Giáo án phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Cánh diều

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

 PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là em bé.

2. Kỹ năng:

- Biết được những công việc cần làm để phòng chống ngộ độc khi ở nhà.

- Biết được nguyên nhân ngộ độc qua đường ăn, uống.

3. Thái độ:

- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân trong nhà bị ngộ độc.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TỰ NHIÊN XÃ HỘI PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ I. MỤC TIÊU Kiến thức: Nhận biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là em bé. Kỹ năng: - Biết được những công việc cần làm để phòng chống ngộ độc khi ở nhà. - Biết được nguyên nhân ngộ độc qua đường ăn, uống. Thái độ: Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân trong nhà bị ngộ độc. II. CHUẨN BỊ GV: Các hình vẽ trong SGK. Một vài vỏ thuốc tây. Bút dạ, giấy. HS: Xử lý tình huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động [1’] 2. Bài cũ [3’] Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. Khu phố nơi em ở có sạch sẽ không? Để môi trường xung quanh bạn sạch sẽ, bạn đã làm gì? GV nhận xét. 3.Giới thiệu: [1’] GV hỏi: Khi bị bệnh, các em phải làm gì? Nếu uống nhầm thuốc thì hậu quả gì sẽ xảy ra? Đễ hiểu rõ điều đó, cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 4.Phát triển các hoạt động [27’] v Hoạt động 1: Làm việc với SGK. +MT : Giúp HS biết quan sát, trả lời đúng theo tranh. +PP : Trực quan, vấn đáp. Yêu cầu :Thảo luận nhóm để chỉ và nói tên những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình - Yêu cầu :Trình bày kết quả theo từng hình: + Hình 1: + Hình 2 : + Hình 3 : - Những thứ trên có thể gây ngộ độc cho tất cả mọi người trong gia đình, đặc biệt là em bé. Các em có biết vì sao lại như thế không? GV chốt kiến thức: * Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là: thuốc tây, dầu hoả, thức ăn bị ôi thiu,. * Chúng ta dễ bị ngộ độc qua đường ăn, uống. à GV nhận xét chốt ý. v Hoạt động 2: Phòng tránh ngộ độc. + MT : HS biết phòng chống, tránh ngộ độc khi ở nhà. +PP : Trực quan, thảo luận nhóm, trình bày. Yêu cầu :Quan sát các hình vẽ 4, 5, 6 và nói rõ người trong hình đang làm gì? Làm thế có tác dụng gì? - Yêu cầu :Trình bày kết quả theo từng hình: + Hình 4: + Hình 5 : + Hình 6 : GV kết luận: Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, chúng ta cần: * Xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. * Thực hiện aăn sạch, uống sạch. * Thuốc và những thứ độc, phải để xa tầm với của trẻ em. * Không để lẫn thức ăn, nước uống với các chất tẩy rửa hoặc hoá chất khác. v Hoạt động 3:Đóng vai: Xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. +MT : Giúp HS Xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. +PP : Động não, thực hành. GV giao nhiệm vụ cho HS Nhóm 1 và 3: nêu và xử lí tình huống bản thân bị ngộ độc. Nhóm 2 và 4: nêu và xử lí tình huống người thân khi bị ngộ độc. GV chốt kiến thức: Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi người lớn và nói mình đã ăn hay uống thứ gì. Khi người thân bị ngộ độc, phải gọi ngay cấp cứu hoặc người lớn; thông báo cho nhân viên y tế biết người bệnh bị ngộ độc bởi thứ gì. 5. Củng cố – Dặn dò [3’] Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Trường học. - Hát - HS trả lời. Bạn nhận xét. - HS trả lời. Bạn nhận xét. - Phải uống thuốc. - Hoạt động lớp, cá nhân. - HS thảo luận nhóm . - Đại diện 3 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày kết quả theo lần lượt 3 hình. + Thứ gây ngộ độc là bắp ngô. Bởi vì bắp ngô đó bị nhiều ruồi đậu vào, bắp ngô đó bị thiu. + Thứ gây ngộ độc là lọ thuốc. Bởi nếu em bé tưởng là kẹo, em bé ăn nhiều thì sẽ bị ngộ độc thuốc. + Thứ gây ngộ độc ở đây là lọ thuốc trừ sâu. Bởi vì người phụ nữ có thể nhằm thuốc trừ sâu như lọ nước mắm, cho vào đun nấu. - Bởi vì em bé bé nhất nhà, chưa biết đọc nên không phân biệt được mọi thứ, dễ nhầm lẫn. - HS đọc ghi nhớ . - 1, 2 HS nhắc lại ý chính . - Hoạt động nhóm. - HS thảo luận nhóm . - Đại diện 1, 2 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. + Cậu bé đang vứt những bắp ngô đã bị ôi thiu đi. Làm như thế đễ không ai trong nhà ăn nhằm, bị ngộ độc nữa. + Cô bé đang cất lọ thuốc lên tủ cao, để em mình không với tới được và ăn nhầm vì tưởng là kẹo ngọt. + Anh thanh niên đang cất riêngï thuốc trừ sâu, dầu hoả với nước mắm. Làm thế để phân biệt, không dùng nhằm lẫn giữa 2 loại. - HS đọc ghi nhớ . - HS nêu. - Hoạt động nhóm, cá nhân. - Các nhóm thảo luận, sau đó lên trình diễn. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung cách giải quyết tình huống của nhóm bạn. - HS nghe, ghi nhớ. v Rút kinh nghiệm: ÔN RÈN CHỮ I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS rèn chữ qua bài : Câu chuyện bó đũa chép đoạn 1,2. 2.Kỹ năng : HS viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp. 3.Thái độ : HS yêu thích viết chữ đẹp. II.NỘI DUNG : GV yêu cầu HS đọc bài Câu chuyện bó đũa. à HS viết bài vào vở cho đến hết đoạn 1,2. - Lưu ý viết đúng cỡ chữ, trình bày đẹp. GV chấm một số bài nhận xét. ÔN TOÁN I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp HS ôn lại phép trừ có nhớ số có hai chữ số trong phạm vi 100. Oân giải toán có lời văn. 2.Kỹ năng : HS vận dụng kiến thức giải đúng các bài tập. Rèn tính nhanh, chính xác. 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học toán. II.NỘI DUNG GV yêi cầu HS làm các bài tập :1,2,3 /67. \HS đọc đề phân tích, sau đó làm vào vở. à HS sửa bài nhận xét à GV nhận xét chốt ý.

Tài liệu đính kèm:

  • TNXH1.doc

BÀI SOẠN GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 2PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀI_Mục tiêu :- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc .* Hs khá , giỏi : nêu được một số lý do khiến bị ngộ độc qua đ ường th ức ăn,uống như thức ăn ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc,…II/ Các kỹ năng sống:- Kỹ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ởnhà.- Kỹ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống ngộ độc- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tậpIII/ Các phương pháp dạy học:-Thảo luận nhóm- Suy nghĩ – Thảo luận cặp đôi- Chia sẻ.- Trò chơiIV._Đồ dùng dạy học : Hình vẽ SGK/30,31 . Vài vỏ hộp hóa chất , thuốc tây .V_Các họat động dạy học :A_Kiểm tra bài cũ : 3 hsB_Dạy bài mới :1_Họat động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận :những thứ có thể gây ngộ độc .* Mục tiêu : xem mục tiêu 1,2 của bài- Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc quađường ăn uống .+ HS kể , GV ghi lên bảng- Trong những thứ đó , thứ nào thường được cấtgiữ trong nhà .- Yêu cầu hs quan sát H1,2,3/30 , gv giao nhiệmvụ cho từng nhóm- Nhiều hs kể- HS trả lời- Làm việc theo nhóm . Đại diện cácnhóm trình bày- Cả lớp nx , bổ sungGV kết luận2_Họat động 2 : quan sát hình vẽ và trả lời : Cầnlàm gì để phòng tránh ngộ độc .* Mục tiêu : xem mục tiêu 3 của bài .- Làm việc theo nhóm- Yêu cầu hs quan sát hình 4,5,6/31- Đại diện các nhóm trình bày+ Mọi người đang làm gì ? Nêu tác dụng của - Lớp nx , bổ sungviệc làm đó- Nhắc nhở những việc cần làm để phòng tránhngộ độc trong nhà3_Họat động 3 : Đóng vai* Mục tiêu : xem mục tiêu 4 của bài- Giao nhiệm vụ :+ Nhóm 1,2 : tập cách ứng xử khi bản thân bịngộ độc+ Nhóm 3,4 : tập cách ứng xử khi người nhà bịngộ độc- GV kết luận cách ứng xử đúng4_Củng cố , dặn dò :- Hệ thống lại bài- NX tiết học*Rút kinh nghiệm- Các nhóm đưa ra tình huống , phânvai , tập đóng- Các nhóm lên đóng vai , lớp thảoluận , nx

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 3: phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

[2 tiết]

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.

–           Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

2. Năng lực

–           Năng lực chung:

●         Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●         Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

–           Năng lực riêng:

●         Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.

●         Đưa ra được các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

3. Phẩm chất

–           Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

–           Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

–           Giáo án.

–           Các hình trong SGK.

–           Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

b. Đối với học sinh

–           SGK.

–           Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học [nếu có] và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

            TIẾT 1           

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV cho HS quan sát hình bạn trong SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: Bạn trong hình bị làm sao? Bạn hoặc người nhà đã bao giờ bị như vậy chưa?

– GV dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày sẽ có những lúc chúng ta gặp phải trường hợp một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vậy lí do có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống là gì? Những việc làm để phòng tránh và xử lí khi bị ngộ độc qua đường ăn uống là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống

a. Mục tiêu: Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

– GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 7 SGK trang 14, 15 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nói thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong cách hình.

+ Hãy kể tên một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộc độc qua đường ăn uống có trong nhà em.

Bước 2: Làm việc cả lớp

– GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

– GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn.

– GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Trao đổi thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau

a. Mục tiêu:

– Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

– Nói được lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

– GV yêu cầu HS:

+ Thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin sau:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

STT     Lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống      Từ nguồn thông tin

+ Thành viên trong nhóm thay phiên nhau đóng vai bác sĩ để nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống

Bước 2: Làm việc cả lớp

– GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

– GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn [bao gồm cả phần đong vai bác sĩ].

– GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

– HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. Bạn trong hình bị đau bụng, buồn nôn và muốn đi vệ sinh sau khi ăn đồ ăn, có thể bạn đã bị ngộ độc do thức ăn.

– HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.

– HS trả lời: 

– Thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong cách hình: Thức ăn bị thiu. Nước uống bị ruồi đậu vào. Dùng đồ ăn hết hạn sử dụng. Trái cây bị hỏng, thối. Cơm để lâu bị thiu. Dùng pin để nấu thức ăn. Dùng chất đốt như xăng, dầu nhớt để đun nấu.

– Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộc độc qua đường ăn uống có trong nhà em: sữa hết hạn sử dụng, thức ăn để lâu ngày, chén, đĩa, dụng cụ làm bếp bị bẩn.,…

– HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

– HS lần lượt đóng vai, hỏi – đáp về lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

– HS trình bày:

STT     Lí do gây   ngộ độc   Từ nguồn thông tin

1          Thức ăn ôi thiu         Ti vi

2          Thực phẩm quá hạn sử dụng           Báo

….                   

– HS đóng vai bác sĩ nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống:

– Bạn nhỏ: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ?

– Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Ví dụ: dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần.

– Bạn nhỏ: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ?

– Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc như: cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

            TIẾT 2           

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới trực tiếp vào bài Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà [tiết 2].

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Những việc làm để phòng tránh và xử lí ngộ độc qua đường ăn uống khi ở nhà

a. Mục tiêu:

– Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà thông qua quan sát tranh ảnh.

– Đề xuất những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộc độc.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

– GV yêu HS:

+ Quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 3 SGK trang 16 và trả lời câu hỏi: Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống?

+ Em và các thành viên trong gia đình cần làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống?

Bước 2: Làm việc cả lớp

– GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

– GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn.

– GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Đóng vai xử lí tình huống

a. Mục tiêu: Đưa ra các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 6

– GV yêu cầu HS:

+ Nhóm chẵn: Tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc.

+ Nhóm lẻ: Tập cách ứng xử khi người nhà bị ngộc độc.

+ Các nhóm thảo luận, phân vai và tập đóng trong nhóm.

Bước 2: Làm việc cả lớp

– GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp.

– GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét phần đóng vai của các bạn

– GV bình luận và hoàn thiện phần đóng vai của HS.

– GV chốt lại nội dung toàn bài: Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo quản thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh; cất giữ thuốc và đồ dùng cẩn thận.            

– HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

– HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

– HS trả lời:

– Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống bằng cách: đạy lồng bàn mâm cơm khi chưa ăn; để thuốc vào tủ thuốc; cất giữ các chất tẩy rửa và hóa chất ở chỗ riêng, xa chỗ thức ăn và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn.

– Để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống, em và các thành viên trong gia đình cần: Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi ăn; giữ gìn vệ sinh môi trường sống; đạy thức ăn kín trước và sau khi dùng bữa; để dụng cụ nấu ngay ngắn, đúng nơi quy định.

– HS lắng nghe, thực hiện phân vai và tập đóng trong nhóm.

– HS trình bày:

Con: Bố ơi, con buồn nôn và đau bụng quá.

Bố: Chắc là do con vừa uống sữa lạnh quá hoặc hết hạn sử dụng rồi. Để bố lấy thuốc đau bụng cho con và theo dõi thêm. Nếu con không đỡ bố sẽ đưa con đế bệnh viện kiểm tra.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

Video liên quan

Chủ Đề