Đổi mới kiểm tra đánh giá môn lịch sử.docx năm 2024

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Thực tế từ trước đến nay, trong mục tiêu của mỗi bài học đều bao gồm đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nhưng trong quá trình dạy học giáo viên chủ yếu chú trọng đến mục tiêu kiến thức vì thi cử chú yếu thiên về kiểm tra kiến thức sách vở, không chú ý đến kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh, không kiểm tra xem các em đã đạt được kỹ năng gì trong quá trình học tập, cũng như năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, học sinh cũng không có cơ hội được bày tỏ chính kiến, quan điểm, tình cảm, thái độ của mình trước những vấn đề nảy sinh trong học tập. Cách kiểm tra đánh giá như vậy nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phương pháp dạy học và chất lượng giáo dục. Vì vậy, phương án đổi mới kiểm tra đánh giá chú trọng đến năng lực của học sinh sẽ là bước đột phá giúp cho quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống hơn.

Việc giáo dục nói chung bao giờ cũng gắn liền với kiểm tra, đánh giá nhận thức và năng lực của người học, kiểm tra đánh giá không chỉ để nhận xét học sinh học tập thế nào rồi cho điểm, xếp loại mà còn thúc đẩy các em có ý thức trong học tập và rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống thực tiễn, đồng thời thông qua kiểm tra đánh giá giáo viên còn nắm bắt được kết quả giảng dạy của bản thân nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế.

Môn học Lịch sử là môn học quan trọng trong trường phổ thông, qua môn học này học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước, ngoài ra còn giáo dục cho học sinh có ý thức trách nhiệm, giữ gìn, bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống, có trách nhiệm với bản thân , quê hương đất nước. Học sinh học lịch sử không phải chỉ để biết về quá khứ, hay những câu truyện đời xưa, mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “ Lịch sử là tấm gương soi”. Đặc biệt trong hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn về dân tộc mình, đồng thời nên “Khép lại quá khứ chứ không thể quên đi quá khứ”.

Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp kiểm tra, đánh giá, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với môn học lịch sử ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

1.Vai trò KTĐG: - Là khâu quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng bộ môn.

- KTĐG liên quan mật thiết với nhau[ Kiểm tra là phương tiện để đánh giá, đánh giá bao gồm cả kiểm tra].

2. Ý nghĩa: Là cơ sở để đánh giá kết quả học tập góp phần củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời giáo dục tư tưởng đạo đức để hình thành nhân cách cho các em.

- Qua KTĐG hình thành năng lực nhận thức biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó khuyến khích thúc đẩy các em hứng thú học tập bộ môn Lịch sử.

Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước ta khẳng định có vai trò quan trọng cấp thiết trong hệ thống “ Đổi mới sự nghiệp giáo dụ

c ”, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nước ta từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế

giới. Từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thực hiện “ Cuộc cách mạng về giáo dục ”, đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học. Đặc biệt trong năm 2006 – 2007 Ngành giáo dục đang triển khai thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” là lập lại kỷ cương dạy và học. Đây được coi là khâu đột phá của năm học 2006 – 2007 để toàn ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành. Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Một trong những nội dung đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh quan “ Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm ” Trước đây, quan niệm về kiểm tra đánh giá là giáo viên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá. Ngày nay, trong dạy học người ta coi trọng chủ thể tích cực chủ động của học sinh. Theo hướng phát triển đó, việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo của học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, muốn vậy phải có những phương pháp đánh giá thích hợp. skkn Với sự thay đổi về cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học của bộ môn Lịch sử hiện nay, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy cần có sự đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho phù hợp và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tôi đưa ra một số kinh nghiệm về “ Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử ” như thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong họat động học tập. Việc kiểm tra đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, giúp học sinh tự điều chỉnh họat động học, người dạy điều chỉnh họat động dạy. Hệ thống đổi mới kiểm tra đánh giá đối với bộ môn Lịch sử rất phong phú, giáo viên có thể dùng phiếu kiểm tra, câu hỏi kiểm tra bài tập của học sinh và đặc biệt là dùng hình thức kiểm tra trắc nghiệm: 1. Khái niệm Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh [ Chú ý tưởng tượng, ghi nhớ thông minh, năng khiếu.] hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh 2. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm có các loại câu sau: a. Câu “ Đúng - sai ” Trước một câu văn xác định [ thông thường không phải là câu hỏi], học sinh trả lời câu đó là đúng [ Đ] hay sai [S ] điền vào. skkn b. Câu nhiều lựa chọn: Một số câu hỏi có nhiều ý trả lời sẵn, học sinh lựa chọn ý đúng nhất điền vào. c. Câu ghép đôi: Loại câu này thường hai dãy thông tin. Một dãy là những câu hỏi [hay câu dẫn], một dãy là những câu trả lời [hay câu lựa chọn]. Học sinh phải tìm ra từng cặp câu trả lời tương ứng với câu hỏi d. Câu điền khuyết: Câu dẫn để một vài chỗ trống. Học sinh điền vào chỗ trống những từ thích hợp. e. Trắc nghiệm thái độ, hành vi: Để thăm dò hoặc đánh giá thái độ hành vi của học sinh về một lĩnh vực nào đó, người ta dùng thang xếp hạng hoặc bậc thứ tự. Số hạng bậc nhiều hay ít tùy từng vấn đề và tuỳ yêu cầu. 3. Tác dụng của phương pháp trắc nghiệm * Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm có những ưu điểm: Trắc nghiệm trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức nên có thể chống lại khuynh hướng “ học tủ ” chỉ lo tập trung vào một kiến thức trọng tâm. Nếu trong một tiết kiểm tra cổ truyền chỉ nêu được một số câu hỏi trả lời viết thì với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể nêu được nhiều câu hỏi. Số câu càng nhiều [trong phạm vi thích hợp] thì càng tăng thêm độ tin cậy trong đánh giá học sinh qua bài kiểm tra. skkn Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan, tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài. Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực của học sinh, việc chấm bài nhanh giúp học sinh có thể sớm biết kết quả là bài của mình để tự đánh giá và đánh giá bài của nhau. Với sự phát triển của thời đại, máy vi tính trong trường học nhiều và sự phát triển phần mềm trong dạy học, kiểm tra trắc nghiệm được giáo viên sử dụng rộng rãi trong kiểm tra đánh giá học sinh đối với bộ môn Lịch sử. * Bên cạnh những ưu điểm lớn đó thì trắc nghiệm cũng có một số nhược điểm lưu ý khi sử dụng: Trắc nghiệm “đúng, sai” có thể gây ra những biểu tượng sai lầm bất lợi cho đầu óc trẻ, nên hạn chế việc đưa ra những câu dẫn chứa đựng những sai lầm Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể có trường hợp học sinh lựa chọn đúng một cách ngẫu nhiên, chưa có nhận định rõ ràng nhưng cứ đánh chọn một câu. Trắc nghiệm chỉ rèn trí nhớ máy móc, không phát triển tư duy. Tuy nhiên, nếu người soạn trắc nghiệm có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm sư phạm phong phú thì các bài trắc nghiệm sẽ đòi hỏi phải tư duy, phân tích so sánh, cụ thể hoá, trừu tượng hoá. Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật, trắc nghiệm đang được sử dụng ngày càng phổ biến, mở rộng phạm vi tác dụng bằng những loại hình thích hợp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Ở nước ta trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã có những công trình vận dụng trắc nghiệm và kiểm tra kiến thức. Vào những năm 90 của thế kỷ XX theo skkn hướng đổi mới việc kiểm tra đánh giá, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa ra phương pháp trắc nghiệm vào trong các trường Đại học. Trong những năm gần đây, bộ môn Lịch sử đã đổi mới nhiều trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm, năm học 2005 - 2006 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quyết định đưa phương pháp kiểm tra trắc nghiệm vào kỳ thi đại học cho môn Ngoại ngữ và những năm học sau sẽ áp dụng cho những môn còn lại. Như vậy để học sinh không bỡ ngỡ ở kỳ thi Đại học thì ngay từ bậc THCS học sinh phải làm quen với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Do vậy từ năm học 2002 – 2003 cùng với việc thay đổi sách giáo khoa và phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với các lớp 6, 7, 8, 9. Qua những năm học theo sách giáo khoa mới, Phòng Giáo dục& Đào tạo Lệ Thủy đã sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm cho một số môn còn lại. Bản thân tôi nhận thấy bộ môn Lịch sử rất phù hợp với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Trong thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở Dương Thủy, tôi đã áp dụng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh bằng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đối với bài kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, bài kiểm tra học kỳ. * Số liệu điều tra: a. Chọn hình thức kiểm tra: Ở trường THCS Dương Thủy, việc giảng dạy môn Lịch sử được phân ở 4 giáo viên đảm nhiệm. Các giáo viên đều áp dụng phương pháp là kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của học sinh theo những phương pháp sau: skkn Powered by TCPDF [www.tcpdf.org]

Chủ Đề