được hoàn thuế nhé. Cái này sau khi sang Đức bạn sẽ dần biết được thôi.

Hưởng ngày nghỉ phép tầm 28 – 35 ngày/ năm tùy chế độ của Viện. [Chưa tính ngày lễ]

Sau khi tốt nghiệp Altenpfleger/in bạn có thể làm ở: Viện dưỡng lão, Ambulant [ Chăm sóc tại Nhà], Bệnh viện, Viện Nhi, Trung tâm chăm sóc, Trung tâm cấp cứu… Tùy khả năng và cơ hội của bạn.

Nếu một số bạn cảm thấy Altenpfleger/in vẫn còn đơn giản, chưa đáp ứng được năng lực của bạn: Sau Ausbildung [học nghề] bạn có thể học lên cao hơn thành Pflegeteamleiter, Pflegedienstleister, Heimleister, Fachkraft für palliative Pflege, Fachkraft für gerontopsychiatrische Pflege…với chế độ lương “khủng” hơn. Hoặc bạn cũng có thể học lên Đại học, nếu bạn có mong muốn.

Xem các phần tiếp theo:

Phần 2: Công việc của một Azubi [Thực tập sinh]

Phần 3: Một số lời khuyên dành cho du học sinh Đức tương lai

Theo dõi ICSA để xem thêm các phần tiếp theo của bài viết bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề