Giải bài tập sinh học lớp 7 bài 35 năm 2024

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 35: Ếch đồng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 35 trang 113: - Hãy quan sát hình dạng, cấu tạo ngoài [hình 35.1] và cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi [hình 35.2].

- Thả ếch vào nước trong bể kính, hãy quan sát cách di chuyển trong nước của ếch [hình 35.3].

- Dựa vào kết quả quan sát hình 35.1, 35.2 và 35.3 để hoàn chỉnh bảng sau bằng đánh dấu [X] vào ô trống trong bảng cho phù hợp.

Bảng. Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch

Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài

Thích nghi với đời sống

Ở nước

Ở cạn

Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu

Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí

Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.

Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt

Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón [giống chân vịt]

Trả lời:

- Hình dạng, cấu tạo ngoài:

+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

+ Dầu trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí

- Cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi:

+ Dùng chân sau làm điểm tựa để bật nhẩy

+ Sau đó, duỗi dài người để dướn về phía trước.

- Cách di chuyển của ếch trong bể nước:

+ Chúng dùng màng bơi căng giữa các ngón ở chân sau đẩy nước → bơi về phía trước.

+ Mũi và mắt ở vị trí cao nhất trên đầu → ló mắt và mũi khỏi mặt nước.

Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài

Thích nghi với đời sống

Ở nước

Ở cạn

Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

x

Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu

x

Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí

x

x

Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.

x

Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt

x

Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón [giống chân vịt]

x

Câu 1 trang 115 Sinh học 7: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước.

Trả lời:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước → rẽ nước khi bơi.

- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu → để ngoi lên mặt nước

- Dầu trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → giảm ma sát

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón [giống chân vịt] → để đẩy nước.

Câu 2 trang 115 Sinh học 7: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với sời sống ở cạn.

Trả lời:

- Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → tránh khô da khi ở cạn.

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng

- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt để di chuyển trên cạn

Câu 3 trang 115 Sinh học 7: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Trả lời:

- Do ếch vẫn hô hấp qua da nên cần giữa cho da luôn ẩm ướt

+ Sống ở nơi ẩm ướt và gần bờ nước để giữa da ẩm ướt.

+ Bắt mồi về đêm để tránh thời điểm ánh nắng mặt trời gay gắt làm khô da.

Câu 4 trang 115 Sinh học 7: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.

Trả lời:

- Sinh sản bằng cách đẻ trứng và thụ tinh ngoài, mùa mưa là mùa sinh sản.

- Phát triển có biến thái ở ếch: trứng nở thành nòng nọc [có đuôi] → nòng nọc lớn dần, đuôi ngắn dần → mất đuôi trở thành ếch trưởng thành.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 35: Ếch đồng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Lý thuyết Sinh học 7, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 7.

Ếch sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước [ao, đầm nước...]. Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm. Mồi là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc...

Xem chi tiết

• Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật [ví dụ hướng hướng nước, hướng tiếp xúc].

• Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

  1. Chuẩn bị

1. Dụng cụ

- Chậu trồng cây cảnh/khay nhựa; đất/cát trồng cây; que tre hoặc gỗ nhỏ; chậu hoặc chai nhựa [đã sử dụng] đục lỗ nhỏ; nước; hộp carton.

- Tranh ảnh về một số hiện tượng cảm ứng ở cây xanh; video về một số tập tính ở động vật như tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn,...

2. Mẫu vật

- Hạt đỗ [đậu], hạt bầu, hạt bí hoặc cây non của các loài đó.

II. Cách tiến hành

1. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây

- Chuẩn bị: 2 chậu đất/cát giống nhau [nếu sử dụng đất, cần lấy đất tơi xốp, nhiều mùn để khi nhổ cây quan sát không bị đứt rễ].

Bước 1: Gieo hạt đỗ vào 2 chậu, tưới nước đủ ẩm.

Bước 2: Theo dõi sự nảy nảy mầm của hai thành cây có mầm của hạt thành cây có từ 3 đến 5 lá.

Bước 3: Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong 1 chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây [cách bố trí theo Hình 35.1].

Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày [kể từ khi đặt chậu nước], nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.

2. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây

- Chuẩn bị: 2 chậu đất trồng cây giống nhau; 2 hộp carton không đáy, 1 hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét phía bên cạnh.

Bước 1: Gieo hạt đỗ vào trong đất, tưới nước đủ ẩm và đợi cho đến khi hạt nảy mầm [Hình a].

Bước 2: Úp lên mỗi chậu cây 1 hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên [Hình b].

Bước 3: Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng của thân cây [Hình c].

3. Quan sát tính hướng tiếp xúc của cây

- Quan sát tranh ảnh, video về cây mướp hoặc cây bầu, bí.

- Ghi kết quả quan sát được vào phiếu theo mẫu Bảng 35.2.

4. Quan sát một số tập tính của động vật

- Quan sát tranh ảnh, video về một số tập tính ở động vật như tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, di cư, sống bầy đàn,...

- Ghi chép kết quả quan sát được vào phiếu theo mẫu Bảng 35.3.

Quảng cáo

Kết quả thực hành

III. Kết quả

1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm và quan sát theo mẫu Bảng 35.1, 35.2, 35.3.

Lời giải chi tiết:

2. Nhận xét, kết luận về kết quả của các thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của cây.

Lời giải chi tiết:

Tính hướng nước:

- Rễ cây có tính hướng nước [hướng tới nguồn nước].

- Trong chậu cây thí nghiệm, rễ cây sinh trưởng hưởng về một phía là phía có nguồn nước.

→ Trong tự nhiên rễ cây luôn mọc hướng về phía có nguồn nước, giúp tăng hấp thụ nước, cung cấp nước cho cây.

Tính hướng sáng:

- Ngọn cây có tính hướng sáng [uốn cong về phía có nguồn sáng].

+ Trong hộp carton được khoét lỗ phía trên, ngọn cây nhận được nhiều ánh sáng nhất theo hướng thẳng đứng → các cây mọc thẳng, hướng lên trên.

+ Trong hộp carton được khoét lỗ phía bên cạnh, chỉ một phía của cây con nhận được ánh sáng → ngọn cây vươn dài về lỗ bên cạnh để nhận ánh sáng.

Hướng tiếp xúc:

- Ở phần lớn các loài cây thân leo như bầu, bí, nho, đậu biếc,... có tính hướng tiếp xúc [bám vào giá thể để leo, hướng thân cây lên trên].

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu?

2. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.

Lời giải chi tiết:

1. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu vì:

- Giữ nước ngấm ra từ một phía để tạo sự khác biệt về điều kiện nước ở hai phía của cây [một bên có nước, một bên không có nước].

- Tránh trường hợp cây bị ngập úng, thối rễ.

2. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì các phía của ngọn cây sẽ nhận được lượng ánh sáng như nhau, ngọn cây sẽ mọc thẳng đứng.

Chủ Đề