Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Cấm ban hành văn bản QPPL không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL;

- Ngoài hành vi trên, Luật năm 2015 bổ sung quy định cấm rất mới, đó là cấm quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND, văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015.

Như vậy, địa phương chỉ được quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trong trường hợp quy định biện pháp có tính chất đặc thù theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015 mà bắt buộc phải quy định thủ tục hành chính để triển khai thực hiện.

Vậy, những quy định về thủ tục hành chính đã ban hành trước khi Luật năm 2015 có hiệu lực thì xử lý như thế nào?

Để xử lý vấn đề trên, khoản 4 Điều 172 Luật năm 2015 [được sửa đổi bởi khoản 51 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2020] quy định: Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản QPPL do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành trước ngày 01/7/2016 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới. Trường hợp sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL có quy định thủ tục hành chính được ban hành trước ngày 01/7/2016 thì không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng.

  1. Văn bản QPPL của các cấp chính quyền địa phương có hiệu lực như thế nào; vấn đề quy định hiệu lực trở về trước đối với văn bản do địa phương ban hành?

Vấn đề hiệu lực của văn bản QPPL là nội dung quan trọng để văn bản được tổ chức thực hiện, đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật. Hiệu lực của văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành được quy định tại Điều 151 Luật năm 2015 [được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2020], cụ thể như sau:

- Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản QPPL được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã.

- Văn bản QPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh.

- Văn bản QPPL bị ngưng hiệu lực trong trường hợp bị đình chỉ việc thi hành hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó quyết định ngưng hiệu lực trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh [Điều 153 Luật năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi 2020].

Về hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành:

Khoản 1 Điều 152 Luật năm 2015 quy định Hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL như sau: "1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản QPPL của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước". Khoản 3 Điều này đặc biệt nhấn mạnh: “3. Văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước”.

Trong một số trường hợp cụ thể, vấn đề hiệu lực trở về trước được hiểu như sau:

Ví dụ: Trong quyết định của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư tại các địa bàn đặc biệt khó khăn quy định mức tối thiểu hỗ trợ lãi suất tín dụng và giao cho HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương. HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định mức hỗ trợ cụ thể và quy định chính sách hỗ trợ được tính thực hiện kể từ thời điểm nghị định của Chính phủ có hiệu lực [trước thời điểm ban hành nghị quyết]. Trường hợp này có vi phạm quy định về việc ban hành văn bản QPPL có hiệu lực trở về trước hay không?

Trong trường hợp trên, việc HĐND tỉnh quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp khi đảm bảo các điều kiện để được nhận hỗ trợ với mức hỗ trợ do tỉnh ban hành và được thực hiện kể từ thời điểm Chính phủ ban hành nghị định về chủ trương hỗ trợ cho doanh nghiệp là không vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 152. Đây được coi là điều khoản thi hành để tổ chức thực hiện chủ trương chung của Chính phủ, không phải là nội dung quy định về hiệu lực của văn bản [thực chất chính sách này đã được Chính phủ quy định và địa phương cần ban hành quy phạm để kịp thời thực hiện, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp]. Đối với hiệu lực của văn bản vẫn phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 151: "không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh" để đảm bảo tổ chức thực hiện văn bản.

  1. Khi nào thì văn bản QPPL hết hiệu lực?

Cùng với việc quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL, Điều 154 Luật năm 2015 quy định các trường hợp văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần như sau:

[1] Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

[2] Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản QPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

[3] Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

[4] Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

Việc quy định các trường hợp văn bản hết hiệu lực là cơ sở để cơ quan quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 38 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP thực hiện nhiệm vụ công bố văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực để thống nhất thực hiện.

  1. Các nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL được quy định như thế nào?

Nguyên tắc trong xây dựng pháp luật là đảm bảo tính hợp hiến, tính thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam có thể có những quy định chưa thống nhất hoặc còn chồng chéo. Để khắc phục những bất cập trong thực tiễn áp dụng và tổ chức thực hiện pháp luật, Điều 156 Luật năm 2015 quy định nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL như sau:

- Văn bản QPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản QPPL được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản QPPL có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

- Trong trường hợp các văn bản QPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

- Trong trường hợp các văn bản QPPL do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản QPPL ban hành sau.

- Trong trường hợp văn bản QPPL mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

Văn bản luật do ai ban hành?

Theo quy định trên, cơ quan ban hành Bộ luật và các luật là Quốc hội. Quốc hội là cơ quan lập pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và có thẩm quyền ban hành và thay đổi Bộ luật và các luật cụ thể khác.

Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật gì?

Trong đó, Chính phủ có thẩm quyền ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật có tên là 'Nghị định'. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật có tên là 'Nghị quyết liên tịch'.

Ai có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, có thể kể điển hình như: QUốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính phủ, Chủ tịch nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân...

Văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?

[1] Hiến pháp..

[2] Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội..

[3] Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;.

[4] Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước..

Chủ Đề