Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho trẻ mầm non

[1] Sy, N.T & Van, V.H., [2020], South Asian Research Journal of Humanities and Social Sciences, 2[3], 210- 214, DOI: 10.36346/sarjhss. 2020.v02i03.006.

[2] Phạm Quốc Trụ, [2011], Hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Retrieved from: //www. nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinhte/2014-hoi-nhap-quoc-te-mot-so-van-de-ly-luan-vathuc-tien

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị Quyết số 22-NQ/ TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 về Hội nhập quốc tế, Retrieved from: //tulieuvankien.dangcongsan.vn/ he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so22-nqtw-ngay-1042013-cua-bo-chinh-tri-ve-hoi-nhapquoc-te-264

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 11 tháng 5 năm 2016 về Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Retrieved from: thuvienphapluat. vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-06-NQTW-thuc-hien-tien-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-giuvung-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-2016-332532.aspx.

[5] Thủ tướng Chính phủ, [2018], Chỉ thị số 26-CT/TTg về Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả thêm, Retrieved from: // thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-26- CT-TTg-2018-day-manh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-tetheo-huong-hieu-luc-va-hieu-qua-hon-393297.aspx

[6] Nguyễn Thị Quyết, [2019], Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Kỉ yếu hội thảo quốc tế về Giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay, NXB Đại học Huế.

[7] Vũ Văn Hải, [12/2019], Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lí văn hóa học đường trong các trường đại học hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr. 74-79.

[8] Hồ Chí Minh, [2011], Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị - Quốc gia Sự thật.

Bản sắc dân tộc là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, những giá trị ấy là động lực đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Việc giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường là rất quan trọng và cần thiết. Qua đó sẽ góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa dân tộc, giúp đời sống tinh thần của các em lành mạnh và phong phú, thúc đẩy hình thành những nhân cách sống tốt cho học sinh.

Vài năm trở lại đây, phường Tây Mỗ đang bước vào thời kì đô thị hoá mạnh mẽ, đặc biệt là có sự tham gia xây dựng của tập đoàn Vinhomes. Việc này khiến cho dân số trên địa bàn phường thay đổi rất lớn. Nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng đổi mới hiện đại thu hút người dân đến sinh sống tại đây. Sự thay đổi về cơ cấu dân số tác động, khiến cho việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương bị ảnh hưởng ít nhiều. 

Trước xu hướng phát triển nhanh chóng trong thời kỳ hội nhập quốc tế của đất nước, tuy mang lại nhiều giá trị tích cực cũng như thuận lợi, còn tồn tại những mặt tiêu cực đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của đất nước lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Cô Trần Thị Ngọc Oanh – Hiệu trưởng Trường tiểu học Tây Mỗ. 

Cô Trần Thị Ngọc Oanh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Mỗ chia sẻ: Việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh thực sự có vai trò rất quan trọng. Với các em bậc tiểu học, đây là lứa tuổi mà nhận thức của các em còn non nớt và cần được bồi dưỡng rất nhiều. Trong mỗi tiết học, các cô sẽ khơi gợi cho các em trí tò mò về những sự kiện liên quan gắn liền với di tích lịch sử đó. Việc giảng dạy bằng máy chiếu cũng trở lên phổ biến để cho các em học sinh thấy được những hình ảnh trực quan, sinh động, giúp các con thêm hứng thú, say mê với bài giảng và tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn. 

Vừa qua, Nhà trường đã phát động cuộc thi vẽ tranh “Quê hương Tây Mỗ qua nét vẽ trẻ thơ”. Hội thi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể cán bộ giáo viên và gần 1600 em học sinh của nhà trường tham gia dự thi. Thông qua cuộc thi nhà trường cùng với ban tổ chức cuộc thi muốn lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, giáo dục thế hệ trẻ về việc bảo tồn lưu giữ những giá trị truyền thống của quê hương Tây Mỗ.

Một góc sân Trường Tiểu học Tây Mỗ. 

Với người dân Tây Mỗ, việc lưu giữ văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ. Nền văn hóa, văn hiến lâu đời mà cha ông để lại như những gì tinh túy nhất mà thế hệ trước chắt chiu dành dụm cho con cháu. Cũng vì thế nên từ các cấp bộ ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương, nhà thờ họ, tổ dân phố cho tới từng cá nhân người dân đều coi văn hóa Tây Mỗ như một phần máu thịt của mình.

Đình làng Phú Thứ, Tây Mỗ. 

 Đình làng Miêu Nha, Tây Mỗ.

Ngoài vai trò của nhà trường, giá trị giáo dục từ gia đình cũng rất quan trọng và có cần sự liên kết chặt chẽ với nhau. Các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm tới việc học của con em mình, đó cũng là nguồn động viên rất lớn đối với các em, bởi ngoài sự giáo dục của nhà trường thì gia đình chính là nơi ảnh hưởng đến nhận thức của con trẻ rất nhiều. 

Muốn giữ gìn truyền thống, bản sắc của quê hương, không riêng ngành giáo dục mà cần sự vào cuộc của tất cả các tầng lớp nhân dân và chính quyền địa phương. Giá trị văn hóa không chỉ nằm ở những di tích lịch sử mà còn ở truyền thống văn hiến lâu đời của quê hương Tây Mỗ. Đặc biệt là truyền thống hiếu học, đề cao vai trò giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho người dân sẽ có tác động tích cực tới việc bảo tồn, lưu giữ văn hóa cổ truyền.

Nguyễn Ngân, Hải Yến

Hiểu về bản sắc văn hoá dân tộc thông qua các trò chơi

Phát huy kết quả trên, nhiều trường Mầm non trên cả nước đã tích cực xây dựng mô hình này. Năm học 2021-2022, Trường Mầm non Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có tổng số 403 trẻ, chủ yếu là con em người dân tộc Tày và dân tộc Mông. Thông qua mô hình "Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc”, nhà trường đã chú trọng xây dựng các mô hình hoạt động như chợ quê, các trò chơi dân gian đặc trưng; tìm hiểu về trang phục truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Tày, dân tộc Mông cùng nhiều hoạt động khác ở trong lớp và không gian sân trường.

Ngoài các hoạt động ngoại khoá giúp trẻ trải nghiệm, trường còn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, giúp 100% học sinh và giáo viên có trang phục truyền thống. Việc mặc trang phục dân tộc được quy định vào thứ 4 hàng tuần và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Đây là một cách giáo dục hiệu quả cho học sinh về nét đẹp văn hóa, biết bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Sau một thời gian đi vào hoạt động, mô hình "Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc” của trường Hồng Ca đã tạo được sự nhất trí và đánh giá cao về hiệu quả từ phụ huynh, học sinh và giáo viên toàn trường.

Là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động bảo tồn văn hoá, Trường Mầm non Suối Hoa, xã Độc Lập, TP. Hoà Bình có 11 lớp với 182 trẻ, chủ yếu là con em người dân tộc Mường đã nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện mô hình "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các hoạt động trải nghiệm cho bé”.

Cụ thể, nhà trường đã chú trọng tổ chức nhiều mô hình để trẻ được trải nghiệm qua các góc nhà sàn, chợ quê, góc các trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc Mường ở không gian sân trường như: Nhảy sạp, múa Mường, hát đối, đóng kịch, làm bánh dân tộc, chơi trò chơi dân gian, đi chợ bản Mường, làm bánh ngày xuân, phiên chợ dân tộc vùng cao… Các mô hình nhà sàn dân tộc Mường, khu vực trưng bày đồ dùng, nông cụ dân tộc Mường trở thành góc hoạt động trải nghiệm bổ ích, giúp trẻ hiểu thêm về đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. Góp phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như cảm nhận, lưu giữ sâu sắc về các nét đẹp đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Theo lãnh đạo nhà trường, mô hình "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các hoạt động trải nghiệm cho bé” ngày càng phát triển về cả bề rộng và chiều sâu. Nhiều trường học trên địa bàn thành phố cũng như các huyện lân cận đã đến thăm quan, học tập mô hình hiệu quả này của nhà trường.

Tại Trường Mẫu giáo Hoa Mai, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Rai, giờ học ngoài trời diễn ra trong không khí rộn ràng. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các bé cùng nhau tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc Jrai tại “Góc địa phương” được bố trí nơi sân trường.

Cô Trần Thị Hồng Ánh, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Năm học vừa qua, toàn trường có 328 học sinh, trong đó học sinh người Jrai chiếm hơn 71%. Vì thế, nhà trường luôn cố gắng xây dựng môi trường học tập thân thiện, gần gũi nhất dành cho trẻ. Bên cạnh khu vực học tập chung ở sân trường, từng lớp còn xây dựng cho mình một “Góc địa phương” sinh động, đặc sắc. Những mô hình cái cuốc, quả bầu khô hay những chiếc gùi, nong, nia, giỏ đan “thu nhỏ”... được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Tên gọi mỗi vật dụng được thể hiện bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Jrai để trẻ dễ tiếp cận và nhận biết. Đa số vật dụng này đều do giáo viên tự làm để vừa trang trí, vừa phục vụ cho việc dạy học.

Tại xã Đak Hlơ, huyện Kbang, Trường Mẫu giáo Đak Hlơ cũng là một trong những điển hình về việc đẩy mạnh thực hiện các mô hình học tập gắn với đặc thù riêng nhằm đưa trẻ đến gần với thực tiễn đời sống văn hoá dân tộc. Trong khuôn viên sân trường được bố trí góc riêng để trang trí các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ sản xuất, nhạc cụ truyền thống... 

Cô giáo Phan Thị Quý chia sẻ: Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các tiết học trực quan tại lớp với “Góc địa phương”, “Góc truyền thống” và những hoạt động liên quan đến văn hóa dân tộc trong trường mầm non đã biến các giờ học trở nên sinh động và thích thú hơn đối với trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở địa phương.

“Chơi mà học” luôn mang lại hiệu quả tích cực

Theo bà Nguyễn Thị Phương Huệ, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non tỉnh Gia Rai, từ năm 2018 đến nay, chương trình đã được triển khai nhân rộng tại tất cả các trường mầm non trên toàn tỉnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Không chỉ giúp trẻ phát triển về tình cảm, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, tính thẩm mỹ, sự tự tin... các mô hình, hoạt động trải nghiệm gần gũi với văn hóa dân tộc trong trường mầm non còn góp phần phát triển nhận thức cho trẻ, bồi đắp trong trẻ tình yêu buôn làng và lớn hơn là tình yêu quê hương, đất nước. “Thời gian đến, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường học phát huy hơn nữa hiệu quả của chương trình này” - bà Huệ khẳng định.

Có thể nói, "Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc” là mô hình giáo dục sáng tạo, phù hợp với đặc điểm các trường học vùng dân tộc thiểu số, mang lại những tín hiệu tích cực cho học sinh và giáo viên trong khối mầm non. Tác động sâu sắc và rõ nét đến việc nhận thức và bảo tồn các giá trị văn hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số một cách cụ thể, kịp thời.

Thông qua mô hình, trẻ không chỉ được biết thêm về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, mà còn được bồi đắp thêm vốn ngôn ngữ, hiểu biết về cội nguồn, nâng cao ý thức dân tộc và tình yêu quê hương, làng bản. Tạo được sự đồng thuận, sẻ chia khó khăn của phụ huynh với nhà trường để nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy và học.

Xuân Quang

Video liên quan

Chủ Đề