Hoài Linh hầu đồng là gì

Tìm hiểu thực hư chuyện "hầu đồng" của Hoài Linh và bản chất thực sự của "hầu đồng" được xem là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam có gì khác nhau.

"Hầu đồng" - Di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận

Hầu đồng, hay còn gọi làhầu bóng,đồng bóngtừ lâu đã được xem như một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gianvà tôn giáo thờnữ thần mẹĐạo MẫudòngShaman giáocủa nhiều dân tộc, trong đó cótín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Shaman giáo [ông đồng, bà đồng], trong đó tín đồ trở thành phương tiện linh hồn [medium-ship, spirit medium] cho các vị thần khác nhau. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các Tín ngưỡng Tứ Phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội đồng Thánh Trần mang tính Shaman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng như đi trên than hồng, xiên lình, ăn lửa, lên đai [1 hình thức t.h.ắ.t cổ, có người được gọi là s.á.t căn, có khi lên 3 đai]...

Đây vốn dĩ được xem như một di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người đã l.ợ.i d.ụ.n.g tín ngưỡng này để mưu cầu t.r.ụ.c l.ợ.i cho bản thân thông qua hình thức "hầu đồng". Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng rất phổ biến ở miền Bắc, tương đối kém phổ biến ở miền Nam, song do một thời gian dài bị c.ấ.m đoán và mai một, hoạt động này ngày nay thường có nhiều chỗ sai biệt, thậm chí là lệch lạc p.h.ả.n c.ả.m, méo mó hình ảnh của tín ngưỡng. Một số khác lợi dụng việc lên đồng để kiếm chác mua thần bán thánh, làm mất đi vẻ đẹp đáng có của tín ngưỡng.

Tham dự một "vấn hầu", theo con mắt người ngoại đạo, đó là sự kết hợp những yếu tố gây k.í.c.h t.h.í.c.h như âm nhạc, thuốc lá, rượu, không gian có cộng đồng bao quanh, cùng vũ đạo, diễn xướng đậm tính nghệ thuật sân khấu. "Hầu đồng" gồm có: Lên khăn áo, múa lễ, phán truyền và thăng. Ở góc độ tâm linh, "hầu đồng" chỉ là một nghi thức trong chuỗi hoạt động của tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu. Nghi thức này được biểu hiện ngày càng cuốn hút, đậm khác biệt ở từng phủ đền cả nước.

Nghiên cứu "hầu đồng" ở Việt Nam một cách nghiêm túc từ năm 1998, GS-TS Laurel Kendall - trưởng bộ môn nhân học Bảo tàng Lịch sử tự nhiên - Mỹ, cho biết: Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian phổ biến ở VN. Mẫu là vị tối thượng, mọi người có thể tìm đến để chia sẻ những rắc rối, hy vọng, ước muốn. Điểm hấp dẫn nhất của tín ngưỡng này là nghi lễ lên đồng. Đây là nghi thức tâm linh độc đáo, khi ông đồng bà cốt mặc trang phục của thần linh, nhảy múa trong âm nhạc và lời ca miêu tả vị thần đó. Mọi người tận hưởng bầu không khí lễ hội vui tươi, say mê theo dõi hàng giờ không biết mệt vì được sống trong không gian tín ngưỡng độc đáo của riêng họ.

Không giáo chủ, không kinh sách, không tư tưởng đồng nhất tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu được thực hành, truyền đời theo cách chân phương, gần gũi cuộc sống đời thường.

Từ khi Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, không ít nhà khoa học đã bày tỏ lo lắng một trong những loại hình diễn xướng của loại hình tín ngưỡng này là "hầu đồng" sẽ bị biến dạng để t.r.ụ.c l.ợ.i.

Tại sao bà Phương Hằng lại l.ê.n á.n chuyện NSƯT Hoài Linh "hầu đồng"?

Cụ thể, trong văn bản Chấn chỉnh hoạt động "hầu đồng" trong thực hành di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên ký ngày 12-2-2018 có nêu rõ:

"Bộ yêu cầu chỉ tổ chức "hầu đồng" ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu. "Không tổ chức nghi lễ "hầu đồng" ở khu vực công cộng với tính chất một loại hình dịch vụ du lịch hay ca nhạc đường phố", văn bản của Bộ VH-TT&DL nhấn mạnh.

Đồng thời Bộ yêu cầu các địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức của người thực hành về giá trị của di sản, qua đó khuyến cáo hạn chế việc sử dụng nhiều vàng mã và đồ lễ đắt tiền để chia, phát lộc trong lễ "hầu đồng".

Những hiện tượng l.ợ.i dụng "hầu đồng", l.ợ.i dụng niềm tin của người dân để t.r.ụ.c lợi, kiếm tiền và làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng phải được ngăn chặn, xử lý."

Thông qua các video clip đăng tải trên MXH dạo gần đây sau khi bà Phương Hằng lên tiếng "v.ạ.c.h trần" chuyện NS Hoài Linh có mối "quan hệ m-a q-u-ỷ" với ông Võ Hoàng yên, nhiều người đã tìm xem lại những lần NS Hoài Linh "lên đồng". Có thể thấy trong những buổi "hầu đồng", NS Hoài Linh đã làm đúng trình tự một giá hầu theo nghi lễ của dân gian. Ngoài ra, chất nghệ thuật trong những buổi lễ do chính NS Hoài Linh làm "thanh đồng" vô cùng đặc sắc, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa.

Cận cảnh một buổi "hầu đồng" của NS Hoài Linh

Bên cạnh đó, số lượng tiền mà NS Hoài Linh ban phát ra trong mỗi buổi "hầu đồng" lại có giá trị rất lớn.

Theo lời bà Hằng, mỗi lần "giá đồng", Hoài Linh có thể được trả lên đến 200 - 300 triệu. Nếu như là những người đại gia chịu chi chủ trì buổi hầu đồng trên thì con số đó có thể lên đến 500 triệu, 1 tỷ là chuyện bình thường.

Clip bà Phương Hằng lên tiếng chuyện NS Hoài Linh thu trên 1 tỷ mới "hầu đồng"

Những buổi "hầu đồng" của NS Hoài Linh luôn đầu tư kỹ lưỡng. Giá trị của buổi lễ thì về mặt "phúc lộc" cũng là số tiền không hề nhỏ. Chưa kể, mỗi lần "hầu đồng", NS Hoài Linh sẽ thu hút đến một lượng khán giả tò mò và muốn được gặp danh hài dẫn đến tụ tập đông đảo, các nghệ sĩ nổi tiếng cũng có khi sẽ tham gia xem nghệ sĩ "hầu đồng".

Bên cạnh đó, Hoài Linh được biết là một người sống theo chủ nghĩa duy tâm. Nam nghệ sĩ là một đệ tử thành tâm của tín ngưỡng văn hóa "hầu đồng" khởi thủy từ tục thờ Mẫu của người Việt xưa, Hoài Linh luôn tâm niệm "sống trên đời quan trọng nhất là cái tâm". Đối với danh hài này, tiền tài vật chất chỉ là vật ngoài thân. Thuộc top 1 trong danh sách thu nhập hằng năm của ngành giải trí Việt, tuy nhiên cuộc sống cá nhân của Hoài Linh lại vô cùng giản dị đến mức khó tin. Chính vì vậy, nhiều ý kiến trái chiều sau khi bà Hằng lên tiếng về chuyện "hầu đồng" của nam nghệ sĩ nổi tiếng.

Những gì danh hài thể hiện và cống hiến của anh cho nghệ thuật Việt Nam là không thể phủ nhận. Hiện tại, ngoài bà Phương Hằng, nghệ sĩ Hoài Linh, người bị gọi tên chính trong vụ việc vẫn chưa hề có động thái nào khiến cho người theo dõi càng thêm thắc mắc. Liệu rằng những gì bà Phương Hằng nói là có căn cứ chính xác hay chỉ là ý kiến một chiều? Chưa có bất kỳ một nguồn thông tin chính thức nào xác nhận những hoạt động "hầu đồng" của nam nghệ sĩ là trái với p.h.á.p luật của Việt Nam.

Có lẽ để biết được sự thật khán giả nhất định phải đợi người trong cuộc và những ai liên quan thực sự lên tiếng chính thức. Được biết, bà Phương Hằng đã hẹn sẽ giải thích mọi chuyện liên quan đến mình và vụ ông Võ Hoàng Yên cùng vợ chồng ông Dũng "lò vôi" trên MXH mấy ngày gần đây trong livestream 18g30 ngày 5.5.2021.

Video liên quan

Chủ Đề