Giá trị áp lực mao mạch phổi bít bình thường

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Bằng Phong - Bác sĩ Nội - Can thiệp Tim mạch kiêm Trưởng Phòng khám Suy tim, Trung Tâm Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Áp lực động mạch phổi có tên viết tắt tiếng Anh là PAP [Pulmonary artery pressure]. Đây là một đại lượng được dùng nhiều trên thực hành lâm sàng trong chẩn đoán, tiên lượng, chỉ định điều trị và đánh giá kết quả điều trị đối với nhiều bệnh tim mạch.

Khái niệm tăng áp động mạch phổi được xác định khi áp lực động mạch phổi trung bình ≥ 25 mmHg. Tăng áp động mạch phổi có thể là nguyên phát nhưng cũng có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý: suy tim trái, tim bẩm sinh, một số đột biến gene, bệnh van tim, bệnh phổi, dị dạng lồng ngực, tắc động mạch phổi, bệnh hệ thống, ngừng thở khi ngủ, AIDS, thuốc, ký sinh trùng. Tăng áp động mạch phổi nặng có tiên lượng xấu.

Đánh giá áp lực động mạch phổi một cách chính xác nhất là đo trực tiếp áp lực động mạch phổi qua ống thông trong phòng thông tim. Tại các cơ sở hồi sức hoặc điều trị tích cực tim mạch có thể tiến hành đo áp lực động mạch phổi bằng phương pháp Swan Ganz. Tuy nhiên phương pháp đo áp lực động mạch phổi phổ biến nhất, ứng dụng thường quy nhất, là tính áp lực động mạch phổi qua siêu âm Doppler. Đây là kỹ thuật dễ thực hiện, rẻ và có độ chính xác khá cao. Có 3 thông số áp lực động mạch phổi: Áp lực động mạch phổi tâm thu [ALĐMP tt] được tính qua phân tích phổ hở van ba lá, còn áp lực động mạch phổi trung bình [ALĐMP tb ] và áp lực động mạch phổi tâm trương [ALĐMP ttr] được tính qua phân tích phổ hở van động mạch phổi.

Siêu âm tim tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Khi không có hẹp đường ra thất phải hoặc hẹp động mạch phổi, áp lực động mạch phổi = áp lực buồng thất phải trong thì tâm thu. Qua phổ hở van ba lá, có thể tính áp lực động mạch phổi theo công thức: Áp lực động mạch phổi = chênh áp giữa thất P và nhĩ P + áp lực nhĩ phải.

Đo chênh áp giữa thất phải và nhĩ phải được thao tác như sau: bệnh nhân nằm nghiêng trái, lấy nhát cắt bốn buồng từ mỏm tim; xác định hở van ba lá bằng phổ Doppler màu, sau đó bật chế độ Doppler liên tục, để định vị [cursor] vào giữa phổ màu của hở van ba lá rồi ghi phổ Doppler liên tục. Đo chênh áp đỉnh [peak gradient] của phổ Doppler liên tục thu được, thông số này = chênh áp giữa thất phải và nhĩ phải qua hở van ba lá.

Ước tính áp lực nhĩ phải: Do nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ dưới nên áp lực nhĩ phải ảnh hưởng tới kích thước của tĩnh mạch chủ dưới : Áp lực nhĩ phải lớn thì kích thước tĩnh mạch chủ dưới cũng tăng. Bình thường đường kính max tĩnh mạch chủ dưới ≤ 2,1 cm. Ngoài ra vì kích thước tĩnh mạch chủ dưới thay đổi theo chu kỳ hô hấp: kích thước tĩnh mạch chủ dưới giảm khi hít vào. Sự thay đổi kích thước của tĩnh mạch chủ dưới theo chu kỳ hô hấp được phản ảnh bởi chỉ số xẹp của tĩnh mạch chủ dưới [IVC collapsibility index]: [đường kính max IVC – đường kính min IVC]/đường kính max IVC

Bình thường chỉ số xẹp ≥ 50 %. Nếu Áp lực nhĩ phải cao thì chỉ số xẹp giảm. Dựa vào kích thước tĩnh mạch chủ dưới và chỉ số xẹp có thể ước tính Áp lực nhĩ phải theo bảng sau:

Đây là các thông số của Hội siêu âm tim Hoa kỳ. Với người Việt nam có chiều cao và cân nặng nhỏ hơn thì sử dụng thông số kích thước tĩnh mạch chủ dưới có thể không chính xác. Ta có thể áp dụng chỉ số xẹp để ước tính Áp lực nhĩ phải.

Ước tính Áp lực nhĩ phải thông qua các thông số tĩnh mạch chủ dưới được thực hiện như sau: Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, lấy nhát cắt dưới bờ sườn, tiến hành đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới ở dưới chỗ đổ vào nhĩ phải 1-1,5 cm ở 2 thì hít vào và thở ra tối đa.

Ví dụ: Chênh áp tối đa qua phổ hở van ba lá = 30 mmHg; kích thước max tĩnh mạch chủ dưới = 2,3 cm, chỉ số xẹp tĩnh mạch chủ dưới < 50 %, tương đương ALNP từ 15-20 mmHg. ALĐMP tt = 45 – 50 mmHg.

Trên cơ sở siêu âm tim có thể tính được áp lực động mạch phổi trung bình

Trên siêu âm tim, Áp lực động mạch phổi tâm trương được tính theo công thức: ALĐMP ttr = Chênh áp giữa động mạch phổi và thất phải cuối tâm trương + áp lực thất phải [ALTP]. Trong thì tâm trương, áp lực thất phải gần tương đương với Áp lực nhĩ phải. Vì vậy có thể thay áp lực thất phải bằng Áp lực nhĩ phải trong công thức trên. Tính chênh áp giữa động mạch phổi và thất phải cuối tâm trương được thực hiện như sau: Lấy nhát cắt trục ngang cạnh ức trái, xác định hở van động mạch phổi bằng Doppler mầu. Bật Doppler liên tục, để định vị [cursor] ở giữa phổ hở phổi. Đo chênh áp cuối tâm trương của phổ hở phổi thu được.

Ví dụ: Chênh áp cuối tâm trương qua phổ hở van động mạch phổi = 10 mmHg; kích thước max tĩnh mạch chủ dưới = 1,9 cm; chỉ số xẹp của tĩnh mạch chủ dưới ≥ 50 %. ALĐMP ttr = 10 – 15 mmHg

Trên siêu âm tim, Áp lực động mạch phổi trung bình được tính theo công thức: ALĐMP tb = chênh áp giữa động mạch phổi và thất phải cuối tâm trương + áp lực thất phải. Tính chênh áp trung bình giữa động mạch phổi và thất phải được thực hiện như sau: Lấy nhát cắt trục ngang cạnh ức trái, xác định hở van động mạch phổi bằng Doppler mầu. Bật Doppler liên tục, để định vị [cursor] ở giữa phổ hở phổi. Đo chênh áp max của phổ hở phổi thu được.

Ví dụ: Chênh áp max của phổ hở phổi = 30 mmHg; kích thước max tĩnh mạch chủ dưới = 2 cm; chỉ số xẹp tĩnh mạch chủ dưới ≥ 50 %. ALĐMP tb = 30 – 35 mmHg.

Có 3 thông số về áp lực động mạch phổi: ALĐMP tt; ALĐMP tb; ALĐMP tr, nhưng trong thực hành lâm sàng thường dùng thông số ALĐMP tt do phổ hở van ba lá gặp nhiều hơn và dễ thực hiện hơn. Có 3 mức độ tăng áp động mạch phổi: Tăng áp lực động mạch phổi nhẹ khi áp lực động mạch phổi tâm thu từ 25 tới 45 mmHg; Tang áp lực động mạch phổi trung bình khi áp lực động mạch phổi tâm thu từ 46 tới 65 mmHg; Tăng áp lực động mạch phổi nặng khi áp lực động mạch phổi tâm thu > 65 mmHg.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Phổi có nhiệm vụ gì?

XEM THÊM:

CÁC THĂM DÒ CẬN LÂM SÀNG TĂNG ÁP LỰC MẠCH PHỔI

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm thường quy sinh hóa, huyết học và hormon tuyến giáp.

Xét nghiệm huyết thanh đánh giá bệnh hệ thống, nhiễm HIV [bắt buộc trong sàng lọc], tình trạng giảm tiểu cầu [trong tăng áp lực mạch phổi do thuyên tắc động mạch phổi mạn tính], các dấu ấn viêm gan [bệnh nhân nghi ngờ liên quan đến bệnh lý gan]. Các xét nghiệm đặc hiệu cho các bệnh lý nghi vấn.

Các dấu ấn sinh học: Một số dấu ấn sinh học lưu hành trong máu có giá trị tiên lượng ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nhưng giá trị của các dấu ấn này trong thực hành lâm sàng hàng ngày chưa được khẳng định.

Tăng nồng độ Troponin T huyết thanh thường liên quan đến tiên lượng không tốt ở bệnh nhân tăng áp mạch phổi do thuyên tắc động mạch phổi mạn tính [CTEPH] và tăng áp lực động mạch phổi.

Nồng độ NT-ProBNP huyết thanh được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị, diễn biến lâm sàng bệnh tăng áp lực động mạch phổi. Với những trường hợp có tăng giá trị NT-ProBNP dai dẳng thường là dấu hiệu của tiên lượng không tốt. Cần xét nghiệm giá trị NT-ProBNP ở thời điểm ban đầu, phục vụ phân tầng nguy cơ và sau đó được sử dụng như một thông số đánh giá đáp ứng điều trị định kỳ để dự báo tiên lượng. Với các trường hợp đáp ứng điều trị tốt giá trị NT-ProBNP thường thấp và ổn định.

Điện tâm đồ

Trường hợp điển hình tăng áp lực mạch phổi, điện tâm đồ có hình ảnh giãn nhĩ phải, phì đại thất phải, tăng gánh thất phải, trục phải hoặc xu hướng phải. Ở những giai đoạn muộn của bệnh, có thể có rối loạn nhịp kiểu rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ.

X-quang tim phổi

Phim chụp X-quang phổi thường quy của bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi vô căn có biểu hiện bất thường ở 90% các trường hợp tại thời điểm chẩn đoán ban đầu.

Các biểu hiện bất thường trên phim chụp X quang phổi bao gồm: Giãn động mạch phổi trung tâm đi kèm với dấu hiệu cắt cụt mạch máu phổi ngoại vi, hai trường phổi sáng và cung thất phải nổi rõ.

Với những trường hợp tăng áp lực mạch phổi do nguyên nhân tim trái hoặc do bệnh phổi sẽ có các biểu hiện tại phổi tương ứng gợi ý bệnh lý nguyên nhân.

Siêu âm tim

Khuyến cáo nên tiến hành sàng lọc định kì hàng năm bằng siêu âm tim ở các nhóm có nguy cơ cao như: Bệnh nhân có đột biến gen BMPR2 hoặc người thân thế hệ thứ nhất có đột biến gen này, bệnh nhân bị xơ cứng bì, bệnh nhân có bệnh hồng cầu hình liềm.

Trong trường hợp nghi ngờ tăng áp lực mạch phổi trên cơ sở hỏi tiền sử bệnh, đánh giá các yếu tố nguy cơ và khám thực thể, siêu âm tim là thăm dò tiếp theo cần tiến hành.

Sử dụng kĩ thuật siêu âm tim Doppler đo vận tốc đỉnh của dòng chảy qua hở van ba lá. Trên cơ sở vận tốc đo được, sẽ ước tính được chênh lệch áp lực giữa thất phải và nhĩ phải bằng việc sử dụng phương trình Bernoulli đơn giản hóa [AP=4v 2].

Trong trường hợp không có hẹp van động mạch phổi kèm theo, áp lực động mạch phổi tâm thu sẽ được ước tính bằng tổng của chênh lệch áp lực giữa hai buồng tim phải và giá trị ước tính áp lực tâm nhĩ phải.

Các dấu hiệu khác trên siêu âm tim gợi ý tăng áp lực mạch phổi như giãn nhĩ phải, giãn thất phải, vách liên thất phẳng, thất trái có hình chữ D, tăng độ dày thành tự do thất phải, giãn động mạch phổi và sự xuất hiện của dịch màng ngoài tim. Những đặc điểm này thường xuất hiện trong giai đoạn muộn hơn của bệnh.

Mặc dù siêu âm tim là một công cụ hữu ích để sàng lọc tăng áp lực mạch phổi, giá trị áp lực động mạch phổi ước tính thông qua siêu âm Doppler có thể ước tính thấp hơn bình thường ở những trường hợp có hở van ba lá nặng hoặc ước tính quá mức áp lực ĐMP tâm thu ở những bệnh nhân không có tăng áp lực mạch phổi. Khẳng định cuối cùng vẫn cần dựa trên kết quả thông tim phải.

Thông tim phải chẩn đoán

Thông tim phải là thăm dò bắt buộc để khẳng định chẩn đoán tăng áp lực mạch phổi, để đánh giá nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh, đồng thời để thực hiện test đáp ứng giãn mạch của hệ tuần hoàn phổi.

Theo trình tự, các giá trị áp lực tại các vị trí buồng tim sẽ được ghi lại bao gồm:

Áp lực nhĩ phải, áp lực thất phải, áp lực động mạch phổi và áp lực mao mạch phổi bít. Quá trình này tối ưu nhất là sử dụng ống thông có bóng gắn ở đầu. Bảng dưới đây liệt kê các giá trị áp lực bình thường tại các vị trí buồng tim và mạch máu lớn.

Cung lượng tim được xác định dựa vào phương pháp pha loãng nhiệt và/hoặc phương pháp của Fick [trường hợp này cần thiết phải đo bão hòa oxy tĩnh mạch trộn].

Áp lực mao mạch phổi bít được sử dụng thay thế cho áp lực nhĩ trái, và nếu trong trường hợp không có hẹp van hai lá thì đồng thời sẽ thay thế cho áp lực cuối tâm trương thất trái. Việc đo áp lực mao mạch phổi bít rất quan trọng vì nó giúp phân biệt tăng áp lực mạch phổi liên quan với bệnh tim trái hay do các tình trạng bệnh lý khác.Thông thường, áp lực nhĩ phải và áp lực mao mạch phổi bít thường tăng thể hiện suy chức năng thất phải và suy chức năng tâm trương thất trái. Tình trạng tăng áp lực mao mạch phổi bít hay suy chức năng tâm trương thất trái là hậu quả của việc tương tác giữa hai thất và sự thay đổi tính thư giãn của thất trái gây ra do thất phải giãn đè ép vào.

Khi bệnh lý tiến triển, chức năng thất phải bắt đầu suy giảm dẫn tới giảm cung lượng tim. Hậu quả là áp lực động mạch phổi cũng bắt đầu giảm trở lại. Việc nhìn vào giảm giá trị áp lực ĐMP đôi khi khiến bệnh nhân lầm tưởng có sự cải thiện về huyết động đối với bệnh lý của mình. Vì vậy bắt buộc cần đo sức cản mạch máu phổi, trong trường hợp này vẫn tiếp tục tăng cao.

Bảng 5.3: Giá trị áp lực bình thường và các thông số tính toán trên thông tim phải

Thăm dò đáp ứng giãn mạch phổi ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi: Thăm dò được đánh giá ở bệnh nhân đã được khẳng định tăng áp lực động mạch phổi để xem bệnh nhân có đáp ứng với điều trị trước mắt và điều trị lâu dài đầu tay bằng thuốc chẹn kênh canxi hay không.

Các thuốc giãn mạch hay được sử dụng nhất bao gồm: Nitric oxit dạng hít, epoprostenol dạng truyền tĩnh mạch hoặc adenosin dạng truyền tĩnh mạch.

Đáp ứng giãn mạch dương tính được định nghĩa là giảm giá trị tuyệt đối của áp lực động mạch phổi trung bình > 10 mmHg, đạt tới giá trị áp lực ĐMP trung bình < 40 mmHg với cung lượng tim tăng hoặc không thay đổi và không có tụt huyết áp hệ thống trong quá trình làm test.

Ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi vô căn, có khoảng 10 - 15 % các trường hợp đáp ứng giãn mạch dương tính pha cấp và khoảng 1/2 số bệnh nhân có đáp ứng dương tính trên có đáp ứng lâu dài với điều trị nhóm thuốc chẹn kênh canxi. Nhóm bệnh nhân này có tiên lượng tương đối tốt.

Khái niệm về đáp ứng giãn mạch phổi không rõ ràng lắm trong các dạng khác của tăng áp lực động mạch phổi. Mặc dù test giãn mạch vẫn được khuyến khích làm tuy nhiên vai trò của test đối với các bệnh nhân tim bẩm sinh còn nhiều tranh cãi:

Test giãn mạch không có hiệu quả đối với các trường hợp tăng áp lực mạch phổi khác [nhóm 1'; nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5].

Ở bệnh nhân có bệnh lý thuyên tắc tĩnh mạch và bệnh tim trái làm test thậm chí còn nguy cơ gây phù phổi cấp.

Đối với những bệnh nhân là ứng cử viên của ghép tim, thăm dò giãn mạch máu phổi được áp dụng để đánh giá tính đáp ứng của hệ mạch máu phổi và khả năng thành công của thủ thuật.

Điều quan trọng cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa tăng áp lực động mạch phổi có đáp ứng giãn mạch dương tính và đánh giá tính đáp ứng của tăng áp lực mạch phổi trong trường hợp suy tim trái:

Trong tăng áp lực động mạch phổi, thăm dò đánh giá đáp ứng giãn mạch phổi nhằm lựa chọn bệnh nhân được lợi ích từ điều trị thuốc chẹn kênh canxi là thuốc đầu tay làm giảm áp lực ĐMP.

Trong trường hợp có suy tim trái và tăng áp lực mạch phổi, các thuốc giãn mạch làm ảnh hưởng tới hậu gánh thất trái ví dụ như natri nitroprusside được cho với mục tiêu làm giảm áp lực đổ đầy thất trái và đánh giá sự thay đổi của áp lực động mạch phổi hay tình trạng tăng áp lực mạch phổi gây ra do bệnh tim trái.

Bệnh nhân có chênh áp qua phổi và sức cản mạch phổi vẫn cao [ví dụ chênh áp qua phổi > 15 mmHg và sức cản mạch phổi > 3 đơn vị wood] mặc dù áp lực mao mạch phổi bít đã giảm xuống < 15 mmHg có nguy cơ cao khi ghép tim vì khi đó tim được ghép có thể không chịu đựng nổi tình trạng tăng áp lực động mạch phổi sẽ dẫn tới hậu quả gây suy tim phải.

Thăm dò đánh giá chức năng phổi và khí máu động mạch [air blood gasABG]

Thăm dò đánh giá chức năng phổi và khí máu động mạch được sử dụng để phát hiện các trường hợp có bệnh lý đường hô hấp hoặc nhu mô phổi kèm theo. Bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi thường có khả năng khuếch tán phổi của CO giảm [thường chỉ đạt 40 - 80% giá trị đích dự đoán] và giảm nhẹ đến vừa dung tích phổi. Áp lực riêng phần oxy máu động mạch thường bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ khi nghỉ ngơi, còn áp lực riêng phần của CO2 lại giảm do tình trạng tăng thông khí.

Test đi bộ 6 phút

Test đi bộ 6 phút được sử dụng nhiều nhất để đánh giá khả năng gắng sức ở bệnh nhân tăng áp lực mạch phổi, kể cả trong thực hành lâm sàng cũng như trong nghiên cứu ở các nước phát triển.

Ngoài đánh giá quãng đường đi bộ, bệnh nhân còn được đánh giá mức độ khó thở theo thang điểm Borg và bão hòa oxy trước khi làm test và sau khi kết thúc đi bộ. Quãng đường đi bộ < 332m và sự sụt giảm nồng độ oxy > 10 % so với khi nghỉ gợi ý tiên lượng bệnh xấu.

Test có thể được thực hiện trong các thăm khám định kì và được sử dụng như một chỉ điểm về tình trạng lâm sàng xấu đi. Test cũng được sử dụng để đánh giá đáp ứng với điều trị.

Các thăm dò khác

Chụp cắt lớp vi tính phổi và đánh giá thông khí tưới máu phổi được chỉ định để loại trừ các trường hợp bệnh lý nguyên phát tại nhu mô phổi và những trường hợp thuyên tắc động mạch phổi mạn tính là căn nguyên gây tăng áp lực mạch phổi.

Để loại trừ tăng áp lực mạch phổi do thuyên tắc động mạch phổi mạn tính, thăm dò đánh giá thông khí tưới máu phổi được ưu tiên chỉ định. Giá trị V/Q bình thường hoặc khả năng thiếu sót ít loại trừ thuyên tắc động mạch phổi mạn tính là căn nguyên gây tăng áp lực mạch phổi với độ nhạy 90 - 100% và độ đặc hiệu 94 - 100%, trong khi nếu kết quả V/Q nghi ngờ cao cần làm thêm các thăm dò khác để chẩn đoán xác định như chụp động mạch phổi.

Bảng 5.4: Chẩn đoán phân biệt tăng áp lực ĐMP và suy tim với phân suất tống máu bảo tồn

Chú thích: THA: Tăng huyết áp, ĐMV: động mạch vành, CLVT: Cắt lớp vi tính, ĐMP: Động mạch phổi.

Xem tiếp: Lâm sàng tim mạch học: Tăng áp lực mạch phổi [P3]

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề