Fix tạm thời lỗi drop fps khi chơi class bm năm 2024

Hầu hết các anh em game thủ hiện nay đều sở hữu cho mình một cấu hình máy tính hay một chiếc laptop gaming có cấu hình khá ổn chưa kể là còn xịn sò với những linh kiện phần cứng cao cấp. Nhưng đôi khi chúng ta vẫn gặp phải hiện tượng máy tính hay laptop bị giật lag khi chơi game, FPS trong game bị giảm đáng kể. Lúc này hầu hết anh em đều lo lắng rằng không biết cách khắc phục tình trạng máy bị tụt FPS thế nào? Và đây cũng là câu hỏi mà bộ phận hỗ trợ của Hanoicomputer nhận được rất nhiều từ phía khách hàng. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tụt FPS khi chơi game nhé !

Nguyên nhân khiến máy tính, laptop bị tụt FPS khi chơi game

Muốn tìm được phương pháp xử lý, chúng ta cũng cần phải biết rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng máy tính bị tụt FPS khi chơi game. Hầu hết hiện tượng giảm FPS đa phần gặp phải trên các tựa game online , Esport như Liên minh Huyền Thoại, CS-GO hay Dota2... Các tựa game kể trên đều dựa trên thời gian thực, việc tụt FPS hay giật lag khi gặp đối thủ thường kéo theo những thất bại đáng tiếc. Theo kinh nghiệm của các kỹ thuật viên, các nguyên nhân khiến máy tính của bạn bị giảm FPS khi chơi game thường đến từ các lý do sau :

  • Game mới có bản cập nhật
  • Do bị lỗi, xung đột driver phần cứng
  • Ổ cứng bị lỗi
  • Window update các tính năng, ứng dụng mới.

Cách khắc phục tình trạng laptop, máy tính bị giảm FPS

Kiểm tra toàn bộ các yếu tố trên máy tính, laptop

Bất kì tựa game nào khi phát hành cũng được nhà sản xuất công bố cấu hình tối thiểu và đề nghị. Để đảm bảo trải nghiệm chơi game tốt nhất, hãy chắc chắn rằng máy tính hay laptop của bạn đáp ứng đủ các yêu cầu về phần cứng của CPU, RAM, card đồ họa... Ngoài ra, với các tựa game online, tốc độ đường truyền Internet của bạn cũng cần phải đảm bảo.

Bật chế độ chơi game : Game mode

Khi window 7 đã chính thức được khai tử, Window 10 trở thành hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Và tất nhiên nó cũng tối ưu nhất với tất cả các đối tượng người dùng. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Windows 10 Creator bạn có thể khởi động chế độ chơi game với tính năng Game mode trong cài đặt.

Thực hiện: Bạn hãy nhấn chuột phải vào nút Start [hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + X] => chọn Settings

Chọn ô Gaming => Chọn thẻ Game Mode => ở ô Use Gamemode gạt sang ON như hình bên dưới.

Tắt tối ưu chế độ chơi game Full Screen

Đây là chức năng mà windows có laptop chơi game tụt Fps sẽ ngăn những chương trình khác làm ảnh hưởng đến chế độ fullscreen trong game mà bạn đang chơi [ví dụ như một thông báo update nhảy ra bất chợt khi đang chơi game làm bạn bay ra desktop]. Tuy nhiên, đây là cũng chính là nguyên nhân làm tụt FPS khi đến một vài phân đoạn trong game, các bạn thực hiện tắt tính năng này.

Tìm vào đến file thực thi [*.exe] của game đang chơi cần khắc phục [icon Game ngoài Desktop] => phải chuột vào đó => chọn Properties

Chọn tiếp thẻ Compatibility => chọn X vào ô Disable fullscreen optimizations => OK

Update Driver

Driver máy tính là một phần mềm, nó giúp Hệ điều hành có thể điểu khiển và sử dụng được các phần cứng của máy tính. Ví dụ nếu máy tính của bạn có card màn hình nhưng bạn không cài Driver cho máy thì hệ điều hành sẽ không sử dụng được card màn hình này. Và nếu driver bị lỗi hoặc sai thì card màn hình bạn đang có cũng gần như vô tác dụng. Chính vì thế chúng ta cần update driver mới nhất của card màn hình giúp card hoạt động ổn định và tốt nhất.

Thiết lập hiệu suất điện năng cho laptop

Đối với laptop, chúng ta có thể sử dụng chúng khi sạc hoặc dùng nguồn trực tiếp. Nếu hiện tượng laptop bị giảm FPS khi chơi game khi đang dùng pin thì bạn có thể áp dụng ngay cách này. Bởi lẽ khi gần hết pin, laptop sẽ chuyển sang chế độ tiết kiệm pin. Nguồn điện từ pin cấp cho các linh kiện cũng vì thế mà được cắt giảm đi để tăng thời gian sử dụng. Do đó, để các linh kiện được hoạt động hết công suất ta sẽ phải chuyển chúng qua trạng thái High performance

Để chuyển sang chế độ High performance, các bạn vào Settings > System > Power > Click vào Additional power settings chúng ta sẽ được chuyển đến mục Power Options. Ở đây các bạn tích vào tùy chọn High performance để đưa laptop vào trạng thái hiệu suất hoạt động cao nhất.

Những phân cảnh quay chậm hay tua nhanh trong một bộ phim đều có sự kiểm soát của frame rate, giúp bạn tăng trải nghiệm và cảm xúc khi xem. Vậy frame rate là gì? Sử dụng frame rate thế nào cho phù hợp ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

FRAME RATE LÀ GÌ ?

Frame rate được hiểu ngắn gọn là tốc độ khung hình. Đó là tần số xuất hiện các khung hình riêng lẻ mà máy ảnh của bạn chụp trong một giây.

Tưởng tượng bạn vẽ hình chú chó ra tờ note, giờ hãy vẽ thật nhiều tờ note khác miêu tả sự di chuyển rất nhỏ sang bên trái, để khi bạn gộp lại và lật nhanh sẽ nhìn thấy chú chó đang chạy trước mắt mình, những tờ note riêng biệt đó được gọi là khung hình.

Đơn vị đếm các frame trong video là FPS [ viết tắt của từ Frames – per – second ]. Ví dụ video của bạn hiển thị 24 khung hình mỗi giây, vậy video của bạn là 24 fps.

CÁCH SỬ DỤNG FRAME RATE HIỆU QUẢ TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP.

Quay trở lại ví dụ chú chó, chú chó chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ bạn lật tờ note. Tương tự, cách bạn điều chỉnh frame rate sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách chúng ta xem và cảm nhận những chuyển động nhanh chậm trong một video.

Vậy nên sử dụng bao nhiêu khung hình cho một giây là tốt nhất ? Mặc dù những dòng máy quay hiện đại ngày nay cho phép bạn lưu trữ frame rate với số lượng lớn, nhưng bạn phải phụ thuộc vào concept và nội dung quay video để quyết định. Số lượng frame rate càng nhiều, video của bạn càng chậm, trong khi nếu bạn lưu trữ ít hơn, video sẽ hiển thị với tốc độ nhanh hơn.

Dưới đây là frame rates tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất trong mỗi trường hợp cụ thể :

1 – 16 FPS

Đặc điểm

- Người xem sẽ gần như không thể thấy hiệu ứng chuyển động.

- Hiếm khi sử dụng trong sản xuất phim và video hiện nay.

Ứng dụng

- Vẫn có thể sử dụng để tái hiện những bộ phim không tiếng ngày xưa.

24 FPS

Đặc điểm

- Frame rate tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay.

- Mang lại giao diện điện ảnh, hiệu ứng giống với mắt người nhìn nhất cho video.

Ứng dụng

- Sử dụng cho các máy chiếu ở rạp chiếu phim trên toàn thế giới.

- Tiêu chuẩn lí tưởng cho phim truyện, ngành công nghiệp điện ảnh và trên TV.

30 FPS

Đặc điểm

- Gíup tăng chất lượng của các video cần sự chính xác trong điều kiện di chuyển nhanh và trực tiếp.

- Giúp ghi lại các chuyển động chạy hoặc nhảy trông thật và rõ nét hơn.

Ứng dụng

- Sử dụng phổ biến trên các kênh tin tức, quảng cáo, chương trình truyền hình, sự kiện thể thao hay bất cứ sự kiện nào phát sóng trực tiếp.

- Những tính năng live stream hay quay video trên điện thoại cho ứng dụng Instagram, Facebook…

60 FPS

Đặc điểm

- Mang lại những cảnh quay chuyển động chân thực và chi tiết.

- Thông thường nhuẽng video sẽ được chỉnh sửa sang tốc độ này sau khi quay để mang lại hiệu ứng di chuyển chậm [ Slow – motion ]

- Để tạo ra chuyển động chậm mượt mà và chân thực hơn, cameraman sẽ quay video ở tốc độ 60 FPS, sau đó sẽ giảm thành 24 FPS hoặc 30 FPS ở khâu hậu kì.

Ứng dụng

- Sử dụng quay video khi chơi game tốc độ cao như đua xe, chiến đấu

- Những cảnh quay slow- motion.

120 + FPS

Đặc điểm

- Mang lại tốc độ khung hình cao cho các hiệu ứng đặc biệt, làm chậm hoặc siêu chậm các di chuyển nhanh, tăng cảm xúc, sự thích thú cho người xem.

Ứng dụng

- Lí tưởng để quay lại các di chuyển nhanh trong sự kiện thể thao [ vận động viên chạy, chơi thể thao, trượt ván, lướt sóng … ], sự vật [ vụ nổ , pháo hoa, bão … ].

TẠM KẾT

Hi vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về frame rate và cách sử dụng những đơn vị frame rate hợp lí. Hiện nay, phần mềm dùng chỉnh sửa video phổ biến nhất là Adobe Premiere, Sony Vegas, Final Cut…. Bạn có thể tham khảo khoá học Premiere cơ bản của Color me – giúp cung cấp kiến thức về quay, dựng phim một cách nhanh chóng và mang tính ứng dụng cao.

Chủ Đề