Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn 1965 1975

Câu 4: Đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ [1965 – 1975] [5 điểm]. Anh [chị] hãy: a. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối. b. Phân tích nội dung đường lối kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975. Bài làm: a, Hoàn cảnh lịch sử: – Thuận lơi: + Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học – kỹ thuật, nhất là của Liên Xô. + Đầu năm 1965 chiến lược ctranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản. + Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1: Đạt đc thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực, bên cạnh đó sức chi viện của MB cho MN ngày càng tăng cường cả về đường biển lẫn đường bộ. – Khó khăn: + Sự bất đồng giữa LX và TQ ngày càng gay gắt hơn, k thuận lợi cho CMVN. + Với sự thất bại của ct đặc biệt 1965, sau đó Mỹ lại tiếp tục thực hiện chiến tranh cục bộ, đưa quân vào xl VN cùng với các nc chư hầu. Quá trình hình thành đường lối: – Khi băt đầy chiến lược chiến tranh đb thì từ 1961 1962 Bộ chính trị chủ trương giữ vững thế tiến công mà chúng ta giành đc sau pt Đồng Khởi [1960] và phát triển cuộc k/c từ khởi nghĩa từng phần diễn ra trong toàn miền. – HN TW 9 [11/1963]: + Đối với miền Nam: cần kết hợp sức mạnh dt với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. + Miền Bắc là hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam. + CB sẵn sàng đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh cục bộ của Mỹ ra cả nước. B, Nội dung: – Hội nghị TW lần 11 [03/1965] lần 12 [12/1965] đã đề ra: + Nhận định tình hình và chủ trương của Đảng. + Mục tiêu và chiến lược: Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, kiên quyết kháng chiến chống đế quốc Mỹ, gp miền Nam bảo vệ miền Bắc, hoàn thành CM dân tộc DCND, tiến tới thống nhất nước nhà. + Phương châm chỉ đạo: Tiến hành cuộc ct nhân dân để chống lại chiến tranh cục bộ của Mỹ ở MN. Phát động ct nd bảo vệ MB xây dựng XHCN, thực hiện toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. + Tư tưởng chỉ đạo miền Nam: giữ vững thế tiến công, phát triển thế tiến công, liên tục tiến công. Đánh địch trên cả 3 mặt trận là chính trị, quân sự và binh vận và 3 vùng chiến lược là nông thôn thành thị và đồng bằng. + Tư tưởng chỉ đạo miền Bắc: Miền B tiếp tục là hậu phương vững chắc cho MN. Bảo đảm xd MB vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong đk có chiến tranh, động viên sức người sức của ở mực độ cao nhất để chi viện cho MN. Chuẩn bị đối phó với ctranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

+ Mối quan hệ 2 miền: MB là hậu phương , MN là tiền tuyến, 2 nhiệm vụ cùng có mqh khăng khít, cùng 1 mục tiêu kiên quyết đánh Mỹ.

Công tác giáo dục LLCT là một bộ phận trong công tác tư tưởng của Đảng, có mục đích giác ngộ lý tưởng cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Đảng thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục LLCT, đúc kết kinh nghiệm, rút ra những bài học để nâng cao hiệu quả công tác quan trọng này. Công tác giáo dục LLCT của Đảng trong giai đoạn 1965 - 1975 rất phong phú và có nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc, có ý nghĩa lâu dài đối với những người làm công tác giáo dục LLCT.

1. Bối cảnh lịch sử và đặc trưng công tác giáo dục LLCT giai đoạn 1965 - 1975

Trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm1975, bối cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến động phức tạp do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, cách mạng có những bước ngoặt không lường trước được nhưng Đảng ta đã có những định hướng đúng đắn và kịp thời. Công tác giáo dục LLCT đã luôn gắn với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, giúp Đảng tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện đường lối cách mạng, gắn với từng thời điểm xác định:

Ở miền Bắc:

Là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn và cũng là mặt trận đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, công tác giáo dục LLCT của Đảng đã luôn bám sát thực tiễn, chủ động phân tích tình hình, động viên quân và dân chuyển hướng xây dựng kinh tế sang thời chiến, vừa sản xuất vừa chiến đấu, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ và tích cực chi viện cho miền Nam.

Đảng và nhân dân ta đang xây dựng CNXH ở miền Bắc trong không khí hòa bình, nhưng đế quốc Mỹ mở rộng các hoạt động đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Bối cảnh đó khiến một vấn đề lớn đặt ra cho công tác giáo dục LLCT của Đảng, cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong lúc này là: tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc hay phải dừng lại. Công tác tư tưởng đã làm rõ chủ trương của Đảng ta là tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương chiến lược vững mạnh, thành căn cứ địa của cách mạng cả nước, bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng giành nhiều thắng lợi.

Miền Bắc phải tiếp tục sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa theo phương hướng kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế với củng cố và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời ra sức tăng cường lực lượng về mọi mặt cho miền Nam. Sức mạnh của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ là sức mạnh tổng hợp của cả hậu phương lớn và tiền tuyến lớn, sức mạnh của thời đại. Trong điều kiện trực tiếp phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, chủ trương giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH ở miền Bắc là nhân tố tích cực, giúp chúng ta tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước XHCN và bè bạn quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công tác giáo dục LLCT của Đảng đã xuất phát từ thực tiễn, nghiên cứu thực tiễn để lựa chọn giải pháp tối ưu cho nhiệm vụ cách mạng: tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc, chỉ như vậy mới tạo ra sự nhất trí về chính trị và tinh thần của toàn dân với quyết tâm “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, mới tạo được sức người, sức của để chi viện cho chiến trường miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Công tác giáo dục LLCT của Đảng giai đoạn này đã căn cứ từ bối cảnh thực tiễn để xác định mục đích, nội dung, phương thức công tác. Về đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng quyết định không thể giữ nguyên quy mô, tốc độ và phương hướng xây dựng CNXH ở miền Bắc như trong thời bình, mà phải chuyển huớng xây dựng kinh tế sang thời chiến, làm cho việc xây dựng và phát triển kinh tế phù hợp với tình hình địch tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, bảo đảm yêu cầu chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam; nhưng vẫn phải phù hợp với phương hướng lâu dài của sự nghiệp xây dựng CNXH. Quyết định sáng suốt này của Đảng đã cho thấy vai trò to lớn của công tác giáo dục LLCT. Công tác giáo dục LLCT đã thật sự gắn với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn góp phần tạo lập nền tảng bước đầu của công cuộc xây dựng CNXH, xây dựng các thành phố và khu công nghiệp, kinh tế từng bước ổn định, nhân dân thêm tin vào đường lối của Đảng.

Công tác giáo dục LLCT của Đảng đã căn cứ từ thực tiễn, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. Đường lối đó thể hiện ý chí và nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam, phù hợp với trào lưu của cách mạng thế giới, nên đã động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh của tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, kết hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Nhờ vậy, công tác giáo dục LLCT của Đảng đã góp phần ổn định và định hướng tư tưởng đúng và kịp thời, nhất là khi tình hình có những biến động phức tạp.

Công tác giáo dục LLCT của Đảng đã có những đóng góp quan trọng vào việc xác định nhiệm vụ cách mạng mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn: đồng thời với chuyển hướng về xây dựng kinh tế, đẩy mạnh xây dựng kinh tế địa phương, Đảng chủ trương chuyển hướng cả về tư tưởng và tổ chức, tăng cường lực lượng quốc phòng phù hợp với tình hình mới.

Công tác giáo dục LLCT đã góp phần đào tạo và bồi dưỡng đảng viên, phát triển phong trào cách mạng quần chúng, kịp thời chuyển hướng để đảm bảo yêu cầu lãnh đạo quân và dân ta thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc. Thực hiện Chỉ thị số 88 - CT/TƯ, ngày 2.1.1965 của Bộ Chính trị, cuộc vận động chỉnh huấn mùa Xuân năm 1965 được tiến hành trong toàn Đảng nhằm nâng cao ý chí phấn đấu, nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho đảng viên, khắc phục những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Học tập kết hợp với tự phê bình và phê bình, quán triệt nhiệm vụ mới, phát huy tính tiên phong của đảng viên để họ sẵn sàng đứng ở hàng đầu trên trận tuyến cách mạng.

Trong giai đoạn này, nhất là những năm 1965-1966, số đảng viên mới kết nạp nhiều nhưng việc huấn luyện có nơi mới gần được một nửa, cho nên, Đảng ta đã chủ trương mở lớp giáo dục LLCT cho đảng viên mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp sửa bản dự thảo kế hoạch mở lớp thí điểm giáo dục đảng viên mới do Ban Tuyên huấn Trung ương soạn. Ban Tuyên huấn Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội mở 2 lớp thí điểm: một lớp cho đảng viên mới ở các xí nghiệp công nghiệp, một lớp cho đảng viên mới ở nông thôn. Ngày 14.5.1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với các học viên trong buổi khai giảng. Giảng viên đều là các đồng chí lãnh đạo của Đảng phụ trách công tác xây dựng Đảng và các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp...

Bác nói với các đồng chí học viên: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Muốn xây dựng chi bộ “bốn tốt” thì phải bồi dưỡng lập trường vô sản cho đảng viên. Muốn có lập trường vô sản vững chắc, thì đảng viên phải có ý thức giai cấp, đồng thời phải có lý luận cách mạng. Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, các cô, các chú phải chịu khó học tập...”[1].

Bác căn dặn các đảng viên mới phải học tập nắm vững những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa cộng sản, về đường lối của Đảng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng nước ta, về tổ chức cơ sở của Đảng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương pháp công tác của người đảng viên. Bác nhắc nhở: các cô, các chú còn phải nắm được phương pháp công tác cách mạng của Đảng, ví dụ như cách vận động quần chúng. Không đi theo đường lối quần chúng của Đảng thì sẽ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng. Bác chỉ thị: “Từ nay trở đi công tác giáo dục đảng viên phải là một điều quan trọng trong chương trình công tác của cấp ủy. Phải bồi dưỡng giảng viên lý luận cho chi bộ. Tất cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình”[2].

Sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm rút ra từ các lớp thí điểm đã tạo chuyển biến mới trong lãnh đạo của các cấp ủy, đưa công tác giáo dục đảng viên đi vào có chương trình, kế hoạch tiến hành thường xuyên, các Trường Đảng huyện được xây dựng, bộ phận huấn học trong các Ban Tuyên giáo được tăng cường để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch giáo dục đảng viên.

Ở miền Nam:

Do bối cảnh xã hội đặc thù, công tác giáo dục LLCT có nội dung và phương thức hoạt động khác. Nhiệm vụ cách mạng của miền Nam là phải đánh thắng giặc Mỹ, vì thế công tác giáo dục LLCT góp phần giáo dục, động viên quân và dân miền Nam đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của chúng, trực tiếp đương đầu với quân viễn chinh Mỹ và quân đội tay sai, với bộ máy chiến tranh khổng lồ chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Câu hỏi lớn mà công tác giáo dục LLCT phải phân tích và trả lời không phải là miền Nam có đánh Mỹ không, mà là đánh như thế nào để chiến thắng. Đây là vấn đề tư tưởng mà công tác giáo dục LLCT của Đảng phải giải quyết trong thực tiễn chiến đấu.

Thực tiễn cách mạng giai đoạn này cho thấy, có những địa phương đã thực hiện rất tốt công tác giáo dục LLCT, có sức lan tỏa lớn. Nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đà khẳng định quyết tâm: Miền Nam chưa được giải phóng thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, địch đông bao nhiêu cũng đánh, lâu bao nhiêu cũng đánh,… Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước tiên bằng “hai chân, ba mũi” để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Tỉnh ủy gửi thư động viên quân và dân toàn tỉnh kiên quyết đánh Mỹ. Ban Tuyên giáo phối hợp với các ngành, các đoàn thể tiến hành cuộc vận động “Nhà nhà đón thư Đảng bàn việc chống Mỹ, cứu nước”, “Toàn dân hiến kế đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Huyện Hòa Vang lập “vành đai diệt Mỹ”. Khu ủy Khu V lãnh đạo đánh trận phủ đầu quân Mỹ ở Núi Thành vào đêm 26.5.1965, diệt gọn một đại đội, thu toàn bộ vũ khí. Tiếp đó là chiến thắng lớn của quân dân ta ở Vạn Tường vào tháng 8.1965, đánh bại trận ra quân rầm rộ, hiệp đồng binh chủng đầu tiên của quân Mỹ trên một khu vực do chúng lựa chọn. Tháng 1.1966, bộ đội địa phương và du kích Củ Chi thuộc quân khu Sài Gòn - Gia Định bám trụ địa bàn, bằng cách đánh mưu trí, sáng tạo, đánh bại cuộc tiến công của Lữ đoàn dù 173 của Mỹ, diệt hàng trăm tên; hơn 2.000 lượt quần chúng đấu tranh chính trị trực diện với quân Mỹ...

Từ thực tiễn đó, công tác giáo dục LLCT đã góp phần tuyên truyền, ca ngợi chiến thắng Núi Thành, Vạn Tường, khẳng định quân dân ta có khả năng đánh bại quân Mỹ mặc dù chúng có ưu thế về số lượng, hỏa lực và sức cơ động. Những chiến thắng đó được tuyên truyền, giáo dục nhanh chóng làm nức lòng quân và dân cả nước, là thực tế chứng minh quân và dân ta ở miền Nam chẳng những dám đánh Mỹ mà còn biết đánh thắng các quân, binh chủng của Mỹ, chẳng những đánh tiêu hao mà còn có khả năng đánh tiêu diệt từng đơn vị Mỹ, làm chủ chiến trường.

Những kinh nghiệm phong phú nói trên của quân và dân ta là cơ sở thực tiễn để tiến hành công tác giáo dục LLCT có sức thuyết phục cao, từng bước giải quyết những băn khoăn của đồng bào và chiến sĩ ta trong thời gian đầu trực tiếp chiến đấu với quân Mỹ. Từ chỗ dám đánh, quân và dân ta đã tiến lên biết cách đánh thắng Mỹ. Quyết tâm kháng chiến và niềm tin chiến thắng được củng cố vững chắc hơn. Phong trào “tìm Mỹ mà diệt”, thi đua trở thành “dũng sĩ diệt Mỹ” phát triển rộng khắp đã minh chứng cho hiệu quả công tác giáo dục LLCT. Công tác giáo dục LLCT cho thấy qua chiến đấu, quân và dân ta hiểu biết thêm về khả năng tác chiến và quy luật hoạt động của quân Mỹ, có thêm kinh nghiệm về cách đánh thắng chúng, thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ta.

2. Một số bài học kinh nghiệm của công tác giáo dục LLCT giai đoạn 1965-1975

Những bài học kinh nghiệm từ công tác giáo dục LLCT của Đảng trong những năm 1965-1975 vẫn còn nguyên giá trị trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay, dù bối cảnh xã hội đã có nhiều thay đổi. Từ thực tiễn công tác giáo dục LLCT giai đoạn này có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Một là, công tác giáo dục LLCT của Đảng đã tiến hành động viên chính trị sâu rộng mạnh mẽ, liên tục trong Đảng và trong nhân dân, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất trí sâu sắc với đường lối cách mạng của Đảng và quyết tâm với chiến lược của Trung ương, đánh giá đúng tình hình thực tiễn và nhiệm vụ cách mạng, chủ động, sáng tạo trong hành động, biến đường lối và quyết tâm của Đảng thành hiện thực. Bằng nhiều hình thức phong phú, công tác giáo dục LLCT của Đảng đã góp phần giáo dục và phát huy chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam là nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục LLCT của Đảng.

Những tấm gương anh hùng, dũng sĩ, những “người tốt, việc tốt” trong sản xuất, chiến đấu và công tác được nêu cao, góp phần xây dựng, vun đắp niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc, kiên quyết đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn và kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Đảng ta đã huy động các cơ quan tuyên truyền, văn hoá của Đảng, Nhà nước, các ngành, các giới, các lực lượng vũ trang phối hợp động viên chính trị, giáo dục chính trị - tư tưởng, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, những người có trách nhiệm đi đầu, vận động và tổ chức phong trào quần chúng. Công tác giáo dục LLCT của Đảng đã căn cứ các nghị quyết của Đảng tạo sự thống nhất về nhận thức, uốn nắn những lệch lạc, định hướng đúng cho hành động của toàn Đảng, toàn dân.

Hai là, công tác giáo dục LLCT của Đảng đã chú trọng tuyên truyền, giáo dục, quán triệt tư tưởng tiến công trên mặt trận lý luận, tư tưởng, tạo được sự nhất trí về chính trị tư tưởng trong xã hội, kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những tư tưởng lệch lạc, bi quan, dao động, khắc phục khuynh hướng giản đơn, nóng vội, muốn thắng nhanh hoặc ảo tưởng hòa bình, chủ quan, mất cảnh giác. Trên cơ sở xây dựng sự vững vàng về tư tưởng chính trị trong nội bộ, công tác giáo dục LLCT của Đảng đã chú trọng chống chiến tranh tâm lý của địch. Đây là kinh nghiệm có giá trị trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hôm nay. Trong hoàn cảnh địch đánh phá ác liệt, vượt qua bom đạn, các lớp chính trị vẫn mở; báo, đài càng phát triển, các binh chủng trên mặt trận tư tưởng như báo chí, xuất bản, tuyên truyền cổ động, văn hoá văn nghệ… vẫn hoạt động hiệu quả. Hàng ngàn cán bộ tuyên huấn, cán bộ các trường đảng, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, thông tấn xã, các ngành văn hoá, nghệ thuật đã cống hiến hết mình cho công tác giáo dục LLCT của Đảng, góp phần củng cố, phát triển và xây dựng Đảng vững mạnh.

Ba là, công tác giáo dục LLCT của Đảng luôn chủ động định hướng chính trị, tư tưởng đúng và kịp thời cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế. Những người làm công tác giáo dục LLCT của Đảng phải biết lắng nghe các ý kiến khác nhau, tiếp thu những điều hợp lý, trao đổi ý kiến thẳng thắn đối với những người có quan điểm không đúng. Nắm bắt kịp thời những diễn biến tư tưởng, bảo đảm tính khoa học trong việc truyền đạt những nội dung LLCT, nâng cao năng lực dự báo các chiều hướng phát triển, công tác giáo dục LLCT của Đảng mới có thể đấu tranh với các thủ đoạn chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch. Công tác giáo dục LLCT của Đảng phải quán triệt chặt chẽ việc tuyên truyền đường lối, chính sách, nghị quyết, quan điểm của Đảng và luật pháp Nhà nước trên các lĩnh vực, trước hết trong đội ngũ cán bộ phụ trách các cấp, các ngành, chống các khuynh hướng, quan điểm sai lầm.

Bốn là, thực tiễn công tác giáo dục LLCT của Đảng giai đoạn 1965 - 1975 đã khẳng định: trong công tác giáo dục LLCT cần kết hợp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin với giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng cùng với giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Công tác giáo dục LLCT không chỉ giáo dục cho cán bộ, đảng viên nắm vững nền tảng tư tưởng, mà còn vận dụng vào xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, còn phải giáo dục lý tưởng cách mạng, nhiệt tình cách mạng, ý chí sắt đá, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng để tiến hành sự nghiệp cách mạng một cách triệt để, đưa sự nghiệp cách mạng tới đích cuối cùng. Công tác giáo dục LLCT phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đảm bảo về nội dung, cải tiến về tổ chức, phương thức thực hiện phải chu đáo, thận trọng. Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khí tiết đảng viên cộng sản; đây là bài học mang tính toàn diện trong công tác giáo dục LLCT của Đảng.

Năm là, kết hợp giáo dục LLCT trong trường, lớp với việc rèn luyện trong thực tiễn cách mạng. Từ thực tiễn lịch sử giai đoạn 1965 -1975 cho thấy, công tác giáo dục LLCT ngoài việc thông qua dạy học ở trường, lớp, trong sách vở,... người chiến sĩ cách mạng còn rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng. Chính vì vậy, Đảng đã đào tạo được những thế hệ chiến sĩ cách mạng kiên trung, có lập trường, tư tưởng vững vàng không sợ gian khổ, hy sinh, một lòng vì dân, vì nước. Bởi vì, họ được đào tạo trên cơ sở gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành, gắn giáo dục trong nhà trường với thực tiễn xã hội, thực tiễn đấu tranh cách mạng gian khổ, khốc liệt. Công tác giáo dục LLCT giai đoạn 1965-1975 góp phần đào tạo thế hệ cách mạng giác ngộ và thấm nhuần về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Vì vậy, chỉ bằng cách kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục LLCT với rèn luyện trong thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng mới dần dần chiếm lĩnh con tim, khối óc mỗi người.

Kinh nghiệm công tác giáo dục LLCT của Đảng giai đoạn 1965-1975 rất phong phú và có ý nghĩa sâu sắc. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay, công tác giáo dục LLCT cần kế thừa và phát huy thành tựu của các giai đoạn cách mạng trước đó, đặc biệt là giai đoạn 1965-1975; đồng thời đổi mới cả nội dung và phương thức nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Công tác giáo dục LLCT của Đảng cần tiến hành thường xuyên nhằm góp phần truyền bá, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải gắn công tác giáo dục LLCT với thực tiễn cách mạng của từng giai đoạn, từng thời kỳ; phải phát huy được vị trí, vai trò và tiềm lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục LLCT, giảng viên LLCT, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong điều kiện hiện nay./.

 ________________________________

[1], [2] Hồ Chí Minh [2000], Toàn tập, Nxb. CTQG, T.12, tr.94, 97-98.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Ban Tuyên giáo Trung ương - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền [2015], Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên LLCT ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam [2011], Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam [2016], Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam [2014], Nghị quyết số 32-NQ/TW  của Bộ Chính trị, ngày 26.5.2014 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam [2014], Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 09.10.2014 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030.

Video liên quan

Chủ Đề