Đối với trẻ khuyết tật con đường tốt nhất để tới cái đầu của trẻ là thông qua đôi tay

Ước tính có khoảng nửa triệu trẻ khuyết tật sống ở Việt Nam. Những trẻ em này phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của họ và nhiều hình thức phân biệt đối xử, dẫn đến bị loại trừ khỏi xã hội và trường học. Trong khi mọi trẻ em đều có quyền được giáo dục, thái độ đối với trẻ em khuyết tật cũng như thiếu hiểu biết về nhu cầu của chúng sẽ kết hợp những thách thức mà chúng phải đối mặt khi đòi hỏi quyền này. Với việc tiếp cận với trường học một vấn đề chính, mối quan tâm bình đẳng là chưa đáp ứng đầy đủ của hệ thống giáo dục để đảm bảo giáo dục chất lượng cho trẻ khuyết tật.

Hiện nay, những trẻ em này vẫn phải đối mặt với một số rào cản để giáo dục hòa nhập xa tầm với, đặc biệt là thiếu các cơ sở vật chất, trường chuyên biệt, chuyên ngành và đào tạo cho giáo viên và có nhiều khác biệt của định nghĩa về trẻ khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau. Tất cả các lý do nêu trên đã đưa ra một hệ quả là còn quá nhiều trẻ em khuyết tật không được tới lớp học, không hoàn thành trường tiểu học hoặc trung học và không được đòi quyền lợi cơ bản của các em là được tiếp cận một nền giáo dục có ý nghĩa.

UNICEF tin rằng mọi trẻ em, bất kể tình trạng khuyết tật, ở Việt Nam đều có quyền đến trường học mà được nuôi dưỡng đầy đủ tiềm năng của mình để học hỏi trong cộng đồng của các em. Để đảm bảo giáo dục chất lượng và hòa nhập cho trẻ em khuyết tật, chúng tôi phối hợp với chính phủ và các đối tác để đạt được mục tiêu này thông qua các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền bình đẳng trẻ em, lấy trẻ em làm trọng tâm. Nghiên cứu cho thấy giáo dục hòa nhập không chỉ mang lại kết quả học tập tốt hơn cho trẻ em khuyết tật mà còn cho tất cả trẻ em. Giáo dục hòa nhập thúc đẩy sự khoan dung và cho phép gắn kết xã hội vì nó thúc đẩy một nền văn hóa xã hội gắn kết và thúc đẩy sự tham gia bình đẳng trong xã hội.

Chúng tôi đi đầu trong lĩnh vực giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy không gian học tập và tiếp cận, đào tạo giáo viên và tăng cường đào tạo năng lực trực tuyến, tiếp cận đa ngành để phá vỡ rào cản, tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia, theo dõi và thu thập dữ liệu học sinh nhập học để có bằng chứng và theo dõi và giám sát các tiến bộ .

Trọng tâm chính là thu hẹp khoảng cách kiến thức về khuyết tật thời thơ ấu và hợp tác chặt chẽ với ngành giáo dục để có một gói dịch vụ được cải thiện cho trẻ khuyết tật có quy mô rộng lớn. Quan trọng hơn, chúng tôi cũng nỗ lực để đảm bảo các vấn đề liên quan đến trẻ khuyết tật được ưu tiên trong chương trình nghị sự của chính phủ và được phản ánh trong phân bổ nguồn lực. Kết hợp tất cả những điều nêu trên sẽ nâng cao sự sẵn sàng của học sinh, giáo viên, trường học, phụ huynh và cộng đồng để mở cửa cho giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập và có thể tham gia các hoạt động với các bạn không khuyết tật trong cùng lớp của mình, chúng ta phải đảm bảo có các trường học tiếp cận. Tạo ra một môi trường tiếp cận cho toàn bộ trẻ em là một hành động thể hiện sự tôn trọng và quan tâm tới tất cả trẻ em.

Không nên xem việc tạo ra một môi trường tiếp cận là một yêu cầu quá khó khăn hoặc đơn giản chỉ là một tập hợp các quy tắc cần phải tuân thủ mà hãy coi đó là các giá trị xã hội gia tăng không mất thêm chi phí khi tiếp cận là một phần không thể thiếu của các dự án xây dựng ngay từ khi bắt đầu dự án. Đầu tư tăng khả năng tiếp cận cần được lưu tâm ngay từ đầu trong cả ngắn hạn và dài hạn. Điều quan trọng là tất cả mọi người nên xem các chi phí xây dựng và cải tạo tình trạng tiếp cận là những chi phí hợp lý liên quan đến các lợi ích lâu dài mong đợi cho trẻ em khuyết tật, thanh thiếu niên khuyết tật và người lớn khuyết tật.

Các cán bộ quản lý nhà trường và những người khác thường cảm thấy rằng chi phí đầu tư để cải thiện tình trạng tiếp cận có thể là không hợp lý, đặc biệt khi so sánh với các chi phí cho các ưu tiên giáo dục khác. Chính vì vậy việc xây dựng tiếp cận phải được quy định và thực thi thông qua các luật của chính phủ.                

Lưu ý về các giải pháp tiếp cận tạm thời, chi phí thấp: Đối với bất kỳ công trình xây dựng nào thì tình trạng tiếp cận sẽ xuống cấp theo thời gian và do vậy cần được kiểm tra và bảo trì thường xuyên. Không nên coi các giải pháp tiếp cận tạm thời, chi phí thấp là các giải pháp tiếp cận vĩnh viễn. Các giải pháp tiếp cận chi phí thấp thậm chí còn nhiều nguy cơ bị xuống cấp hơn và có thể đòi hỏi sự thận trọng hơn trong việc theo dõi, giám sát khi thi công. Các trường phải phân công trách nhiệm cho việc kiểm tra, sửa chữa và thay thế các tính năng tiếp cận để đảm bảo rằng học sinh khuyết tật có thể tiếp cận trường học một cách an toàn.

Các giải pháp tiếp cận tạm thời, chi phí thấp

Nếu lối đi bộ bị hỏng, nứt vỡ hoặc nói chung là trong tình trạng hư hỏng thì những học sinh sử dụng xe lăn hoặc các thiết bị di động khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận [đôi khi là không thể tiếp cận] các công trình xây dựng trong trường học. Thông thường, các lối đi bộ thường không đồng đều, bị rạn nứt, mất tấm bê-tông, hoặc có thể được làm bằng sỏi hoặc nhiều bụi bẩn. Một số lối đi bộ không có đường dốc, hoặc nếu có thì đường dốc đó lại quá hẹp hoặc quá dốc, hoặc có gờ, rìa, mỏm đá gây khó khăn cho người sử dụng xe lăn.

Một lối đi bộ bị hỏng, làm bằng sỏi gồ ghề, bụi bẩn hoặc thiếu đường dốc thoải lề đường/chỗ hạ hè sẽ là một rào cản đối với việc tiếp cận của những người sử dụng xe lăn.

Các giải pháp tạm thời:

Có thể sử dụng các tấm tạm thời [tấm gỗ hoặc tấm kim loại có độ dày không hơn ½ in-sơ[1]] để che những lỗ hoặc các vết nứt trên lối đi, làm cho lối đi bằng phẳng hơn. Có thể sử dụng các đường dốc làm bằng gỗ với chiều rộng tối thiểu là 36 in-sơ, có độ dốc không quá 1"đến 12" để giải quyết nhu cầu tiếp cận trước mắt ở những chỗ gờ, rìa hoặc từ lòng đường lên lối đi bộ.

2.  Lối vào và cửa ra vào

Các lối dẫn vào cửa và lối đi vào cần phải bằng phẳng và không nên có độ dốc quá lớn ở bất kỳ hướng nào. Nhiều tòa nhà và nhiều phòng đều chỉ có một bước tại lối vào. Tất cả các lối dẫn vào cửa hoặc lối vào cần phải rộng ít nhất là 32 in-sơ và phải có đủ khoảng không cho người sử dụng xe lăn tiến vào để mở cửa. Ví dụ, phải có đủ không gian cho người sử dụng xe lăn có thể cầm tay nắm cửa ra vào, và lùi xe lăn về phía sau trong khi kéo cánh cửa mở ra, và sau đó đi ra/đi vào bằng xe lăn. Phải đảm bảo cửa ra vào và bộ phận tay nắm không quá chặt, và chiều cao của ngưỡng cửa không được vượt quá ½ in-sơ vì nếu ngưỡng cửa cao hơn ½ in-sơ thì sẽ rất khó cho người sử dụng xe lăn đi qua.

Các giải pháp tạm thời:

If the area in front of the door is not level or does not provide adequate maneuvering space, then the door may be propped open to allow the person using a wheelchair to enter the school. If one door of a double door is not wide enough, propping open both doors should provide enough space for a wheelchair user to travel through.

Có thể sử dụng các đường dốc tạm thời [làm bằng gỗ chắc nặng hoặc kim loại] để giúp người sử dụng xe lăn đi qua các bậc thềm hoặc các ngưỡng cửa cao. Nếu khu vực phía trước cửa ra vào không bằng phẳng hoặc không có đủ không gian di chuyển thích hợp thì có thể dùng một cái gì đó giữ cho cửa mở để người sử dụng xe lăn có thể vào trường thuận tiện mà không phải cố gắng tìm cách mở cửa. Nếu mở một cánh cửa rồi mà lối vào vẫn không đủ rộng thì có thể mở cả 2 cánh và cố định 2 cánh cửa mở để đảm bảo lối vào có đủ không gia cho người sử dụng xe lăn đi qua. Trong một số trường hợp, có thể lắp đặt các đòn bẩy tạm thời hoặc các dụng cụ khác mà không đòi hỏi phải nắm chặt, ép chặt hoặc xoắn mạnh các bộ phận cứng của cửa ra vào để giúp người khuyết tật tự ra vào được. Ngoài ra, có thể sử dụng hệ thống chuông cửa hoặc còi tạm thời để báo cho nhân viên nhà trường ra mở các cửa ra vào.

3.  Hành lang

Các hành lang có thể có các vòi nước uống, mắc treo áo, bình chữa cháy và các vật thể khác nhô ra từ các bức tường. Các vật thể này có thể gây nguy hiểm cho người khiếm thị vì họ có thể va đụng vào chúng nếu các vật thể này không thể phát hiện được bằng cây gậy trắng [gậy dẫn đường cho người mù].

Giải pháp tạm thời:

Đặt các trụ an toàn giao thông hình nón màu da cam hoặc các vật thể khác mà có thể phát hiện được bằng gậy, như các chậu trồng cây hoặc hàng rào di động, ở đằng trước hoặc ở dưới các vật thể nhô ra. Bằng cách đó, gậy có thể phát hiện ra các mối nguy và rào cản trong hành lang, và những người mù có thể di chuyển xung quanh các vật thể nhô ra đó. Một cách khác là dành một tuyến đường riêng cho người đi bộ mà không bao gồm các vật thể lồi ra.

4.  Phòng học

Phòng học có thể nhỏ và có ít không gian bởi vì trong phòng có chứa bàn ghế. Các phòng học chật chội gây rất nhiều khó khăn cho những người sử dụng xe lăn hoặc các thiết bị di động khác di chuyển trong phòng.

Ngoài ra, các lớp học nằm trong các tòa nhà nhiều tầng mà không được trang bị thang máy là không thể tiếp cận được đối với các học sinh sử dụng xe lăn và các thiết bị di động khác.

Giải pháp tạm thời:

Hãy sắp xếp bàn làm việc một cách hợp lý sao cho học sinh sử dụng xe lăn có thể đi từ bàn của mình tới lối ra cửa ra vào, tới bàn của giáo viên và bất kỳ các vị trí nào khác trong phòng học mà tất cả các học  sinh khác có thể đi. Các bàn trong phòng cần đảm bảo cung cấp các không gian thông thoáng trên sàn nhà với kích thước ít nhất là 30 x 48 in-sơ để cho phép một học sinh sử dụng xe lăn hoặc các thiết bị di động khác có thể di chuyển chân ở dưới bàn và điều chỉnh xe lăn sang trái hoặc sang phải ở dưới bàn một cách thuận tiện [có nghĩa là phải đảm bảo mặt bàn và 2 bên cạnh bàn tạo một khoảng không đủ rộng để học sinh dùng xe lăn có thể di chuyển chân và xe lăn thuận tiện dưới bàn].

Hãy đảm bảo rằng những cuốn sách và các đồ dùng học tập khác nằm trong tầm với của những người dùng xe lăn hoặc những người có tầm vóc thấp. Phải đảm bảo rằng những người sử dụng xe lăn có thể tiếp cận các bảng trắng hoặc bảng đen.

Có thể di chuyển một phòng học từ tầng trên của một tòa nhà xuống một vị trí khác ở tầng trệt để tăng tình trạng tiếp cận.

5.  Các khu vệ sinh

Các khu vệ sinh tiếp cận cho phép học sinh khuyết tật sử dụng một cách thuận tiện và chủ động, giúp tăng cường sức khỏe và đảm bảo học sinh khuyết tật có thể tiếp cận các tiện ích vệ sinh một cách bình đẳng với các học sinh khác. Một khu vệ sinh hoàn toàn tiếp cận sẽ có thể sử dụng được bởi các học sinh sử dụng xe lăn và học sinh khuyết tật đi bộ có hoặc không có các thiết bị trợ giúp như nạng hoặc gậy chống.

Có một số giải pháp tạm thời để biến các khu nhà vệ sinh hiện có trở nên dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng tiếp cận của các khu nhà vệ sinh thì hoặc là phải xây lại hoặc phải cải tạo thêm thêm.

Các phương pháp cải thiện tình trạng tiếp cận của các khu vệ sinh:

Bảng chỉ dẫn. Nên có bảng chỉ dẫn nổi bật để chỉ dẫn mọi người tới các khu vệ sinh, cho dù các nhà vệ sinh được xây trong cùng các tòa nhà hay được xây ở các khu vệ sinh riêng.

Lối đi. Các khu vệ sinh riêng cần phải được kết nối tới các tòa nhà lớp học bằng một con đường đủ rộng cho hai người đi ngược chiều nhau, có bề mặt đường đều nhau và hệ thống thoát nước để tránh nước, bùn và băng tuyết đọng lại trên mặt đường. Một con đường/lối đi rộng hơn cũng sẽ cho phép một người đi cùng để dẫn đường cho học sinh khuyết tật [ví dụ: học sinh mù/khiếm thị] tới phòng học một cách thuận tiện hơn.

Đường dốc. Lắp đặt một đường dốc với độ đốc tối thiểu là 01:12 foot[2] ở những chỗ cần thiết [có nghĩa là cứ khoảng cách là 12 foot thì độ cao của đường dốc sẽ tăng thêm một foot].

Các phòng/khu vệ sinh:

  • Xây dựng hai buồng vệ sinh  đủ rộng với cửa ra vào đủ rộng, một buồng cho nữ và một buồng cho nam. Nhà vệ sinh xổm thường không thể hoặc rất khó sử dụng được đối với NKT. Vì thế,  nên xem xét kết hợp hai buồn vệ sinh xổm để xây dựng một buồng vệ sinh bệt tiếp cận. Các buồng vệ sinh phải có các đặc điểm sau:
    • Có bán kính quay cho xe lăn là 5 foot [~1,5 m]
    • Có một cánh cửa rộng [chiều rộng tối thiểu của cửa là 33 in-sơ [~ 84 cm]]
    • Thanh vịn cố định vào tường hoặc sàn nhà vệ sinh
    • Bệ ngồi vệ sinh cao hơn bình thường
  • Lắp đặt ít nhất một bồn đi tiểu cố định trên sàn hoặc trên tường, cách sàn nhà khoảng 51 cm [20 in-sơ]
  • Các bồn rửa tay nên cách sàn nhà khoảng 30 in-sơ [~80 cm]
  • Lắp đặt hộp đựng giấy lau tay dạng cuộn hoặc máy sấy khô tay trong tầm với của người sử dụng xe lăn [cách sàn nhà khoảng 44 in-sơ [~111 cm]]

Giải pháp tạm thời:

  • Đặt một đường dốc tạm thời lên các khu vệ sinh có một hoặc hai bậc
  • Lắp đặt phần cứng dễ sử dụng ở các cửa ra vào [thay vì dùng tay mở cửa nắm tròn, hãy sử dụng tay mở cửa dạng thanh]
  • Lắp đặt các thanh vịn trong các nhà vệ sinh
  • Hạ thấp thanh phơi khăn tắm xuống bằng với chiều cao của xe lăn [44 in-sơ hoặc 111 cm từ sàn nhà]
  • Đặt bệ ngồi vệ sinh di động lên trên bệ xí xổm [hoặc lắp đặt một ghế vệ sinh trên bệ xí xổm]

Tài nguyên tham khảo

Bộ Giáo dục, tỉnh British Colombia, Ca-na-đa

Đính kèm và đường dẫn dưới đây

Cải thiện tình trạng tiếp cận ở các trường [2006]

Chuẩn bị cho Bộ Giáo dục, Sri Lanka

John Grooms for USAID

Đính kèm và đường dẫn dưới đây

Các giải pháp chi phí thấp giúp nhà bạn tăng độ tiếp cận

Các đối tác công nghệ hỗ trợ

Đính kèm

Tăng mức độ tiếp cận với nguồn lực hạn chế [2008]

Tác giả: June Isaacson Kailes & Christie MacDonald

Đính kèm và đường dẫn dưới đây

Tiếp cận cho NKT – Cẩm nang thiết kế dành cho môi trường không có rào cản

Bộ Quản lý Đô thị Lê-ba-non, Công ty Phát triển và và Tái thiết quận Beirut

Đường dẫn dưới đây

[1] In-sơ: đơn vị đo chiều dài Anh bằng 2, 54 cm [ký hiệu bằng dấu “]

[2] đơn vị đo chiều dài Anh bằng 0, 3048 m

Video liên quan

Chủ Đề