Giải hạn đầu năm nên làm ở đâu

Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn [lễ giải hạn]. Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.

Đi tìm nguồn gốc của lễ giải hạn Trong quan niệm của người Á Đông, theo vòng quay của sao Thái Tuế, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo năm. Có tất cả 24 vì sao quy tụ thành 9 chòm: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Trong 9 ngôi sao này, có sao tốt, có sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận hạn. Nặng nhất là “Nam La hầu, nữ Kế đô”. Còn nếu năm đó được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ dâng sao nghinh đón. Và để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng vào đầu năm [là tốt nhất] hoặc hàng tháng tại chùa [là tốt nhất] hay tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng. Ở Việt Nam, nhiều chùa tổ chức đăng ký làm lễ từ tháng 11 -12 âm lịch của năm trước. Theo Hòa thượng Thích Thanh Tứ, trụ trì chùa Quán Sứ [Hà Nội], trong sách của đạo Phật không có nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình: “Trong chân lý nhà Phật không có việc giải hạn các sao. Người ta gọi như vậy thì nhà chùa tôn trọng, không ảnh hưởng gì cả. Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Ở toà Tam Bảo, nhà chùa làm hoa quả, hoa nghi cúng Phật, có cái gì thì dâng lên cúng Phật chứ không có nghi thức gì khác cả. Từ giải sao là cho dễ hiểu chứ không có lễ giải sao nào cả”.

Nhưng một tài liệu khác lưu truyền trong các Phật tử thì nói rằng, việc cúng sao giải hạn và cầu phúc có từ xa xưa, trước khi Phật giáo truyền vào Á Đông. Sau này, các pháp sư Mật Tông thu nạp tập quán này soạn ra “Nhương tinh” cốt để đưa dẫn người vào đạo.


Lễ giải hạn trong quan niệm dân gian

Theo dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:

  1. Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng
  2. Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng
  3. Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng
  4. Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng
  5. Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng
  6. Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng
  7. Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 hàng tháng
  8. Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng
  9. Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng

Lễ nghênh, tiễn được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm. Nhưng dù sao nào chiếu mệnh thì vào ngày rằm tháng Giêng, người ta thường làm lễ dâng, sắm đủ phẩm lễ, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn.Bài vị được thiết lập trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao. Thủ tục cầu an và giải hạn không quá phức tạp, thường thì: Sau khi ghi tên, nộp lệ phí, vào giờ đã định của các ngày nói trên, những ai thuộc sao nào thì đến nghe nhà chùa đọc kinh, đọc tên mình, nhận sớ và hoá vàng là hoàn tất. Mỗi đàn chỉ cúng cho khoảng mươi gia đình nên khá kỹ lưỡng. Sư tụng kinh cầu an xong thì đọc sớ từng gia đình, trong đó từng người ghi rõ tuổi gì, địa chỉ ở đâu, sao nào chiếu… Nhiều người còn cúng cho cả con rể, con dâu là người nước ngoài, hiện đang sinh sống ở các nước khác trên thế giới. Trường hợp này nhà chùa thường ghi quốc ngữ vào lá sớ Hán Nôm. Văn khấn sẽ được thầy cúng đọc trong khi lễ. Cũng có người cho rằng, không được đọc sớ riêng của mỗi gia đình, tên tuổi từng người thì vẫn chưa yên lòng. Vì vậy, nhiều nhóm gia đình hợp đồng với các chùa, thường là chùa quen. Mỗi tín chủ dự lễ có thể khấn các bài khác nhau tùy theo nguyện vọng, nhưng thường có đầy đủ các thông tin như: “Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe…”. Cũng có không ít người cầu kỳ thuê thầy cúng về dâng sao giải hạn tại gia. Chẳng hạn, để chuẩn bị cho việc giải hạn sao Thái Bạch mà dân gian cho rằng “sạch cửa nhà”, người ta chuẩn bị: 9 quả trứng sống, 9 đĩa xôi, 9 đĩa hoa quả, 9 mũ sao, 9 bài vị, 9 lát vàng thoi kê dưới bài vị, 9 chén nước trong, 9 đĩa gạo muối, 9 miếng thịt luộc, 9 xấp vàng tiền, 9 chén [chung] rượu, 9 chung trà, hoa tươi. Sau đó thắp 18 ngọn đèn, quay bàn hướng Tây hành lễ.


Lễ giải hạn liệu còn nguyên giá trị?


Ngày nay, khi phải vật lộn với những khó khăn và áp lực, con người lại càng quan tâm hơn đến vấn đề tâm linh, đặc biệt là khi gặp rủi ro trong làm ăn, buôn bán, thi cử, mất mùa hay thậm chí là cả “rủi ro” trong tình duyên. Chính vì thế lễ giải hạn đã không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó. Nó đã bị lạm dụng khiến các nghi lễ trở nên rườm rà và được tổ chức một cách bừa bãi. Vào những ngày cúng lễ, mọi người đổ xô, chen lấn nhau chỉ mong được tham dự lễ. Những gia đình giàu có sẵn sàng bỏ hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu để thuê thầy cúng về làm lễ cho gia đình làm ăn phát đạt, buôn bán “đầu xuôi đuôi lọt”. Những gia đình không có điều kiện thì vì quá “tín tâm” nên sẵn sàng bán cả tài sản trong nhà đi để làm lễ. Chưa kể đến tình trạng những kẻ xấu lợi dụng những tình trạng này để thực hiện những mưu đồ xấu xa như: móc trộm đồ của con nhang, đệ tử thập phương vào những ngày đông đúc, xuất hiện các dịch vụ khấn thuê hay thậm chí còn tuyên truyền những thông tin thiếu lành mạnh hòng làm hoang mang trong dân chúng.

Lễ giải hạn xuất phát điểm là một tục lệ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Song nếu quá lạm dụng nó thì ý nghĩa đó không còn mang nguyên giá trị khiến nghi lễ này có nguy cơ trở thành một hủ tục trong giới tâm linh nhà Phật.

Theo Vitinfo

Tục dâng sao giải hạn có nguồn gốc Trung Quốc, xuất phát từ quan niệm mỗi năm, con người sẽ ứng với một sao chủ trong 9 ngôi sao cửu diệu. Cuộc đời con người phải trải qua các sao Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Kế Đô, La Hầu, Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hán, Thủy Diệu. Trong đó, Thái Dương, Thái Âm là những sao tốt, còn La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch là những sao xấu, được cho là sẽ làm hại đến sức khỏe, tiền tài, vận mệnh con người. 

Nhằm hóa giải những sao chiếu mệnh xấu, nhiều người làm lễ dâng sao giải hạn để xua đi những điều xui xẻo, tồi tệ và đón nhận may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Lễ này thường được làm đầu năm, trước rằm tháng Giêng. Vào dịp này, nhiều ngôi chùa đông nghẹt người đến dâng lễ cúng sao. Ở Hà Nội, chùa Phúc Khánh là một trong những địa điểm cúng sao giải hạn nổi tiếng nhất. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, vào ngày cúng sao, người dân kéo đến đông đến nỗi chật kín cả đoạn đường phía ngoài, ngồi đứng la liệt hướng về phía chùa.

Cảnh biển người chen lấn trên đường dự lễ cúng sao giải hạn chùa Phúc Khánh, Hà Nội.

Cho đến nay, chưa một nhà thiên văn học nào chứng minh có sự xuất hiện của 9 ngôi sao ấy trên bầu trời, vì thế dâng sao giải hạn chỉ là nghi lễ tâm linh nhằm đem lại sự an tâm. Nhiều người cho biết, họ tham gia nghi lễ này vì làm theo người khác hoặc không thực sự tin nhưng thấy người khác mách thì cũng làm cho yên tâm. Nhiều người khác cho biết họ chỉ đi lễ chùa cầu an đầu năm như một nghi thức văn hóa tâm linh chứ không giải hạn, cũng không quan tâm đến chuyện sao tốt, sao xấu. "Tôi nghĩ trong đời người, chuyện may mắn và rủi ro luôn song hành, năm nào cũng có. Nếu có rắc rối, khó khăn xảy ra thì tôi tìm cách giải quyết nó chứ không tin chuyện giải hạn bằng cúng sao", chị Minh Hà ở Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ.

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng ban hành văn bản cho biết việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống; còn nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên.

Minh Hà

Thứ Ba, 11/02/2020 14:01 [GMT+07]

[Lichngaytot.com] Nhiều người có lệ đầu năm làm lễ dâng sao giải hạn, cầu an cho cả gia đình. Song nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thì tốt hơn?

Tại sao có nghi lễ dâng sao giải hạn?

Hàng năm mỗi người lại có 1 ngôi sao chiếu mệnh. Đó là những ngôi sao có thật trên vũ trụ, người ta gọi chung là Cửu diệu. 

Cửu diệu được sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành, mỗi sao thuộc 1 hành riêng biệt. Người ta tính theo tuổi âm lịch, mỗi năm sẽ chịu ảnh hưởng của 1 sao, 9 ngôi sao luân phiên lần lượt, cứ 9 năm quay lại 1 lần. Trong 9 sao này, có sao tốt, cũng có sao xấu.

Người xưa cho rằng, nếu trong năm gặp sao tốt thì phải làm lễ nghinh sao để đón phúc lành, còn gặp sao xấu thì làm lễ cúng dâng sao giải hạn để hóa giải những điều xui xẻo, vận hạn.

Không phải tất cả mọi người đều tin vào điều này, nhưng phần lớn người dân đều làm lễ này vào dịp đầu năm vì cho rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Thực chất đây là tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời, việc các chùa làm lễ dâng sao giải hạn là thuận theo phong tục tập quán có sẵn ở từng địa phương mà thôi. Song nếu xét kĩ càng thì lễ dâng sao giải hạn ở chùa thường hay được chuyển sang hình thức cúng cầu an. 

Đầu năm đi chùa cầu an là lệ xưa, các chùa cũng đều làm lễ cầu an dịp này để hướng người dân về với Phật pháp, giảng giải cho mọi người về luật Nhân – Quả, tránh làm việc xấu, năng làm việc thiện.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh thì chùa chiền là nơi nghiêm tịnh, nơi tu tập Phật pháp chứ không phải nơi thờ phụng thần tiền, cầu mong may rủi để làm những chuyện như cúng sao giải hạn. 

Dân có mong cầu thì chùa có “cung”, nhưng thực chất thì các chùa thường hướng mọi người làm lễ cầu an.

Trong đạo Phật vốn không có sao tốt sao xấu, càng không có ngày tốt ngày xấu, không phải cứ dâng cúng đồ lễ hậu thì muốn gì được nấy. Phúc không thể cầu mà họa cũng chẳng thể xin giảm được nếu bản thân không có ý thức.

Ai hay làm việc xấu, tạo nhiều điều ác, không thành tâm sám hối, không phát nguyện từ bi thì dù có được sư thầy cầu phúc, tụng kinh niệm phật thì cũng khó có thể giải trừ được oan khiên nghiệp báo

Việc làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng được bình tâm, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật Nhân – Quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện…

Việc thờ cúng cốt ở thành tâm, nhiều người tự cúng sao giải hạn ở nhà cũng không có vấn đề gì. Chẳng cần phải mâm cao cỗ đầy, chẳng cần phải mời thầy về cúng, gia chủ thành tâm biện lễ, tùy theo điều kiện của gia đình mà cúng cầu… ấy rồi mọi sự cũng qua. 

Không ai dám chắc việc dâng sao giải hạn có hiệu quả, cũng không ai dám khẳng định nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa sẽ tốt hơn, nhưng chắc chắn có điều này không ai có thể phủ nhận được, đó chính là làm nhiều việc thiện thì tâm sẽ thanh thản, sẽ cảm nhận thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống, còn làm việc ác thì khó có thể được an lành, lúc nào cũng lo sợ nơm nớp…

Thay vì tốn công tốn của, mất bao thời gian những ngày đầu năm vào những việc không rõ được mất, hơn thiệt, hãy dành thời gian và sức lực của mình làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.


Như vậy chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn nhiều, chẳng còn điều xui xẻo, vận hạn nào có thể khiến cho bạn lo lắng nữa.

Video liên quan

Chủ Đề