Giá trị nhập khẩu được ghi trong cán cân thanh toán với tư cách là:

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế trong đó có xuất khẩu nói chung và các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói riêng do tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Tuy vậy, vượt qua chặng đường đầy khó khăn bởi dịch Covid-19, năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020.

"Động lực mới"cho tăng trưởng xuất khẩu năm 2021

Theo Bộ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Hồng Diên, trước bối cảnh hết sức khó khăn đó, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, sự nỗ lực chủ động vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại đã giúp duy trì sản xuất và xuất khẩu, đóng góp tích cực vào kết quả ấn tượng của hoạt động xuất - nhập khẩu đạt được trong năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đặc biệt nhấn mạnh đến lĩnh vực nông sản xuất khẩu. Theo đó, mặc dù chỉ chiếm chưa tới 10% giá trị xuất khẩu của toàn nền kinh tế, song, nông nghiệp lại là lĩnh vực đem đến những động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu năm 2021 - khi rất nhiều nhóm hàng nông, lâm, thủy, sản xuất khẩu đã không chỉ được mùa, được giá, mà ngay cả những mặt hàng xuất khẩu giảm về lượng nhưng lại tăng cao về giá. Nhờ đó, đã giúp cho ngành nông nghiệp cán đích trước hẹn giá trị xuất khẩu Chính phủ giao.

"Điểm sáng" FTA

Một điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021, theoBộ trưởng Bộ Công Thương, là chúng ta đã khai thác khá tốt các thị trường nước ngoài.

Cùng với việc giữ được các thị trường xuất khẩu truyền thống thì doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do [FTA], nhất là các hiệp định FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam châu Âu [EVFTA] và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh [UKVFTA], vừa giúp đa dạng hóa thị trường, vừa mở rộng xuất khẩu nhiều loại hàng hóa vốn có lợi thế sang các thị trường có tiềm năng, cho giá trị gia tăng cao hơn.

Thống kê cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường EU tăng 12,6%, sang thị trường Vương quốc Anh và Bắc Ailen tăng 15,6%, sang các thị trường CPTPP chưa có FTA trước đây với Việt Nam tiếp tục ghi nhận tăng trưởng cao, đáng kể như xuất khẩu sang Canada tăng 18,2%, Mexico 44,6%, Peru 79,2%...

Những nỗ lực mở cửa thị trường thông qua đàm phán thương mại song phương và đa phương của Chính phủ nhằm tháo gỡ các rào cản, minh bạch hóa các tiêu chuẩn, quy định tại thị trường đối tác giúp xuất khẩu đã có sự tăng trưởng cân đối hơn, không chỉ về quy mô chiều rộng và hướng tới cả về chiều sâu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Mặt khác, cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tiếp cận được các khu vực thị trường được coi là khó tính nhất trên thế giới - nơi đặt ra những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là với nhóm hàng nông sản và thủy sản, nhóm hàng chịu ảnh hưởng tương đối lớn của dịch bệnh. Đây tiếp tục là lợi thế mà doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tốt hơn trong thời gian tới.

Năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu 4,08 tỷ USD. Ảnh: Tổng cục Thống kê

Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước phát triển

Để tạo bước đột phá trong năm 2022 về hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu lên nhiều định hướng lớn. Trước tiên, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch Covid-19 và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp điều hành ứng phó với các yếu tố bất lợi.

Cùng với đó là chú trọng công tác triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm được nội dung cam kết trong các FTA để vận dụng và phát huy có hiệu quả ưu đãi của Hiệp định, tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức từ những Hiệp định này.

Ngoài ra, triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công, xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước nhằm hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Cùng với đó là tăng cường công tác thông tin dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, chính sách, tập quán buôn bán của các thị trường để Chính phủ, các bộ, ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp có phản ứng kịp thời, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại cấp quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng nông sản; tổ chức kết nối các hoạt động kết nối cấp vùng miền nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa. Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước phát triển để giảm sự phụ thuộc vào khu vực FDI trong sản xuất và xuất khẩu của nước ta. Theo dõi sát tình hình nhập khẩu, đề xuất triển khai các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế...

Tổng cục Thống kê nhận định: Năm 2021 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng thành tích xuất siêu tiếp tục được giữ vững.

Cho đến hết quý III năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa vẫn nhập siêu 2,55 tỷ USD, nhưng với nỗ lực không ngừng trong quý IV, đến hết năm 2021 cán cân thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu 4,08 tỷ USD.

Mặc dù mức xuất siêu năm 2021 chỉ bằng 20% so với mức xuất siêu năm 2020, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, xuất, nhập khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2022.

HẰNG PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề