Dự án nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Hệ thống pháp luật Việt Nam [hethongphapluat.com] xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo Khoản 1 Điều 8 Luật đầu tư công 2014 quy định các dự án thuộc nhóm A như sau:

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A:

1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

b] Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

c] Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;

d] Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

đ] Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

Theo đó, hạng mục công trình của cơ quan bạn đầu tư thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt thuộc loại dự án nhóm A. Theo Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng yêu cầu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng như sau:

“Điều 7. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A [trừ dự án quan trọng quốc gia] đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

a] Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

b] Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

c] Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

d] Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ [nếu có].”

Như vậy, dự án nhóm A [ trừ dự án quan trọng quốc gia] đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên dự án của cơ quan bạn là dự án di tích quốc gia đặc biệt, do đó vẫn phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi đầu tư xây dựng mới nhất năm 2021. Quy định chi tiết tại Điều 9, Điều 11 Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hướng dẫn khi nào lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Quy định chi tiết tại điều 11 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ gồm:

1, Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định

  • Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014
  • Sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14

Trừ những Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật Xem tại đây

Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi

2, Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải thuyết minh rõ nội dung sau:

a, Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với chương trình; Kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt [ nếu có ]

b, Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, tỷ lệ số lượng các loại nhà ở [ biệt thự, liền kề, chung cư]; Và sự tương thích của số lượng các loại nhà ở với chỉ tiêu dân số được phê duyệt

c, Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở

d, Phương án kinh doanh các sản phẩm nhà ở và sản phẩm ở và sản phẩm khác của dự án

đ, Sự phù hợp với định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị được phê duyệt; Kế hoạch xây dựng và hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật trước khi khai thác nhà ở; Danh mục các khu vực hoặc công trình và dịch vụ công ích sẽ bàn giao cho Nhà nước

e, Phương án phân kỳ đầu tư để đảm bảo yêu cầu đồng bộ đối với các dự án gồm nhiều công trình xây dựng triển khai theo thời gian dài có yêu cầu phần kỳ đầu tư

g, Đối với khu đô thị không có nhà ở thì không yêu cầu thực hiện quy định tại điểm a, b, c, d

Xem thêm một số bài viết khác liên quan

Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm những gì? Xem Tại đây

Thuê chỗ ở có được thanh toán chi phí lán trại Xem tại đây

Video Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Mục lục bài viết

  • 1.Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì ?
  • 2.Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng
  • 2.1. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
  • 3.2. Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
  • 4. Mẫu tờ trìnhThẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

1.Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì ?

Theo quy định tại Luật xây dựng năm 2014: Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

2.Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng

2.1. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Điều 14 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:

Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửitrực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung,đúngquy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đềnghị thẩm định kiểm tra, xác nhận.Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng [nếu có] phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.

Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này, hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, cụ thể:

a] Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

b] Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kếđược lựa chọn kèm theo [nếu có yêu cầu];

c] Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo [nếu có] của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng;

d] Văn bản ý kiến về giải phápphòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục vềđánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường [nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường];

Các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xâydựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật vềphòng cháy và chữa cháy;

đ] Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam [trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng] [nếu có];

e] Các văn bản pháp lý khác có liên quan [nếu có];

g] Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng [gồm bản vẽ và thuyết minh]; danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;

h] Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra [nếu có]; mã số chứng chỉhành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩmtra;

i] Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư, ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nội dung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá [nếu có].

3.2. Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựngtại cơquan chuyên môn về xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Theo đó:

Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:

- Xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định [nếu cần, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định]. Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến;

- Gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở trong trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định trong các trường hợp:

a] Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này;

b] Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;

c] Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Nghị định này;

d] Đối với hồ sơ nhận qua đường bưu điện thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c của khoản này, cơ quan chuyên môn về xây dựng phải có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông bảo đảm đúng nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 [sửa đổi 2020]; bảo đảm thời gian theo quy định tại khoản Điều 59 của Luật Xây dựng năm 2014 [sửa đổi năm 2020].

Trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định [không quá 01 lần] và thông báo kịp thời đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời hạn 20 ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

Kết quả thẩm định phải có đánh giá, kết luận về mức đáp ứng yêu cầu đối với từng nội dung thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 [sửa đổi năm 2020]; các yêu cầu đối với người đề nghị thẩm định, người quyết định đầu tư, cơ quan có thẩm quyền đối với dự án PPP. Kết quả thẩm định được đồng thời gửi cơ quan quản lý xây dựng ở địa phương để biết và quản lý.

Việc đóng dấu, lưu trữ hồ sơ thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện như sau:

- Hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra, đóng dấu xác nhận các nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ có liên quan của 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng. Mẫu dấu thẩm định theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này. Các bản vẽ đã đóng dấu thẩm định được giao lại cho Người đề nghị thẩm định; người đề nghị thẩm định có trách nhiệm lưu trữ theo quy định pháp luật về lưu trữ và đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ lưu trữ này. Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp [định dạng .PDF] tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng;

- Khi kết thúc công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản một số tài liệu gồm: Tờ trình thẩm định; các kết luận của tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định; văn bản góp ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; thông báo kết quả thẩm định; các bản chụp tài liệu đã đóng dấu thẩm định theo quy định tại điểm a khoản này.

Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng được yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định, cụ thể như sau:

a] Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức chỉ định thầu và theo quy trình chỉ định thầu rút gọn được quy định tại pháp luật về đấu thầu;

b] Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;

c] Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này.

4. Mẫu tờ trìnhThẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

>>> Mẫu tờ trình này được ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……..

………….., ngày…tháng…năm…

TỜ TRÌNH

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Kính gửi: [Cơ quan chuyên môn về xây dựng].

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14;

Căn cứ Nghị định số/2021/NĐ-CP ngày tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chitiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Các căn cứ pháplý khác có liên quan……………………

[Tên tổ chức] trình [Cơ quan chuyên môn về xây dựng] thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng [Tên dự án] với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

1. Tên dự án:

2. Loại, nhóm dự án:

3. Loại và cấp công trình chính; thời hạn sử dụng của công trình chính theo thiết kế.

4. Người quyết định đầu tư:

5. Chủ đầu tư [nếu có] hoặc tên đại diện tổ chức và các thông tin để liên hệ [địa chỉ, điện thoại,...]:

6. Địa điểm xây dựng:

7. Giá trị tổng mức đầu tư:

8. Nguồn vốn đầu tư:……….[xác định và ghi rõ: vốn đầu tư công/vốn nhà nước ngoài đầu tư công/vốn khác/thực hiện theo phương thức PPP]

9. Thời gian thực hiện:

10. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

11. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:

12. Nhà thầu khảo sát xây dựng:

13. Các thông tin khác [nếu có]:

II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BÁO CÁO

1.Văn bản pháp lý:liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

2. Tài liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư:

- Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;

- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi [bao gồm tổng mức đầu tư; Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu được lựa chọn áp dụng].

-Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.

3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:

- Mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra [nếu có];

- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài [nếu có].

[Tên tổ chức]trình[Cơ quan chuyên môn về xây dựng]thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng[Tên dựán]với các nội dung nêu trên.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:...

ĐẠI DIỆN TCHỨC
[Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu]

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngaysố:1900 6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai, xây dựng- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề