Ho khan về đêm uống thuốc gì

347 Views

Ho khan về đêm uống thuốc gì

Ho khan về đêm là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta. Sự thay đổi đột ngột của thời tiết gây ra khá nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Triệu chứng ho khan về đêm cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang được đặt trong tình trạng báo động mà mọi người cần lưu ý.

  • Ho khan về đêm là bệnh gì?
  • Triệu chứng ho khan về đêm
  • Cách chữa ho khan về đêm hiệu quả
    • Điều trị bằng thuốc Tây
    • Chữa ho khan về đêm bằng mẹo dân gian

Ho khan về đêm là bệnh gì?

Ho khan về đêm là hiện tượng xuất hiện cảm giác ngứa họng và kích thích phản ứng ho khiến người bệnh ho kéo dài một cách mất kiểm soát. Người bệnh thường có cảm giác ngứa, rát ở cổ họng, đôi lúc bị khản tiếng nhưng ho không ra đờm hoặc dịch nhầy, cơn ho cũng rất khó dứt.

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, thông thường hiện tượng ho khan về đêm cảnh báo một số căn bệnh sau:

  • Cảm cúm, cảm lạnh

Cảm cúm, cảm lạnh thường mắc phải khi cơ thể bị nhiễm virus. Cơn ho thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày và tự khỏi. Tuy nhiên cũng có thể gây ra những tác động khác cho niêm mạc mũi và xoang mũi khiến người bệnh bị ho nhiều về đêm. Chủ yếu là ho khan kèm theo cảm giác khô họng.

  • Bệnh hen suyễn

Khi mắc bệnh hen suyễn, niêm mạc ống phế quản sẽ bị kích thích, lòng ống bị sưng viêm và thu hẹp lại. Từ đó gây ra phản ứng ho khan và khó thở. Đôi khi cũng có thể kèm theo đờm và dịch nhầy. Cơn ho thường xuất hiện về ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi do chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Nếu tần suất ho khan về đêm càng dày kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng khác người bệnh cần được thăm khám y tế để triệu chứng bệnh được kiểm soát kịp thời.

Ho khan về đêm uống thuốc gì

  • Trào ngược acid dạ dày

Trào ngược acid dịch vị dạ dày là hội chứng thường gặp của bệnh về dạ dày. Triệu chứng bệnh thường khởi phát khi nằm ngủ do dạ dày ở trạng thái nằm ngang, dịch vị dễ bị trào ngược lên thực quản kích thích phản xạ ho. Đặc trưng cơn ho thường là ho khan nhưng đôi khi cũng có thể kèm theo dịch nhầy.

  • Viêm đường hô hấp trên

Ho khan về đêm cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh viêm đường hô hấp trên. Các bệnh lý thường gặp có thể kể đến như: Viêm amidan, viêm họng, viêm mũi dị ứng,… Cơn ho thường xuất hiện khi phản ứng viêm và tình trạng nhiễm trùng tăng cao gây ra các triệu chứng cấp tính. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị hiệu quả.

Triệu chứng ho khan về đêm

Bên cạnh triệu chứng ho khan về đêm, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện đi kèm khác như:

  • Đau nhức đầu
  • Khản tiếng
  • Khó thở, thở khò khè
  • Ngứa mũi. ngứa họng
  • Đau rát, vướng víu ở cổ họng
  • Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sốt cao từ 38 – 40 độ
  • Đổ mồ hôi trộm
  • Đau tức vùng ngực và khoang bụng, đau nặng hơn khi ho

Ho khan về đêm uống thuốc gì

Cách chữa ho khan về đêm hiệu quả

Thông thường, tình trạng ho khan về đêm được khắc phục, điều trị bằng một số biện pháp sau:

Điều trị bằng thuốc Tây

Các loại thuốc chữa ho khan về đêm có thể sử dụng gồm:

  • Nhóm thuốc chống viêm: Thuốc giúp làm dịu phản ứng viêm do tác nhân gây bệnh gây ra. Xua tan cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể và đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • Thuốc ức chế phản xạ ho: Phổ biến nhất là Codein và Dextromethorphan. Công dụng chính là giảm ho và an thần
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc này được sử dụng với các trường hợp ho về đêm do dị ứng như bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Các tên thuốc thường được sử dụng là Chlopheniramin, Desloratadine và Alimemazin,…
  • Viên ngậm trị ho: Các loại viên ngậm có chiết xuất lá bạc hà hoặc tinh dầu thảo dược, cam thảo, mật ong,.. sẽ đem lại tác dụng rất tốt trong việc làm dịu sự kích ứng niêm mạc họng và hạn chế cơn ho khan về đêm

Ho khan về đêm uống thuốc gì

Chữa ho khan về đêm bằng mẹo dân gian

Cách 1: Bài thuốc chữa ho bằng tỏi

Tỏi được biết đến là dược liệu quý trong y học cổ truyền đem lại tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Với người bị ho khan về đêm, tỏi giúp chữa ho, giảm đau rát cổ họng và tăng cường miễn dịch rất tốt.

Hướng dẫn cách làm:

  • Người bệnh bóc vỏ 5 – 6 tép tỏi rồi rửa sạch và giã thật nhuyễn
  • Đắp tỏi lên 2 gan bàn chân sau đó cố định lại bằng băng gạc. Để nguyên như vậy qua đêm. Sáng hôm sau gỡ ra
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn cho đến khi triệu chứng ho được cải thiện

Cách 2: Bài thuốc chữa ho khan về đêm bằng gừng tươi

Gừng cũng được biết đến là dược liệu quý trong y học cổ truyền có tác dụng chữa ho, giải cảm, trị đau họng rất tốt.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 1 củ
  • Mật ong nguyên chất và nước cốt chanh: 10ml mỗi loại

Các bước thực hiện:

  • Người bệnh cạo sạch vỏ củ gừng rồi đem rửa nhiều lần với nước. Sau đó thái gừng thành từng lát mỏng
  • Ngâm gừng, nước cốt chanh và mật ong với 250ml nước sôi trong vòng 20 phút
  • Dùng trà gừng mật ong nước cốt chanh khi còn ấm. Khi dùng người bệnh uống từng hớp nhỏ để các dược chất của thảo dược thẩm thấu và ngấm đều vào niêm mạc giúp tăng tác dụng điều trị
  • Thực hiện bài thuốc đều đặn 2 lần mỗi ngày. Nên dùng vào buổi sáng và buổi tối để đạt được kết quả tốt nhất

Ho khan về đêm uống thuốc gì

Cách 3: Củ cải trắng chữa ho khan về đêm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ cải trắng: 1 củ
  • Mật ong nguyên chất: 2 – 3 muỗng

Các bước thực hiện:

  • Người bệnh gạo vỏ củ cải trắng rồi rửa sạch
  • Cho nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn
  • Trộn đều củ cải trắng với mật ong rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút
  • Ăn trực tiếp nguyên liệu khi còn ấm. Thực hiện bài thuốc đều đặn 1 lần/ ngày để triệu chứng bệnh sớm được đẩy lùi

Ho khan về đêm là triệu chứng chung của nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Vì vậy mọi người nên nắm rõ thông tin về bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời. Hy vọng nội dung bài viết đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.