Hạt nổ trong viên đạn được là từ gì năm 2024

Thời cổ đại, những đạn đầu tiên được bắn đi từ nỏ hoặc máy bắn đá. Hồi đó đã có những đạn như thùng dầu trộn chất oxy hóa cháy rất mạnh [dầu trộn diêm sinh]. Hay những khối đá lớn công thành, cũng đã có những đạn trái phá sơ khai nhồi thuốc nổ yếu, khi nổ bắn văng mảnh sát thương và phá vỡ công trình bằng sóng nổ. Đến khi có súng thần công đã có những đạn cầu gang hay đã bắn thẳng hay bắn nhảy đập đất, đạn trái phá nhồi thuốc nổ có ngòi cháy chậm, đạn trái phá mẫu tử chứa nhiều trái phá con.

Ngày nay, trong tiếng Việt, từ đạn hay được dùng lẫn. Có khi, "đạn" để chỉ khối liền bao gồm "vỏ đạn", "đầu đạn", "thuốc phóng" và các thành phần khác, tương tự từ "cartridge" trong tiếng Anh, trong trường hợp này, người ta dùng "đầu đạn" để chỉ phần cần bắn đi. Có khi, "đạn" lại chỉ phần "đầu đạn" của trường hợp trên, ví dụ dùng trong các loại súng bắn liều rời như súng cối hay pháo, hoặc văn học như "trúng đạn". Thông dụng nhất là trường hợp đầu, lúc đó, đạn tương đương với cartridge tiếng Anh, gồm cả "vỏ đạn", "hạt nổ", "đầu đạn". "Vỏ đạn" tương ứng với từ "case". "Đầu đạn" súng nhỏ tương ứng với từ "bullet", "đầu đạn" súng lớn tương ứng với từ "projectile".

Đạn các cỡ súng ngắn, súng trường...

Thời cổ dùng đầu đạn chì, đạn này mềm hạn chế mài nòng ngày đó vốn tồi. Đạn chì có tỷ khối lớn giảm lực cản. Nhưng đạn tản mát lớn, đầu thế kỷ 19, súng trường bắn trúng mục tiêu to bằng người thật với tỷ lệ chỉ vài phần trăm. Đầu thế kỷ 19 người ta chế ra súng nạp đạn sau thay cho súng nhồi miệng nòng, nhưng vẫn nhồi thuốc nổ rời đong từ đấu đong, rồi lèn bằng đạn rời.

Lúc đó cũng có đạn ria dùng nhiều đạn nhỏ, nhưng bắn không xa, ngày nay vẫn dùng cho súng săn.

Cũng trong thế kỷ 19, người ta chuyển dần súng trường sang nòng xoắn, bắn đầu đạn dài nhọn, liền vỏ. Mồi lửa thay bằng mồi đá lửa rồi mồi hạt nổ, ban đầu hạt nổ đặt cạnh khối thuốc. Sau dùng đạn "giữa", tức hạt nổ đặt giữa đáy vỏ đạn. Vỏ và đạn bằng đồng, vốn mềm và tỷ khối lớn. Sang thế kỷ 20, đồng chỉ còn dùng làm vỏ đầu đạn để tăng độ bền nòng. Cuối thế kỷ 20 thì nhiều vật liệu thay thế. Thường lõi đạn nhỏ làm bằng thép cứng. Cuối thế kỷ 20 cũng có một số đạn nhỏ dùng vật liệu mật độ cao.

Một số đầu đạn bắn tỉa tăng sát thương bằng cách tách làm hai khi vào trong cơ thể, một số đạn AK hiện đại làm lệch tâm để xoáy mạnh, phá tăng sát thương.

Các nước và khối quân sự đưa ra các loại tiêu chuẩn đạn, để dễ trang bị, hậu cần. Các súng sẽ được thiết kế theo đạn tiêu chuẩn đó, tiêu chuẩn bao gồm hình dáng, kích thước, dày, nặng, thuốc và tốc độ cháy....

Những viên đạn đầu tiên trên thế giới

Năm 1232, trong chiến tranh bảo vệ lãnh thổ chống quân Mông tại Biện Kinh, [nay là Khai Phong – Hà Nam, Trung Quốc], người Kim đã sử dụng thuốc nổ lẫn mạt sát và các mạnh vụn sành sứ cho vào “súng lửa bay”. Số mạt sát và mảnh vụn sành sứ đó có thể coi là sự manh nha của đạn súng.

Năm 1259, trong trận chống quân Mông, quân dân Thọ Xuân, Nam Tống [nay là huyện Thọ, tỉnh An Huy, Trung Quốc] đã sáng chế ra một loại “súng đột hỏa”. Loại súng này có nòng làm bằng trúc, bên trong nhồi thuốc nổ, sau đó lắp “tử khoa”. Sau khi thuốc nổ bị đốt sẽ phát nổ và bốc lửa, bắn “tử khoa” về phía kẻ thù, âm thanh của nó có thể truyền đến 150 bộ [1 bộ bằng 5 thước]. Mặc dù đến nay người ta vẫn bàn tán nhiều về “tử khoa”, nhưng các chuyên gia về lịch sử vũ khí đều nhất trí khẳng định, “tử khoa” chính là súng đạn đầu tiên trên thế giới.

Đạn súng thần công thời nhà Nguyễn [Việt Nam].

Pháp là nước phát minh chế tạo đạn vỏ giấy đầu tiên trên thế giới. Ban đầu thuốc phóng và đầu đạn tách rời, khi bắn chẳng những tốc độ chậm mà còn cực kỳ phiền phức. Đầu thế kỷ 19, cùng với sự ra đời của hạt nổ, người ta bắt đầu thử nghiệm loại đạn nạp nhanh.

Năm 1812, Pháp là nước lần đầu tiên chế tạo thành công loại đạn 4 trong 1, tức là sự kết hợp của hạt nổ, thuốc phóng, đầu đạn và vỏ đạn thành một chỉnh thể. Sự ra đời của loại đạn này đã giảm thiểu đáng kể thao tác nạp đạn từ cuối nòng, nâng cao tốc độ bắn một cách rõ rệt. Do vỏ đạn khi đó được làm bằng giấy nên người ta gọi nó là đạn vỏ giấy.

Đến thập niên 60 của thế kỷ 19, người ta bắt đầu sử dụng các miếng đồng thau để cuộn thành vỏ đạn, vì thế đạn vỏ kim loại đã ra đời. Do vỏ đạn kim loại có ưu điểm vượt trội so với vỏ giấy, vì thế vỏ đạn giấy đã bị đánh bật khỏi vũ đài lịch sử.

Đầu đạn kim loại có vỏ đầu tiên được Thụy Sĩ chế tạo năm 1875. Vỏ đạn và đầu đạn đều được làm từ đồng thau, sau đó người ta lại sử dụng thép có hàm lượng cacbon thấp hoặc thép mạ đồng để chế tạo đạn.

Pháp là nước đầu tiên sử dụng loại đạn có chứa thuốc nổ không khói vào năm 1886. Thuốc nổ không khói có uy lực mạnh, ít muội, có thể nâng cao tốc độ đạn đầu nòng.

Súng thần công.

Đạn dum-dum đầu tiên trên thế giới

Giữa thời nhà Minh – Trung Quốc, người ta đã phát triển một số đạn pháo từ đạn đặc thành đạn nổ. Đây là sự phát triển vượt bậc trong lịch sử vũ khí Trung Quốc và cũng là sự ra đời đầu tiên của lựu đạn trên thế giới.

“Độc hỏa long pháo” được chế tạo trong những năm Hoằng Trị thời nhà Minh – Trung Quốc [1488-1505], dùng pháo mẹ để bắn quả đạn con đến khu vực cách 200 bộ [1.000 thước] khiến nó “nổ vụn và sát thương kẻ thù”.

Đến đời Gia Tĩnh – Thái Tông, pháo và đạn pháo đã giảm về trọng lượng và được chế thành “thiết bổng lôi phi pháo”, có thể dùng để đánh xung kích hoặc nổ trên không trung, hoặc tập kích dưới mặt đất, hoặc nổ giữa đám đông người ngựa, các mảnh sắt bắn ra tứ phía làm tan nát mọi thứ. Trong cuốn “Võ bị chí” của Trung Quốc có ghi: “Pháo oanh lôi cuộn gió tuôn bụi, pháo mãnh hỏa cuộn mây sét đánh, pháo thần yên bốc khói độc... tất cả đều bắn ra đạn nổ, mảnh vụn và khó lửa độc hại của đạn nổ tiêu diệt kẻ thù”.

Đạn ghém đầu tiên trên thế giới

Đạn ghém [đạn ria hay đạn hoa cải] là loại đạn có tác dụng ở cự ly gần, dùng để sát thương sinh lực địch trong phạm vi 300m trở lại, cũng là loại đạn pháo cổ xưa nhất được sử dụng trong lực lượng pháo binh.

Từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ 16, đạn ghém được làm bằng đá hoặc sắt thép. Người ta đặt những cục đá hoặc cục sắt vào nòng pháo phía trước thuốc phóng, sau đó nắp chặt. Để tránh cho nòng pháo khỏi bị hư hại, về sau người ta cho đá hoặc sắt vào trong vỏ.

Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, đạn ghém được cấu tạo bởi nhiều viên đạn có vỏ ống làm bằng gang, thép hoặc giấy cứng, bên trong có chứa các viên thép hoặc chì hình cầu, vỏ được làm bằng gang chắc chắn và có nắp. Trong đạn ghém không có thuốc nổ và cũng không có thuốc phóng, khi bắn, dưới tác dụng của gia tốc tuyến tính và lực quán tính ly tâm, vỏ đạn sẽ vỡ ra tạo thành chùm tia bay ra khỏi mặt cắt của nòng pháo. Đến thế kỷ 19, với sự ra đời của lựu đạn, đạn ghém đã không còn được sử dụng rộng rãi.

Đạn dum-dum.

Đạn dum-dum được sử dụng đầu tiên trên thế giới

Đạn dum – dum là loại đạn phá ở phần đầu có khe hở hình chữ thập hoặc lỗ thủng. Trong chiến tranh Anglo-Boer [1899-1902], nước Anh lần đầu tiên sử dụng loại đạn này. Sau khi găm vào cơ thể người, đạn này nổ tung gây trọng thương. Dum – dum là tên của một huyện lỵ ngoại ô thành phố Calcutta của Ấn Độ, ở đó có một nhà máy sản xuất vũ khí.

Đạn dum – dum được sản xuất theo đơn đặt hàng của người Anh. Năm 1899, Tuyên ngôn quốc tế do Đại hội hòa bình lần thứ nhất tại Den Haag đã thông qua tuyên ngôn cấm sử dụng “đạn dum-dum”, nhưng sau đó quân đội của một số nước vẫn cải tiến loại đạn phá này và sử dụng nó trong Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đạn tuyên truyền đầu tiên trên thế giới

Đạn tuyên truyền lần đầu tiên được xuất hiện trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh này [1918], người Pháp đã sử dụng rộng rãi loại đạn này nhằm gây ảnh hưởng tinh thần của binh sĩ Đức. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù máy bay được sử dụng rộng rãi để thả bom truyền đơn, nhưng đạn truyền đơn vẫn được sử dụng. Hồng quân Liên Xô từng sử dụng pháo lựu 122mm để bắn đạn truyền đơn.

Đạn khí độc đầu tiên trên thế giới

“Độc dược yêu cầu” được phát minh vào thời nhà Tống – Trung Quốc là đạn khí độc đầu tiên trên thế giới. Trong loại đạn này có chứa các chất độc như thạch tím, ba đậu, lang độc. Sau khi cháy, khói độc sẽ tỏa ra khiến quân địch trúng độc dẫn đến suy giảm sức chiến đấu. Sự ra đời của loại vũ khí này là độc nhất vô nhị trên thế giới lúc bấy giờ.

Đạn dược hàng không được sử dụng đầu tiên trên thế giới

Đạn dược hàng không được người Italy sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh giữa Italy và Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1911 đến năm 1012. Tiếp sau đó đạn dược hàng không có sự phát triển nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn.

Đạn dược hàng không bao gồm: Bom hàng không, thùng bom sử dụng một lần, bom chùm, đạn súng máy hàng không, tên lửa phòng không, ngư lôi hàng không, thủy lôi hàng không.

Sức công phá khủng khiếp của đạn hạt nhân.

Đạn hạt nhân đầu tiên

Pháo hạt nhân hoặc còn gọi là pháo nguyên tử là loại hỏa pháo có thể bắn được đầu đạn hạt nhân. Hỏa pháo tầm xa cỡ lớn trong trang bị hiện đại hầu hết đều có thể bắn được đầu đạn hạt nhân, đương lượng thông thường của đầu đạn hạt nhân vào khoảng 100-15.000 tấn. Uy lực của một đầu đạn hạt nhân tương đương với tổng số hỏa lực trong một loạt bắn của một đại đội pháo binh hoặc một tiểu đoàn pháo binh, thậm chí còn mạnh hơn.

Đạn pháo hạt nhân ra đời đầu tiên vào khoảng những năm 50 của thế kỷ 20. Tháng 5/1953, Mỹ đã lần đầu tiên bắn thử nghiệm thành công một quả đạn pháo hạt nhân, đường kính quả đạn pháo là 280mm, đương lượng đạt 15.000 tấn. Từ thập niên 70 của thế kỷ 20 trở lại đây, pháo tầm xa kiểu mới hoặc cải tiến từ 155mm trở lên do các nước NATO nghiên cứu chế tạo đều có thể bắn đầu đạn hạt nhân. Ban đầu, pháo hạt nhân do Mỹ chế tạo có cỡ nòng khá lớn, pháo hải quân có cỡ nòng lớn nhất là 406mm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại quả pháo và đạn pháo cỡ lớn cũ đã lần lượt bị xóa tên trong danh mục trang bị.

Chủ Đề