Học bác sĩ tốn bao nhiêu tiền năm 2024

Ở khối công lập, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ vừa công bố dự kiến mức thu học phí bình quân với chương trình đại trà năm học tới là 37,6 triệu đồng/năm, tăng 13 triệu đồng so với mức 24,6 triệu đồng hiện nay. Hiện trường chưa công bố học phí chi tiết với từng ngành học.

Năm 2022, học phí cao nhất của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ cao nhất là 44,1 triệu đồng/năm đối với các ngành y, răng - hàm - mặt và dược.

Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Y Dược TPHCM, nhiều ngành đào tạo tăng học phí ở mức từ 3-8 triệu đồng/năm. Ngành răng - hàm - mặt có mức học phí cao nhất, khoảng 77 triệu đồng/năm học [10 tháng].

Nhà trường cũng thông báo lộ trình dự kiến tăng học phí tối đa 10% cho từng năm.

Cụ thể, mức học phí áp dụng cho năm 2023 tại trường dự kiến như sau:

Học phí của Trường ĐH Y dược TPHCM năm 2023 [Ảnh: N.T].

Năm 2023, Khoa Y - Đại học Quốc gia TPHCM tuyển sinh 5 ngành với mức học phí tăng theo lộ trình. Mức dự kiến cụ thể như sau: Ngành y khoa, dược, răng - hàm - mặt, y học cổ truyền: 55 triệu đồng/năm; ngành điều dưỡng 40 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng từ 3-6 triệu đồng so với năm 2022.

Khoa Y dược [ĐH Đà Nẵng] cho biết mức thu học phí đối với năm học 2023-2024 theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ là 27,6 triệu đồng/năm đối với ngành y khoa, răng - hàm - mặt, dược học. Riêng ngành điều dưỡng có mức thu 20,9 triệu đồng/năm.

Mức học phí các năm còn lại tăng theo lộ trình do Nhà nước quy định.

Sinh viên nước ngoài học khối ngành sức khỏe tại một trường đại học ở TPHCM [Ảnh: T.H].

Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng cũng dự kiến nâng học phí từ 18,5 đến 24,5 triệu đồng/năm lên 20,9 đến 27,6 triệu đồng/năm trong năm học 2023-2024.

Học phí nhóm ngành sức khỏe của Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu được tính theo tín chỉ. Học phí năm thứ nhất của ngành dược học là 1,38 triệu đồng/tín chỉ; điều dưỡng là 1,12 triệu đồng/tín chỉ]. Từ năm thứ hai trở đi, học phí có thể được điều chỉnh tăng không quá 8% so với đơn giá tín chỉ của năm học trước đó.

Ở khối ngoài công lập, theo công bố của Trường ĐH Tân Tạo, học phí y khoa bình quân 150 triệu đồng/năm, ngành điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học là 40 triệu đồng/năm.

Còn phía Trường ĐH Văn Lang, đối với ngành răng - hàm - mặt, mức học phí dự kiến dao động khoảng 200 triệu đồng/năm, y khoa từ 170 đến 196 triệu đồng/năm. Các ngành thuộc khối sức khỏe còn lại như điều dưỡng, dược học, kỹ thuật xét nghiệm y khoa sẽ có học phí theo tín chỉ từ 1,3 đến 2,1 triệu đồng/tín chỉ. Mức học phí của các năm tiếp theo có thể thay đổi nhưng không tăng quá 8% so với mức học phí chuẩn.

Ở chiều ngược lại, học phí Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng giảm mạnh. Ở chương trình đại trà, học phí ngành răng - hàm - mặt, y đa khoa là 180 triệu đồng/năm; y học cổ truyền 90 triệu đồng/năm, dược học 60 triệu đồng/năm.

Các ngành: điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, hộ sinh, dinh dưỡng, y tế công cộng có mức học phí 55 triệu đồng/năm.

Với chương trình tiếng Anh, học cùng sinh viên quốc tế, học phí ngành răng - hàm - mặt, y đa khoa là 220 triệu đồng/năm; dược học 100 triệu đồng/năm; các ngành khác 100 triệu đồng/năm.

Như vậy, học phí ngành răng - hàm - mặt, y đa khoa cả 2 hệ của trường này đều giảm tới 30 triệu đồng so với năm 2022.

Cùng với đó, nhiều trường ĐH đào tạo khối sức khỏe đã công bố thông tin tuyển sinh nhưng chưa công bố học phí như: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược - ĐH Huế, Trường ĐH Tây Nguyên...

Phần lớn bác sĩ phải dành nửa đời người cho việc học, chi phí đào tạo vô cùng tốn kém, mức học phí 100 triệu đồng mỗi năm là dễ hiểu.

[Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.]

Gần đây, xã hội khá xôn xao về mức học phí tăng vọt của Đại học Y dược TP HCM. Theo đó, học phí mà mỗi năm sinh viên phải đóng trung bình khoảng gần 100 triệu đồng, tương đương khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng. Vậy, mức học phí này có hợp lý không?

Đầu tiên, tôi muốn nói về thời gian đào tạo sinh viên y khoa. 6 năm đào tạo Đại học cho một bác sĩ đa khoa chỉ là cung cấp kiến thức phổ cập ngành y. Sau đó, tân bác sĩ cần chọn một chuyên ngành để học. Có người được học liên tục khi ra trường, có người công tác tại một cơ sở y tế nào đó rồi tiếp tục đi học. Thời gian này vào khoảng 3-4 năm [bằng thời gian học Đại học một ngành khác]. Nhưng dù theo hình thức nào, để học xong một chuyên ngành, mỗi học viên cần ít nhất 10 năm.

Thời điểm này, nhân viên y tế sẽ hành nghề với chuyên ngành đã chọn, với lượng lý thuyết giảng đường chưa được áp dụng thực tế. Người bác sĩ cần được đào tạo thêm trong môi trường bệnh viện ít nhất 5 năm nữa để tạm cứng cáp trong ngành. Tôi nói tạm vì y khoa là nhành học cả đời nên 5 năm vẫn chưa gọi là đủ. Như thế, để có thể làm việc độc lập một nhân viên y tế cần ít nhất 15 năm.

Tôi bắt đầu học y khoa vào khoảng 20 năm về trước. Do được nhà nước trợ cấp, nên học phí còn thấp [1,8 triệu đồng mỗi năm]. Vậy mà số tiền đó cũng là một gánh nặng lên đôi vai gầy mòn của mẹ. Suốt thời gian ấy, tôi chỉ cắm đầu vào học, không phụ giúp được gì. Hơn thế nữa, ngoài học phí, tôi cần tiền cho việc học thêm và sinh hoạt phí như sách vở, dụng cụ học tập, chi phí đi lại, nhà trọ... Thời đó, tôi có vài lần nhận làm gia sư để phụ tiền học phí nhưng chỉ vài tháng là tôi phải ngưng vì các kỳ thi liên tục đang chờ đón.

Thỉnh thoảng, tôi cũng nhận được học bổng khi đạt thành tích tốt [vào khoảng 120.000 - 180.000 đồng/tháng]. Như vậy, nếu học xuất sắc thì học bổng cũng gần bằng học phí. Sau khi ra trường, chúng tôi tiếp tục học sau đại học với hệ đào tạo không phải đóng học phí. Chúng tôi thật may mắn khi được học dưới sự trợ cấp của Nhà nước. Nếu không có những hỗ trợ ấy, chắc chắn tôi không thể hoàn thành con đường học thành bác sĩ đầy chông gai.

\>> 'Đừng lấy lương tháng đánh giá lương tâm bác sĩ vì họ cũng cần tiền để sống'

Chi phí đào tạo ra một bác sĩ y khoa rất tốn kém. Nên khi không còn trợ cấp thì nhà trường phải tính lại mức đóng cho phù hợp là điều hợp lý. Sau hai thập kỷ, chúng tôi không thể lấy con số cũ ra để so sánh. Mức học phí mới được công bố trước khi tuyển sinh và tất cả sinh viên đang theo học vẫn thu theo mức cũ [dù chỉ mới là đề án] là sự minh bạch của ban lãnh đạo nhà trường. Nếu so sánh với việc đào y khoa trên thế giới, thì ngành y luôn có mức học phí cao nhất. Bác sĩ ra trường ở nước ngoài phần lớn đều nợ rất nhiều tiền từ ngân hàng.

Hầu hết các giảng viên trường y đều không được nhận mức lương xứng đáng với những gì họ bỏ ra. Nguồn thu nhập chủ yếu từ việc điều trị bệnh nhân. Việc dạy học là trách nhiệm của những người vừa là thầy giáo vừa là thầy thuốc. Thầy cô đã dạy chúng tôi với tất cả niềm say mê, nhiệt huyết mà không lại nhận được là bao. Do đó, chúng ta cần tính lại mức học phí để trả xứng đáng cho công sức thầy cô. Đồng thời đó cũng là cách để giữ chân nhân tài, nhiệt huyết với nghề.

Để có được lượng kiến thức đủ để điều trị độc lập, một người thầy đáng trân trọng không kém đó chính là bệnh nhân. Kiến thức y khoa là bao la, mỗi bệnh nhân là một người thầy, dạy cho chúng tôi bao điều bổ ích. Khi hành nghề, chúng tôi còn nợ rất nhiều "người thầy" như thế. Như vậy, mức học phí đã công bố vẫn còn thấp để đào tạo ra một bác sĩ y khoa chất lượng, nghành đào tạo đặc thù "chăm sóc sức khỏe con người".

Vậy vấn đề đặt ra là tại sao với mức học phí khoảng gần 100 triệu đồng mỗi năm lại bị đánh giá là không hợp lý?

Các bác sĩ y khoa được đào tạo bài bản là thế nhưng khi ra trường, nhiều tân bác sĩ vẫn không kiếm được việc làm. Mức lương theo quy định dành cho bác sĩ y khoa vẫn là mức cử nhân 2.34 và những người có trình độ sau Đại học [thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa] là 2.67. Một bác sĩ có trình độ sau Đại học vẫn chỉ lãnh mức lương tầm 5 triệu đồng mỗi tháng.

Trên thực tế, chúng ta cũng thấy một số bác sĩ nổi tiếng, làm tại các bệnh viện lớn và có nguồn thu nhập đáng mơ ước. Nhưng để được như vậy, các bác sĩ này phải đủ kinh nghiệm, có khả năng làm việc độc lập. Đồng thời, họ phải làm việc liên tục từ bệnh viện công, phòng mạch tư và các cơ sở y tế khác. Sự học là cả đời nên nhân viên y tế phải luôn trao dồi kiến thức qua các buổi hội thảo, khóa đào tạo liên tục. Thông thường, để đạt được điều này, tuổi đời nhân viên y tế đã ngoài 40 và không phải ai cũng được như vậy.

Chúng ta thấy học phí 100 triệu cao đơn giản vì những trường y khác có mức học phí vẫn còn thấp, chất lượng đầu vào không bằng nhưng mức độ cạnh tranh việc làm là gần như nhau. Nhiều bác sĩ ra trường vẫn không thể kiếm được việc làm đúng chuyên môn nên đã bỏ nghề hoặc mưu sinh bằng các nghề khác như trình dược... Đó là một sự lãng phí vô cùng lớn của bản thân nhân viên y tế, xã hội và đất nước.

\>> 4 thái độ bác sĩ khi tôi đi khám khối u

Một lý do khác chúng ta thấy học phí cao vì đang so sánh với các ngành khác như kinh tế, ngoại thương, công nghệ thông tin, các trường quốc tế... Ở những ngành này, mức học phí cũng tương đương nhưng thời gian đào tạo ngắn hơn [4-5 năm], cơ hội việc làm nhiều hơn, mức lương cao hơn. Ngoài ra, ở các trường quốc tế, bằng cấp của họ được thế giới công nhận. Sinh viên sau khi ra trường có thể học sau Đại học ở nước ngoài. Họ có cơ hội làm việc và định cư ở nước sở tại.

Hiện tại, bằng y khoa của chúng ta không được quốc tế công nhận. Bác sĩ đã ra trường ở Việt Nam muốn hành nghề ở nước ngoài phải học lại từ đầu hoặc thi lại chuẩn tương đương. Và đương nhiên, chúng ta cần một trình độ ngoại ngữ nhất định. Do việc học rất vất vả như đã mô tả ở trên, không nhiều sinh viên y khoa kịp trau dồi ngoại ngữ để đáp ứng được nhu cầu này. Thực tế, có rất ít bác sĩ y khoa của ta có thể tiếp tục học và hành nghề ở nước ngoài.

Cuối cùng, chúng ta thấy học phí cao vì thời gian đào tạo quá dài, mức học phí ấy mới chỉ là dành cho 6 năm y đa khoa. Chưa kể thời gian học chuyên nghành [3-4 năm] và học chuyên sâu như chuyên khoa II và tiến sĩ [2-4 năm]. Lúc này, phần lớn bác sĩ đã ngoài 30 tuổi, gần một nửa đời người cho việc học. Học phí mà một nhân viên y tế phải trả cao nhất có lẽ chính là thanh xuân.

Tôi thiết nghĩ, đào tạo y khoa là một nhành đặc thù nên nhân viên y tế phải được đối xử đặc biệt. Làm được điều đó, tôi tin sẽ giải quyết được các tiêu cực của ngành.

Trước kia, tôi chọn y khoa vì theo khối B. Thời điểm ấy, chỉ có hai sự lựa chọn: Y khoa và Công nghệ sinh học. Lúc đó chưa có thông tin đại chúng, chưa có internet, tôi chọn nghề vì cảm mến màu trắng của chiếc áo blouse. Nhưng hy vọng tâm sự ngắn ngủi sẽ là một chút lặng cho bạn nào muốn đặt bút chọn ngành và để chiếc áo blouse mãi một màu trắng.

Bác sĩ chuyên khoa 1 mức lương bao nhiêu?

Như vậy, người có bằng bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ được hưởng lương như viên chức loại A2, nhóm A2. 1, có hệ số lương từ 4,4 - 6,78, tương đương với mức lương từ 7.920.000 - 12.204.000 đồng/tháng.

Lương của bác sĩ đa khoa là bao nhiêu?

Mức lương ngành y - chức danh y sĩ.

Bác sĩ kiếm được bao nhiêu tiền?

Lương bác sĩ mới ra trường năm 2024 là bao nhiêu?.

Lương bậc 2 của bác sĩ là bao nhiêu?

- Bác sĩ chính hạng II: Áp dụng lương viên chức loại A2, nhóm A2. 1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78. - Bác sĩ hạng III: Áp dụng lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Chủ Đề