Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất

Từ lâu du lịch Hà Giang tháng 10-11-12 đã trở thành điểm đến của nhiều những du khách ưa thích khám phá, ưa thích cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nơi Cao Nguyên với muôn vàn điều kì thú của muôn ngàn hoa tam giác mạchhoa cải đang bung nhau đua nở  với những ẩm thực văn hóa nơi đây vô cùng đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Cung Đường Hà Giang là điểm ưa thích đối với mọi du khách khám phá

Sau đây hãy cùng du lịch Đất Việt Khám phá xem Đi du lịch tháng Hà Giang 10-11-12 có gì đặc sắc và kinh nghiệm nên tìm hiểu gì trước khi đi nhé!

  1. Du lịch Hà Giang tháng 10 có gì đẹp?

Thời gian lý tưởng “săn” hoa tam giác mạch

Mùa tam giác mạch ở Hà Giang kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12. Bạn chỉ cần dành ra ba ngày là vừa đủ để đi hết những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Hà Giang.

1. Thời Tiết Du lịch Hà Giang Tháng 10- 11 -12 như thế nào?

Nói tháng 10 là khoảng thời gian thuận lợi nhất để du lịch Hà Giang tháng 10 quả không sai, thời tiết vào tháng này vừa hay thuận lòng người. Lúc này, trời chuyển vào thu, ít mưa và bão hơn, không khí chủ yếu khô ráo. Nắng tháng 10 nhẹ nhàng chứ không gắt, se se chứ không lạnh cóng thấu xương thấu thịt.

Khung Cảnh và thời tiết du lịch tháng 10 đến tháng 12 rất phù hợp

Một ngày Hà Giang tháng 10 có thể nói là hội tụ đủ cả 4 mùa. Chẳng vậy mà người ta mới gọi tháng 10 là tháng du lịch đẹp nhất ở Hà Giang. Tháng 10 là thời điểm mà rất nhiều loài hoa đẹp khoe sắc, nổi bật nhất đó chính là loài hoa tam giác mạch bạn có thể bắt gặp trên suốt những cung đường nơi đây.

 2.Di chuyển đến Hà Giang Bằng cách nào?

Di chuyển bằng ô tô: Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang [xe giường nằm cao cấp, liên hệ đặt chỗ qua điện thoại. Một số nhà xe uy tín là: Bằng Phấn, Hưng Thành, Hải Vân…]. Giá từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Sau khi đến Hà Giang, bắt xe khách nội tỉnh để di chuyển giữa các địa danh hoặc thuê xe máy để di chuyển.

Du Lịch Hà Giang qua video Đầy đủ nhất

 Di chuyển bằng xe máy: Tùy vào thời gian của chuyến đi mà bạn lựa chọn cung đường thích hợp cho mình như một số gợi ý dưới đây:

Cung 1: Khởi hành từ Hà Nội – Sơn Tây [đi đường 21 ở Cổ Nhuế] – cầu Trung Hà – Cổ Tiết – cầu Phong Châu [qua cầu Phong Châu rẽ tay trái] – men theo sông Thao tới thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng rồi rẽ đi Tuyên Quang – theo quốc lộ 2 tới Hà Giang [chiều dài khoảng 300 km].

Cung 2: Khởi hành từ Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang [hay tới quốc lộ 2C và quốc lộ 2, dài khoảng 280 km].

3. Địa điểm lưu trú khi đi Du Lịch Hà Giang tháng 10-11-12

Ở Quản Bạ, Yên Minh và Đồng Văn có rất nhiều nhà nghỉ bình dân. Nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn nữa bạn có thể tìm thông tin các gia đình làm dịch vụ homestay, giá chỉ 50.000 – 70.000 đồng mỗi người.

4. Những điểm du lịch hấp dẫn kinh nghiệm du lịch Hà Giang không thể bỏ qua 

Hà Giang vẫn được biết đến với mùa hoa tam giác mạch hồng rực cao nguyên đá, nhưng phải ai đã đi mới biết – Hà Giang mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng để chinh phục.

Núi Đôi Cô Tiên: Núi Đôi là thắng cảnh nằm tại quốc lộ 4C, thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Du khách ghé qua không khỏi trầm trồ trước một tuyệt tác mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp là hai trái núi có hình dáng hệt như bộ ngực căng tròn của người thiếu nữ.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì là một trong những ấn tượng không thể bỏ qua khi tới Hà Giang. Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại trở thành điểm hẹn của những người yêu du lịch, yêu cái đẹp mặc cho con đường tới nơi đây khá hiểm trở và khó khăn.

Dinh thự vua Mèo: Nằm tại thung lũng Sà Phìn, dinh thự vua Mèo chính là ngôi nhà quyền lực nhất vùng đất Hà Giang một thời. Công trình có lối kiến trúc nguy nga, bề thế ấy thuộc sở hữu của dòng họ Vương quyền quý và được xây dựng trong vòng 8 năm mới xong.

Dinh thự Vương Chí sình

Cột cờ Lũng Cú: Cột cờ Lũng Cú chính là điểm đánh dấu cực Bắc tại đỉnh Lũng Cú hay còn gọi núi Rồng [Long Sơn]. Mặc dù theo đo đạc, điểm cực Bắc còn cách nơi đây 2 km nữa nhưng với nhiều người Việt Nam, cột cờ Lũng Cú vẫn như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia.

Hoa tam giác mạch: Những cánh đồng tam giác mạch là nét đặc trưng tại Hà Giang. Vùng đất địa đầu Tổ quốc này như thể khoác màu áo mới mỗi khi mùa hoa tam giác mạch về. Du khách đến Hà Giang có thể ngắm loại hoa này ở nhiều nơi như chân cột cờ Lũng Cú, Sủng Là, Đồng Văn, Phố Cáo, Ma Lé…

Cánh Đồng hoa tam giác mạch là điểm chụp hình lý tưởng nhất

Phố cổ Đồng Văn: Phố cổ Đồng ăn nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn, mặc dù không có quy mô lớn như phố cổ Hà Nội hay Hội An nhưng nơi đây vẫn mang những bản sắc riêng, hấp dẫn du khách.

Chợ phiên: Giống nhiều vùng núi khác, Hà Giang cũng có những phiên chợ hấp dẫn du khách ngang qua, có thể kể tên những phiên chợ hấp dẫn như chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ, chợ trung tâm huyện Yên Minh, chợ Phố Cáo… và đặc biệt là chợ tình Khâu Vai.

Đèo Mã Pí Lèng: Mã Pí Lèng là một con đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền núi phía Bắc, nối liền giữa Đồng Văn và Mèo Vạc với tổng chiều dài khoảng 20 km. Du khách đến đây vừa được thả hồn vào quang cảnh núi rừng, vừa được ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh ngắt.

Đeo Mã pì lèng nhìn xuống dòng nho quế

Những món ngon hấp dẫn không thể bỏ qua

Hà Giang có nhiều món ăn rất hấp dẫn như cháo ấu tẩu, bánh cuốn trứng, xôi ngũ sắc, thắng cố, thịt bò – trâu gác bếp, rượu ngô, thắng đền, chè shan tuyết… Trời se lạnh, ăn một bát cháo ấu tẩu hay thắng cố nóng hổi, uống chén rượu ngô thơm nồng sẽ là trải nghiệm rất tuyệt vời.

Gợi ý lịch trình phượt Hà Giang

Ngày 1: Khởi hành từ Hà Nội vào buổi sáng. Tới Hà Giang vào lúc chiều tối. Bạn có thể nghỉ buổi tối ngay tại thành phố, hoặc lựa chọn đi tiếp tới Quản Bạ [cách thành phố hơn 40 km] hoặc Yên Minh để nghỉ tối. Tuy nhiên, nghỉ tại Hà Giang hợp lý nhất để đảm bảo sức khỏe, sau quãng đường 300 km cơ thể cần được nghỉ ngơi. Buổi tối bạn có thời gian đi một vòng thành phố, ăn uống và nghỉ giữ sức cho ngày mai tiếp tục hành trình.

Ngày 2: Ăn sáng. Rời Hà Giang đi Quản Bạ, Yên Minh và tới cao nguyên đá Đồng Văn [có thể dừng ăn trưa tại Yên Minh hoặc Quản Bạ]. Trên đường đi Đồng Văn bạn rẽ vào Phó Bảng [5 km] để thăm thị trấn ngủ quên. Nơi đây có những ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo. Trên đường vào Phó Bảng bạn còn có cơ hội đi qua thung lũng hoa hồng và một cánh đồng tam giác mạch lớn ở ven đường [cách thị trấn khoảng 500 m].

Rời Phó Bảng, địa điểm tiếp theo ngay dưới chân dốc là thung lũng Sủng Là. Nơi có thôn Lũng Cẩm nổi tiếng với ngôi nhà trong phim “Chuyện của Pao” và những thửa ruộng tam giác mạch trắng đẹp mê hồn. Ở Lũng Cẩm rất yên bình, bạn sẽ được tham quan những ngôi nhà người H’Mông lâu đời, con đường với hàng lê san sát và những cây thông ôn đới đẹp tuyệt vời.

Rời Lũng Cẩm, địa điểm tiếp theo là Sà Phìn. Trên đường đi bạn sẽ gặp những thửa ruộng tam giác mạch nằm ngay khúc cua lên bãi đá mặt trăng.

Đến Sà Phìn, bạn ghé thăm dinh thự nhà họ Vương [hay còn họi là nhà vua Mèo]. Đây là một trong những dinh thự cổ còn xót lại của những gia đình giàu có nhờ buôn thuốc phiện ở Hà Giang.

Từ dinh thự họ Vương, bạn quay trở lại ngã 3 rẽ đi cột cờ Lũng Cú. Qua Phố Là, Ma Lé để đến cột cờ Lũng Cú – nơi đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ hình chữ S. Ngay trên đường từ Ma Lé vào Lũng Cú bạn sẽ thấy một cánh đồng tam giác mạch lớn trên sườn đồi. Đây là nơi trồng nhiều tam giác mạch nhất cho đến hiện tại. Hành trình tiếp tục đến cột cờ Lũng Cú.

Sau cột cờ Lũng Cú, bạn có thể lựa chọn quay check cột mốc 428 và sau đó đi Đồng Văn hoặc về thẳng phố cổ Đồng Văn [chú ý vấn đề thời gian vì đi tới mốc 428 hoàn toàn là đi bộ mất tới gần 3 giờ]. Ăn tối và nghỉ lại tại Đồng Văn, kết thúc ngày thứ 2.

Ngày 3: Ăn sáng tại Đồng Văn và lên đường chinh phục Mã Pí Lèng, đi Mèo Vạc, Bắc Mê rồi về lại Hà Giang ăn trưa. Về Hà Nội lúc tối muộn. Đoạn đường này dài hơn 400 km nên bạn cần chuẩn bị sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo cho một chặng hành trình khỏe mạnh và an toàn.

 Lịch Trình Tour Hà Giang Trọn Gói Tháng 10 -11 -12

06h00-06h30: Xe ô tô và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn trong khu vực Phố Cổ và Nhà hát lớn khởi hành cho chuyến đi du lịch Hà Giang. Buổi sáng, xe sẽ dừng lại cho Quý khách nghỉ ngơi và tự do ăn sáng tại nhà hàng khu vực Ngã 3 Kim Anh [đầu cao tốc] hoặc điểm dừng nghỉ trên cao tốc.

Qúy khách

► Lưu ý: Xe có thể đón Quý khách tại Ngã 3 Kim Anh [đầu cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cách sân bay Nội Bài 03km, gần khu vực các khách sạn ở Nội Bài vào khoảng 07h30 sáng]. Do đó nếu khách hàng bay ra Nội Bài muộn có thể book phòng khách sạn gần sân bay để tiết kiệm thời gian nghỉ ngơi và tiết kiệm chi phí taxi về phố Cổ.

11h00: Quý khách ăn trưa tại thị trấn Tân Yên [Hàm Yên, Tuyên Quang].

14h00: Dừng chân ghé thăm Đền Đôi Cô Cầu Má linh thiêng nằm ngay bên bờ Sông Lô. Đây là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất của vùng Đông Bắc.

15h00: Đến thành phố Hà Giang, chụp hình kỷ niệm tại Km0 của Hà Giang. Điểm giao nhau của QL2, QL34 và QL4C hay còn gọi là Con đường hạnh phúc.

16h30: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.

17h30: Đến Yên Minh, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi.

18h30: Ăn tối. Buổi tối tự do. Nghỉ đêm tại Yên Minh.

NGÀY 2: YÊN MINH – LŨNG CÚ – MÃ PÌ LÈNG – ĐỒNG VĂN [ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI]

06h00: Ăn sáng và khởi hành đi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vỹ của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Dọc đường đi Quý khách dừng ghé thăm:

► Phố Cáo với những ngôi nhà đặc trưng của người H’mông bởi những hàng rào đá cung quanh nhà.

► Thăm bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất – nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa “Chuyện của Pao” năm 2006 của đạo diễn Ngô Quang Hải được chuyển thể từ truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thủy đã giành được 4 giải Cánh diều vàng. Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình hoa tam giác mạch gần dốc chín khoanh.

► Thăm Cột Cờ Lũng Cũ – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam.

12h00: Quay lại thị trấn Đồng Văn ăn trưa. Sau bữa trưa, Quý khách tiếp tục:

► Chinh phục đèo Mã Pì Lèng trên đường đi Mèo Vạc, cũng là đoạn đẹp nhất trên con đường mang tên “Đường Hạnh phúc”.

► Chụp hình với vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm vực Mã Pì Lèng sâu 800m – nơi địa hình bị chia cắt sâu nhất của Việt Nam.

► Du thuyền trên Sông Nho Quế: Lên thuyền xuôi dòng Nho Quế đến với Hẻm Tu sản, là hẻm vực sâu nhất của Việt Nam nằm trên dòng sông Nho Quế. Dòng Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn đi qua Hẻm núi Tu Sản chạy men theo chân đèo Mã Pì Lèng [Quý khách tự túc phí xe ôm xuống bến thuyền và chi phí đi thuyền].

17h00: Về lại thị trấn Đồng Văn, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

18h30: Ăn tối tại nhà hàng. Buổi tối Quý khách tự do khám phá Phố Cổ Đồng Văn, địa danh đã tồn tại cùng với thời gian gần một thế kỷ và ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cà phê tại quán Cafe phố Cổ [phí tự túc]. Nghỉ đêm tại thị trấn Đồng Văn.

NGÀY 3: ĐỒNG VĂN – NHÀ VƯƠNG – HÀ GIANG – HÀ NỘI    [ĂN SÁNG, TRƯA]

Sáng: Quý khách dậy để chứng kiến cảnh bà con nhiều thành phần dân tộc náo nức từ các nèo đường tập trung về với chợ phiên Đồng Văn để tham gia phiên họp chợ diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần.

07h00: Ăn sáng và lên xe về Hà Nội. Trên đường ghé thăm Dinh Vua Mèo – Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20.

12h00: Đoàn ăn trưa tại thành phố Hà Giang. Sau bữa trưa tiếp tục lên xe về Hà Nội.

19h30: Về đến Hà Nội, kết thúc chương trình Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội. Hẹn gặp lại Quý khách.

Lịch trình có thể thay đổi nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các điểm tham quan theo chương trình. 

Lưu ý khi đi tour

BAO GỒM:

  Xe ô tô 7 đến 29 chỗ [tùy số lượng khách] vận chuyển theo chương trình

✓  02 đêm khách sạn theo các option đăng ký, ngủ 02 người/phòng [trường hợp lẻ ghép ngủ 3]

Khách sạn 2 sao: là những khách sạn có quy mô trung trung bình, xếp hạng 2 sao địa phương

✓  05 bữa ăn chính theo chương trình [3-4 món chính, 02 món rau, cơm, canh]

✓  02 bữa sáng tại nhà hàng với thực đơn bún, phở, bánh cuốn hoặc bún chả tùy ngày.

✓  Vé thăm quan các điểm có trong chương trình [trừ các điểm chụp hoa của người dân trồng]

✓  Hướng dẫn viên phục vụ nhiệt tình, thành thạo, chu đáo xuyên suốt tuyến du lịch

✓  Nước uống phục vụ trên xe, mỗi ngày 01 chai 500ml

✓  Bảo hiểm du lịch trọn tour [có điều kiện trong phần lưu ý chung]:

► Mức đền bù tối đa 30 Triệu đồng/người/vụ [áp dụng với khách lẻ ghép đoàn]

► Mức đền bù tối đa 120 triệu đồng/người/vụ [áp dụng với khách đi tour đoàn riêng]

KHÔNG BAO GỒM:

  Hóa đơn thuế GTGT

✕  Phụ thu 250.000đ/khách mang quốc tịch nước ngoài [chi phí thủ tục tại Hà Giang theo quy định]

✕  Phụ thu phòng đơn: 350.000đ/khách với gói 1 sao, 450.000đ với gói 2 sao và 650.000đ với gói 2-3 sao [áp dụng với trường hợp khách đăng ký đi một mình mà không thể ghép ngủ ghép cùng người khác] hoặc do yêu cầu được ngủ riêng từ phía khách hàng.

✕  Đồ uống trong các bữa ăn, trong khách sạn và các chi phí cá nhân khác

✕  Tiền típ cho lái xe và hướng dẫn viên:

► Thông thường đối với du khách Việt Nam: 100.000đ/khách

► Típ quy định với khách nước ngoài: tối thiểu 5$/ngày x 3 ngày = 15$

CHÍNH SÁCH TRẺ EM: 

✓  Trẻ em từ 1-4 tuổi miễn phí [bố mẹ tự lo mọi chi phí cho trẻ, không chiếm chỗ trên xe]. 02 người lớn chỉ được kèm theo 01 trẻ miễn phí, từ trẻ thứ 2 tính 75% giá tour [tiêu chuẩn như trẻ em tính phí].

Nếu 01 người lớn đi kèm 01 trẻ từ 1-4 tuổi thì trẻ phải mua 50% giá tour của người lớn [được hưởng dịch vụ như trẻ 5-9 tuổi]

✓  Trẻ em từ 5-9 tuổi tính 75% giá tour [ăn suất riêng, chỗ ngồi trên xe riêng nhưng phải ngủ chung giường với bố mẹ]. 02 trẻ em tính phí cũng không có tiêu chuẩn giường ngủ riêng. Nếu trẻ em có chiều cao vượt quá chiều cao quy định về giá vé trẻ em theo quy định của khu du lịch tính theo chiều cao thì sẽ chịu phụ thu chênh lệch giá vé người lớn.

✓ Trẻ em từ 10 tuổi trở lên tính như người lớn.

LƯU Ý:

  •   Quý khách phải mang theo: giấy tờ tùy thân hợp pháp [CMTND hoặc Passport]
  •   Quý khách nên mang theo: thuốc chống côn trùng, thuốc cảm sốt thông thường hoặc các thuốc đã được kê đơn riêng theo chỉ định của bác sỹ.
  •   Quý khách là người ăn chay vui lòng mang thêm đồ ăn chay theo để đảm bảo khẩu vị của mình
  •   Bất cứ dịch vụ nào trong tour nếu Quý khách không sử dụng cũng không được hoàn lại
  •   Hướng dẫn viên có quyền sắp xếp lại thứ tự các điểm thăm quan cho phù hợp điều kiện từng ngày khởi hành cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tất cả các điểm thăm quan trong chương trình.
  •   Trường hợp ngày khởi hành có từ 6 khách trở xuống, lái xe có thể kiêm hướng dẫn viên. Đây là những lái xe có nhiều kinh nghiệm, am hiểu tuyến điểm và văn hóa địa phương.
  •   Là tour miền núi, thường đi xe nhỏ nên đề nghị Quý khách không mang hành lý cồng kềnh, quá khổ và không mang nhiều hành lý. Nên mang balo thay vì mang những vali cứng.
  •   Có những option ngủ tại homestay để tăng tính trải nghiệm với tour miền núi. Đề nghị Quý khách nên mang theo những vật dụng cá nhân để dùng khi ở Homestay [nếu thấy cần thiết].
  •   Khi kết thúc tour, chúng tôi sẽ trả khách tại một điểm duy nhất là Nhà hát lớn Hà Nội. Quý khách vui lòng tự bắt taxi về khách sạn hoặc nơi ở của mình.

LƯU Ý CHUNG VỀ DỊCH VỤ KHÁCH SẠN ĐỊA PHƯƠNG: 

Với các tuyến miền núi, chúng tôi quy ước phân hạng khách sạn như sau. Sự phân hạng chỉ mang tính chất tương đối để phân loại dịch vụ.

  •   Homestay: được hiểu là nhà dân mà thông thường là nhà sàn, có nơi sẽ ngủ tập thể, có nơi sẽ bố trí
    ngăn thành các không gian riêng. Nhưng đặc điểm chung là nghỉ cộng đồng và nhà vệ sinh chung.
    •    Khách sạn 1 sao: được hiểu là các khách sạn mini và nhà nghỉ
    •    Khách sạn 2 sao: là những khách sạn có quy mô trung bình, xếp hạng 2 sao địa phương
    •    Khách sạn 3 sao: là những khách sạn đẹp của khu vực hoặc được gắn sao theo quy định
    •    Khách sạn 4 sao: là những khách sạn đẹp và nổi bật trong khu vực
    •    Khách sạn 5 sao: là những khách sạn phải được cấp biển xếp hạng tiêu chuẩn

TRÁCH NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG:

  •   Khách hàng tự chịu trách nhiệm về sức khỏe và các bệnh mãn tính [tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xương khớp…], bệnh bẩm sinh, bệnh tiềm ẩn, bệnh HIV AIDS, bệnh rối loạn tinh thần và thần kinh, phụ nữ đang mang thai… là những bệnh không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Khi cần thiết Quý khách phải viết cam kết về bệnh tật của bản thân khi tham gia tour. Bên tổ chức tour không chịu trách nhiệm đối với những trường hợp Quý khách không khai báo bệnh, khai báo không trung thực cũng như các trường hợp nằm ngoài phạm vi bảo hiểm du lịch trong tour.
  •   Khách hàng phải tự bảo quản tài sản riêng của mình trong mọi trường hợp và ở tất cả các nơi trong suốt chuyến đi. Bên tổ chức tour không chịu trách nhiệm về những mất mát về tiền bạc, tư trang quý, vé máy bay, và tài sản riêng của khách hàng trong chuyến đi.
  1. Du lịch Hà Giang tháng 11 Có gì đẹp?

Năm nào cũng vậy, cứ vào độ cuối thu, dân tình lại háo hức về những mùa hoa ở những vùng đất nơi địa đầu phía Bắc Tổ Quốc. Trong đó có mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang – đẹp mộng mơ giữa núi non rừng rậm hùng vĩ. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm du lịch Hà Giang tháng 11 để một lần đến với miền đất xinh đẹp này, hoà mình và trải nghiệm những gì tuyệt vời nhất ở nơi đây.

1.Thời tiết khi du lịch Hà Giang tháng 11?

Cũng như bất kì điểm đến nào, Hà Giang mùa nào cũng đẹp. Tháng 11 chứng kiến một trong những mùa hoa đẹp nhất ở Hà Giang đó là mùa hoa tam giác mạch. Lúc này đã là độ cuối thu, đầu đông. Khi những thửa ruộng chín đã được gặt là lúc “sương chùng chình qua ngõ”. Không khí thu bao trùm mảnh đất vùng cao khiến cho thời tiết lúc nào cũng như trầm ngâm, những đợt nắng ít ỏi xen giữa những đám mây mù sương, dù là ban ngày nhưng cũng rất mát mẻ, thậm chí là hơi se lạnh.

Cảm giác du lịch Hà Giang tháng 11 rất khoan khoái, thoải mái. Mình nghĩ đây là một khoảng thời gian rất tuyệt để tận hưởng Hà Giang bởi mùa xuân thì khá nồm ẩm và ra tết vẫn còn khá lạnh khi lên cao, còn mùa hè thời tiết ở đây lại thay đổi đến “chóng mặt” lúc nắng chói chang lúc lại mưa to khá thất thường.

2. Phương tiện di chuyển và chỗ ở khi du lịch Hà Giang tháng 11

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân:

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đi phượt bằng xe máy đến Hà Giang. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang tháng 11, việc đi xe máy sẽ khá vất vả, bạn sẽ mất 8 -10 tiếng đi đường tính cả thời gian nghỉ ngơi. Nếu đi ô tô thì sẽ đỡ mệt hơn nhưng bù lại du khách sẽ không tận hưởng được cảnh đẹp dọc đường, đặc biệt là cảm giác “đổ đèo”. Tuỳ sở thích và điều kiện của mỗi người mà bạn có thể tính toán để lựa chọn phương tiện di chuyển.

Di chuyển bằng phương tiện khác:

Nếu lựa chọn xe khách thì sẽ khá ít lựa chọn vì tuyến Hà Nội – Hà Giang khá ít và thường xuất phát vào khoảng 19h-22h tối. Hướng đi sẽ là từ trung tâm Hà Nội -> hướng cầu Thăng Long -> qua ngã ba Phúc Yên- Nội Bài -> bắt xe tiếp đi Hà Giang từ thị xã Phúc Yên. Bên cạnh xe khách, cũng có các tuyến xe giường nằm, xe limousine với giá vé 1 lượt rơi vào khoảng trên dưới 300.000đ/ lượt. Khá tiện lợi và khi đến Hà Giang bạn có thể thuê xe máy để di chuyển giữa các điểm thăm quan.

Về chỗ ở: Về vấn đề chỗ ở, hiện nay dịch vụ đặt phòng online rất tiện lợi nên nếu du lịch Hà Giang bạn sẽ có nhiều lựa chọn về chỗ ở như khách sạn, nhà nghỉ, homestay… Hãy liên hệ với các trang đặt phòng uy tín như Vietnam Booking để có ngay những nơi lưu trú chất lượng, giá rẻ.

3. Những điểm tham quan khi du lịch Hà Giang tháng 11

Nếu đến du lịch Hà Giang tháng 11, bạn sẽ được đắm chìm trong sắc trắng xen lẫn chút tím hồng bạt ngàn khắp nơi. Hoa trên các cánh đồng, hoa chen giữa kẽ đá, hoa làm “sống dậy” cả màu đá xám, hoa chênh vênh trên những sườn núi cao, thậm chí là cả ở những mái nhà lá mộc mạc…

Đến Với Ngàn Hoa của du lịch Hà Giang

Cao nguyên đá Đồng Văn: Nơi đây có cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo khiến bạn choáng ngợp trước vẻ đẹp của tạo hoá.

Đèo Mã Pí Lèng: Chỉ cách Mèo Vạc tầm 20km, nơi đây được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất đèo” với cung đường đẹp nhất cao nguyên đá đối với các phượt thủ.

Hoàng Su Phì: Hoàng Su Phì nổi tiếng với những ruộng bậc thang chín vàng, bát ngát, thơ mộng khi mùa nước đổ hay mùa lúa chín.

Thủa Ruộng bậc thang Hoàng su phì Mùa Vàng

Dốc Thẩm Mã – cung đường đèo thử sức những tay lái: Nếu chưa một lần phượt dốc Thẩm Mã khi đến Hà Giang, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc. Chẳng còn điều gì tuyệt vời bằng việc chạy xe trên đường đèo uốn cong, xung quanh là núi non hùng vĩ, tuyệt đẹp.

Phố cổ Đồng Văn: Những ngôi nhà cổ đơn sơ, trầm mặc nép dưới núi đá, nhỏ bé giữa thung lũng rộng lớn.

Rừng thông Yên Minh: Không gian rừng thông như một Đà Lạt thu nhỏ với những ngọn cây cao vút, núi đồi rì rào khiến bạn thấy yên bình, thanh thản.

Bản Làng yên bình dưới mùa vàng Hà Giang

Ngoài ra còn rất rất nhiều địa điểm thú vị nữa mà mình không thể kể hết được. Bạn nên tự mình đến khám phá và như kinh nghiệm du lịch Hà Giang của mình, việc giao tiếp với người dân bản địa sẽ giúp bạn có thêm rất nhiều thông tin thú vị, hữu ích cho chuyến hành trình của mình đấy.

4. Những ẩm thực nên thử khi đến Hà Giang

Đến Hà Giang tháng 11mà không thưởng thức món bánh tam giác mạch quả là một thiếu sót lớn của bạn [Ảnh: Internet]

Trong không khí se lạnh của mùa thu, kinh nghiệm du lịch Hà Giang tháng 11 nhất định phải tìm thử những món ăn ấm nóng, bên cạnh đó là những món đặc sản chỉ nơi đây có. Các bạn có thể thử bánh cuốn trứng, xôi ngũ sắc, bánh tam giác mạch, thắng cố, cháo ấu tẩu, mèn mén, rượu ngô, ba kích rừng, Trà shan tuyết Fìn Hò…

Lưu ý khi du lịch Hà Giang

Mình thấy so với đi du lịch về xuôi, du lịch Hà Giang hay các tỉnh Tây Bắc khác cũng khá nguy hiểm và có phần vất vả hơn đôi chút. Vì thế có một vài lưu ý mình tổng hợp được như sau:

Nếu đi xe máy cần chú ý vững lái do có đường đèo và những đoạn dốc cua khá hiểm. Tuyệt đối không đi xe ga.

Chú ý sương mù vào tầm 4h chiều đổ đi, mình nghĩ tốt nhất không nên đi quá muộn do tầm nhìn hạn chế.

Vào mùa cao điểm, nên đặt phòng trước từ 5 ngày đến 1 tuần.

Đến du lịch Hà Giang tháng 12 có gì?

Tam giác mạch

Nếu quốc hoa của Việt Nam là hoa sen thì tam giác mạch có thể coi là “quốc hoa” của Hà Giang. Tỉnh thành địa đầu tổ quốc này không phải là nơi duy nhất có tam giác mạch nhưng kinh nghiệm du lịch Hà Giang tháng 12 sẽ giúp bạn nhận ra hoa tam giác mạch ở Hà Giang là đẹp nhất.

Thung Lũng Hoa Tam Giacs Mạch

Những bông hoa trắng hồng pastel dịu dàng, không mọc đơn độc mà sống du mục và đi theo bầy đàn. Chúng đâm chồi từ ruộng đồng đến thung lũng, chen chúc trong những vách đá tai mèo lạnh lùng và dựa lưng ngủ bên những dãy núi. Đi du lịch Hà Giang tháng 12 là cách bạn cho đôi mắt một lần được chiêm ngưỡng tấm áo dệt bằng hoa che phủ trên nền thiên nhiên hùng vĩ và trầm mặc.

Mùa hoa tam giác mạch bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, đó là chu kỳ sống và phát triển của “quốc hoa núi rừng”. Mùa này khi đến Hà Giang, bạn sẽ không thấy những con đường ngang núi mà chỉ kịp nhìn những dãy hoa lượn lờ, cheo leo và quanh co như con đường về làng tôi. Hoa tam giác mạch không chỉ có một màu từ lúc “sinh ra đến khi lớn lên”. Loài hoa này bắt đầu nở với màu trắng thanh khiết, rồi đổi sang màu hồng trước khi đỏ sẫm và tàn lụi.

Các điểm ngắm hoa tam giác mạch 

Phố cáo: Con phố yên bình với những ngôi nhà màu đất đặc trưng ở giữa núi non trùng điệp. Đến đây, bạn có thể đứng bên dốc Chín Khoanh và phóng tầm mắt rợn ngợp trước rừng hoa ngay dưới những ngón chân.

Thung lủng Sủng Là được mệnh danh là “nơi đá nở hoa” bởi sở hữu những thảm hoa tuyệt đẹp khi vào mùa [Ảnh: Internet]

Thung lũng Sủng Là: Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tháng 12 thấy rằng đây là nơi trồng nhiều hoa nhất ở Hà Giang. Khi những dải hoa nở với thời kỳ phát triển khác nhau tạo nên một cánh đồng hòa quyện giữa màu trắng, màu hồng và màu đỏ sẫm. Lang thang trên cánh đồng, tay chạm nhẹ vào những cánh hoa mỏng manh sẽ giúp bạn có những bức ảnh kỷ niệm tuyệt đẹp.

Hoa cải vàng

Bạn đã bao giờ bắt gặp những cô gái vùng cao đeo sau lưng một giỏ hoa cải vàng chưa? Nếu muốn nhìn thấy thì hãy đi du lịch Hà Giang vào tháng 12 nhé! Hoa cải không phải là một loài hoa quá đặc sắc, đắt đỏ hay nổi tiếng như hoa hồng, hoa ly hay mẫu đơn. Nhưng những bông cải vàng có sức mạnh của tập thể. Chúng không sống kiêu sa ở tiệm hoa nhưng lại vững vàng lan rễ dưới lớp đất khô cằn xen đá của nơi địa đầu tổ quốc.

Mùa Hoa Cải Tháng 12 nở tuyệt đẹp

Hoa cải có sắc vàng, đan xen với lá cải và thân cải màu xanh đậm nên mang một nét đẹp rất thu hút. Đặc biệt hơn, những ngôi nhà mái ngói đỏ hoặc xám và tường gạch cam ở vùng núi Hà Giang cộng thêm màu vàng vàng của hoa cải khiến bạn liên tưởng đến một vùng quê yên bình ở Âu Châu.

Muốn ngắm hoa cải, hãy đến thôn Nà Thác, xã Phương Độ. Người dân ở đây thường trồng cải để tự cung tự cấp rau sạch. Cánh đồng hoa cải rộng mênh mông không có điểm bắt đầu và kết thúc nằm ngủ êm đềm bên dãi núi Tây Côn Lĩnh mang lại cảm giác dung dị những rất đỗi rợn ngợp. Giây phút đi dạo len những khóm hoa, hát vu vơ vài câu nhạc buồn, rồi thả hồn ngắm nhìn mây trời tây bắc sẽ là một trải nghiệm thật đẹp khi đến du lịch Hà Giang tháng 12.

Nếu là một người yêu thích chụp hình, bạn sẽ không thể bỏ qua cánh đồng hoa cải. Những bông hoa vàng nổi bật góp phần “nhan sắc” và “thần thái” của bạn được thăng hạng rất nhiều. Bạn có thể thuê những bộ trang phục dân tộc với chỉ thêu sặc sỡ để hoa đẹp và người cũng đẹp không kém nhé!

Du lịch Hà Giang tháng 12 bằng phương tiện gì?

Thường thì khi đến Hà Giang, bạn sẽ có hai loại phương tiện là xe máy và xe khách. Nếu bạn là người mạo hiểm, thích thử thách và ưa trải nghiệm thì nên đi xe máy nhé. Bạn biết đấy, Hà Giang là một vùng núi cao hiểm trở nên những con đường thường không được thẳng cho lắm. Nhưng cảm giác được lái xe trên những cung đường cong vòng với hai phía là núi cao và vực thẳm là điều mà các phượt thủ thèm muốn.

 Văn Hóa Dân tộc Hà Giang Rất đặc biệt

Còn đối với xe khách, bạn thường không thể ngắm nhìn đường đi trọn vẹn vì xe khách thường di chuyển lên Hà Giang vào ban đêm. Xe khách từ Hà Nội đến Hà Giang thường rơi vào khoảng tầm từ 220-300 ngàn đồng. Bạn nên đặt vé trước trên trang web hoặc mua tại bến để tránh bị nhồi nhét khi bắt xe dọc đường.

Khi đi xe khách tới Hà Giang, bạn có thể nối tuyến để đến Mèo Vạc, Đồng Văn… Nhưng có lẽ tới đây rồi thì bạn nên đi xe máy như một người lữ hành tự do để khám phá và chinh phục cao nguyên đá một cách trọn vẹn nhất.

Ăn gì ở Hà Giang tháng 12

Hà Giang là vùng núi nên có rất nhiều món ăn độc lạ mà bạn không thể tìm được ở miền xuôi.

Cháo ấu tẩu Hà Giang

Món cháo này được nấu từ củ ấu tẩu, một loại thực phẩm tìm thấy ở vùng núi cao. Khi nấu lên, cháo có vị đắng khác với các loại cháo thông thường. Gạo nấu cháo ấu tẩu phải là nếp cái hoa vàng, quả ấu tẩu trước khi nấu phải ngâm 4 tiếng đồng hồ. Món cháo thường dậy mùi rất thơm, có vị ngậy và đặc biệt là rất đắng. Tuy nhiên, giữa cái thời tiết lạnh giá của mùa đông tây bắc, thì vị đắng lại trở nên ngon miệng và dễ gây nghiện đến lạ lùng. Bạn có thể tìm loại cháo này ở các quán ăn ở thành phố Hà Giang hoặc các chợ phiên.

Món Cháo ấu Tẩu rất cuốn hút du khách

Bánh cuốn trứng Hà Giang

Món này thường được du khách du lịch Hà Giang tháng 12 chọn thưởng thức vào bữa ăn đầu tiên. Bánh cuốn trứng được tráng mỏng rồi thêm trứng ngay trên bếp sau đó gói lại. Người ta không dùng nước mắm với bánh như ở miền xuôi mà ăn cùng nước lèo có giò trắng và hành phi. Nước lèo thường rất nóng ăn chung với bánh cuốn lành lạnh giúp chung hòa hương vị và tạo cảm giác ngon miệng.

Món Bánh trứng đặc sắc khi đến Hà Giang nên thưởng thức

Rượu ngô

Rượu là một trong những đặc sản của vùng núi vì tác dụng làm ấm cơ thể của nó. Đối với Hà Giang, bạn nên chọn uống rượu ngô. Người dân ở đây tự trồng từng cây ngô rồi cẩn thận xay từng hạt bắp để nấu rượu. Rượu ngô có hương thơm nồng nàn, vị đúng chất rượu ngon. Vào những ngày đông tháng 12 lạnh giá, ngôi bên vách nhà, nhấm nháp vài giọt rượu và thả hồn dưới trăng đêm sẽ là một khoảnh khắc lãng mạn, ấm áp và tràn đầy bình yên.

Lưu ý khi đi du lịch Hà Giang tháng 12

Nếu bạn chọn xe máy, cần phải kiểm tra và bảo dưỡng xe trước khi lên đường. Khi đi nhớ mang theo săm xe, lốp xe đề phòng hờ. Đường xá ở Hà Giang đa số là đèo, dốc nên bạn phải lái xe rất cẩn thận, chú ý tốc độ và tập trung.

Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tháng 12 khẳng định rằng bạn phải mang theo áo mưa. Loại áo này rất hữu dụng khi vừa có thể che mưa, che nắng và giữ ấm cơ thể.

Tháng 12 là tháng du lịch Hà Giang cuối mùa Hoa Tam Giac Mạch

Trang phục của bạn bắt buộc phải có áo ấm, nên mang áo phao nhẹ nhưng giữ ấm tốt.

Đường ở Hà Giang là đường đá nên hãy chọn giày thể thao hoặc giày leo núi êm chân và chất lượng một chút. Tuyệt đối không nên đi giày cao gót, giày búp bê hay bánh mì.

Hà Giang là vùng núi nên thường có rất nhiều loại côn trùng khác nhau, bạn nên chuẩn bị thuốc chống muỗi, dầu gió để đảm bảo không bị sốt xuất huyết.

Người ta thường nói Hà Giang rất đẹp, và tháng 12 là mùa bạn thấy được vẻ đẹp tĩnh mịch và đầy dịu dàng của nơi đây. Nếu bạn đang do dự có nên đi Hà Giang tháng 12 hay không thì đừng chần chờ nữa, bạn sẽ hối hận khi bỏ lỡ khung cảnh thiên nhiên có một không hai ở cao nguyên đá vào nhưng ngày đông đấy nhé!

Thông Tin Chi Tiết Liên Hệ:

CHI NHÁNH HÀ NỘI

ĐAT VIET TOUR – 10 Ngõ 123 Trần Cung – Hà Nội. 

Ngập tràn cảm xúc,trọn vẹn niềm vui
Tel: 02437540735
Phụ trách tư vấn:

Mr Khánh: /zalo / 0985712644
Email:

wed:dulichdatviet365.com

…………………………………………………………………………

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Tầng 8, Tòa nhà Xổ số Kiến thiết [Lottery Tower], Số 77 Trần Nhân Tôn, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  Mobile/zalo /facebook : 0976808062

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Chi nhánh Hải Phòng

Phòng 601B, TD Business Center, lô 20A Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng

Điện thoại:  Mobile: /zalo / 0985712644

Chi nhánh Đà Nẵng

Tầng 9, tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, số 255 – 257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: /zalo /0976808062

………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

Chi nhánh Bình Dương

Phòng 10, tầng 16, Becamex Tower, số 230 Đại lộ Bình Dương, P.Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Điện thoại: /zalo / 0976808062

Chủ Đề