Dinh dươỡng tốt cho hệ tiêu hóa của bé năm 2024

Chăm sóc bé bị rối loạn tiêu hóa luôn là vấn đề nan giải khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và bối rối. Vậy nên xây dựng khẩu phần ăn cho bé như thế nào để vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vừa khắc phục và phòng tránh hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ một cách hiệu quả?

1. Một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Khi thức ăn được đưa vào cơ thể, quá trình tiêu hóa sẽ giúp phân giải, hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đồng thời loại bỏ, đào thải phần bã dư thừa ra bên ngoài. Tuy nhiên, vào những năm đầu đời hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt và dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa.

Bé bị rối loạn tiêu hóa thường gặp những biểu hiện như: nôn trớ, khó tiêu, táo bón, đi phân sống, phân lỏng,…

Đầu tiên, để tìm ra phương thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ một cách phù hợp nhất, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì. Một số yếu tố tác nhân thường gặp có thể kể đến như:

Chế độ ăn thiếu cân bằng

Các bữa ăn hằng ngày của trẻ luôn luôn phải cân bằng theo bốn nhóm dinh dưỡng chính bao gồm: protid [thịt, cá,…], lipid [chất béo], glucid [chất bột đường], vitamin và chất khoáng để đảm bảo ổn định các chức năng sinh lý trong cơ thể, giúp trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh. Vì vậy, không nên quá chiều theo sở thích của trẻ để đảm bảo cân bằng chế độ một cách hợp lý.

Suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng do yếu tố bẩm sinh hoặc do không được bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Từ đó khiến cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể hoạt động thiếu hiệu quả và dẫn đến một số tình trạng bất thường tại nhiều cơ quan. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến biểu đồ tăng trưởng của trẻ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng hợp lý hơn.

Ngộ độc thực phẩm

Trẻ thường bị hấp dẫn bởi những thực phẩm chiên xào, nhiều màu sắc như bánh kẹo, gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, nước có gas,… thậm chí là bị nghiện và không chịu ăn những loại thực phẩm khác, khiến hệ thống tiêu hóa bị quá tải. Chưa kể đến, một số thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, chế biến không đảm bảo vệ sinh đều có thể khiến trẻ bị ngộ độc và dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Sử dụng quá nhiều các món thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ

Tác động từ môi trường

Yếu tố môi trường sống cũng góp một phần không nhỏ đến hệ tiêu hóa của trẻ, nhất là đối với những trẻ nhỏ thường có phản xạ ngậm đồ vật vào miệng. Vì vậy, bạn cần đảm bảo nơi ở luôn sạch sẽ và thoáng mát, thường xuyên vệ sinh các vật dụng sinh hoạt cho trẻ [bát, muỗng, bình sữa, đồ chơi,…] bằng các chất khử khuẩn để giảm thiểu nguy cơ bé bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Trong những năm đầu đời, môi trường vi sinh đường ruột chưa được đảm bảo cân bằng cũng như hoạt động ổn định do cơ thể trẻ còn quá non nớt. Vì vậy, có thể dẫn đến sự tăng sinh quá mức của một số vi khuẩn, hoặc bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập dẫn đến sự rối loạn.

Bệnh lý

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có mối liên hệ khá mật thiết với những bệnh lý thường gặp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm tai giữa,… Một phần đến từ những triệu chứng hay biến chứng của bệnh, tác dụng phụ của thuốc, cộng thêm cảm giác khó chịu khi mắc bệnh khiến quá trình tiêu hóa ít nhiều bị tác động.

Thuốc

Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến trẻ gặp một số tình trạng như khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, chán ăn,… Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám và cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để được tư vấn và hướng dẫn kỹ càng trong việc phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc để tránh xa ra những hậu quả đáng tiếc.

Các chức năng sinh lý và hệ miễn dịch của bé đều chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy chỉ cần một tác động nhỏ về lâu dài cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh

2. Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì hay bé bị rối loạn tiêu hóa cần chăm sóc như thế nào,.... là hai trong số vô vàn câu hỏi khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn, hãy liên lạc với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900.56.56.56 để nhận được sự hỗ trợ.

Làm sao để bé có hệ tiêu hóa tốt? Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có những bí quyết giúp mẹ chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh

Mẹ biết rằng, dinh dưỡng hằng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Muốn vậy trẻ cần có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn hằng ngày. Vậy làm sao để bé có hệ tiêu hóa tốt? Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có những bí quyết giúp mẹ chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.

Nội dung

Vai trò của hệ tiêu hóa trong sự phát triển của trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hấp thụ hấp dinh dưỡng để phát triển tối ưu mà còn tạo thành “hàng rào miễn dịch” giúp chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa còn là nhà máy sản xuất hormone “hạnh phúc” serotonin cho cơ thể.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất và phát triển tốt hơn

  • Hệ tiêu hóa là “nhà máy” xử lý thức ăn và cung cấp dưỡng chất cho mọi tế bào trong cơ thể: Hệ tiêu hóa là nơi xử lý thức ăn thô, chuyển hóa các chất đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm mà trẻ ăn thành các dưỡng chất mà cơ thể có thể hấp thu được để hoạt động và phát triển khỏe mạnh.
  • Hệ tiêu hóa là địa điểm “đóng quân” của trên 70% hệ thống miễn dịch: Hệ tiêu hóa của trẻ không chỉ là nơi tiếp nhận thức ăn từ bên ngoài, kèm theo đó là rất nhiều tác nhân gây bệnh mà còn là nơi nuôi dưỡng 70% “quân số” của hệ thống miễn dịch. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp các tế bào miễn dịch sản sinh và làm việc hiệu quả mà còn tạo điều kiện để các lợi khuẩn duy trì áp đảo trong đường ruột, trực tiếp ức chế sự phát triển của hại khuẩn và các loại virus gây bệnh khác.
  • Hệ tiêu hóa được ví là bộ não thứ hai của trẻ: Theo các chuyên gia, hệ tiêu hóa là nơi sản xuất và chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh hơn cả não bộ. Đây là nơi sản xuất ra 95% serotonin - “hormone hạnh phúc” trong cơ thể. Vì thế, khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh trẻ không chỉ phát triển tối ưu về thể chất và trí não mà còn hạnh phúc, vui vẻ hơn.

Làm sao để trẻ có hệ tiêu hóa tốt, khỏe mạnh?

Cỗ máy kỳ diệu mang tên “hệ tiêu hóa khỏe mạnh” đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy làm sao để trẻ có hệ tiêu hóa tốt, khỏe mạnh?

Sử dụng sữa tốt cho hệ tiêu hóa ColosBaby Bio Gold

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ không chỉ cung cấp lượng kháng thể lớn mà còn chứa nhiều dưỡng chất giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh. Vì thế, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng.

Bên cạnh đó, trẻ từ 2 tuổi trở lên, mẹ có thể cho trẻ sử dụng bổ sung sữa chua, sữa tốt cho hệ tiêu hóa có chứa các thành phần chất xơ hòa tan [FOS] và hệ men vi sinh probiotics [Bifidobacterium lactis].

ColosBaby Bio Gold 2+ là sản phẩm dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh dựa trên nền tảng miễn dịch khỏe. Với 2 - 3 ly sữa ColosBaby Bio Gold 2+ pha chuẩn mỗi ngày giúp trẻ:

  • Tăng cường miễn dịch: Bộ 3 Miễn dịch [kháng thể IgG, 2 ‘FL HMO và lợi khuẩn Bifidobacterium] giúp bảo vệ trẻ hiệu quả, trẻ có miễn dịch khỏe, là nền tảng để phát triển khỏe mạnh.
  • Êm bụng, tiêu hóa tốt: Bộ 3 tiêu hóa [ 2’FL HMO, lợi khuẩn Bifidobacterium và FOS/Inulin] phát huy vai trò bảo vệ và hỗ trợ chức năng tiêu hóa hiệu quả, đồng thời cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng, tiêu hóa tốt và đặc biệt không bị táo bón.
  • Phát triển trí não: DHA từ tảo, Choline, Taurine giúp trẻ thông minh, tăng cường nhận thức và khả năng học tập.
  • Tăng cân khỏe mạnh: Dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ Protein, chất béo, vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.
  • Ngủ ngoan, cao lớn: Lactium đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn và giấc ngủ tự nhiên, ngon giấc cho trẻ. Canxi, photpho, magie, vitamin D3 với hàm lượng và tỷ lệ tối ưu giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe và phát triển chiều cao vượt trội.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn

Theo các bác sĩ, chất xơ có tác dụng làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Chất xơ không chỉ giúp thanh lọc thức ăn có trong hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ đưa chất thải còn sót trong cơ thể ra ngoài. Trẻ từ 2 tuổi trở nên cần được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5g mỗi ngày để có thể hấp thu đầy đủ năng lượng và dưỡng chất có trong thức ăn mỗi ngày.

Bổ sung chất xơ giúp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, các loại rau, đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Một điều mẹ cần lưu ý khi bổ sung chất xơ vào thực đơn hằng ngày của trẻ là tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa của con có thời gian làm quen, thích ứng, tránh tình trạng đau bụng, đầy hơi.

Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ

Theo các chuyên gia, nếu trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy hơi và có thể rối loạn tiêu hóa. Chưa kể đến, trẻ ăn quá nhiều sẽ khó nhai, nhai không kỹ, dạ dày phải hoạt động vất vả hơn khi nghiền trộn thức ăn.

Với trẻ từ 2 - 6 tuổi, mẹ nên chia ít nhất 3 bữa chính, 2 bữa phụ và rải đều trong ngày. Các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 2 - 3 giờ để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi. Mẹ hãy tập cho trẻ thói quen nhai kỹ để enzyme trong nước bọt hòa trộn đều với thức ăn, hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn

Nước có tác dụng giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ táo bón ở trẻ. Với trẻ từ 2 - 6 tuổi, ngoài các cữ sữa công thức dinh dưỡng mỗi ngày, mẹ nên cho con uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể. Nếu trẻ biếng uống nước, mẹ có thể thêm chút nước ép để trẻ dễ uống hơn.

Duy trì chế độ vận động thể chất đều đặn và đầy đủ

Vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động một cách hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, tránh tình trạng bị tắc ứ gây táo bón. Bên cạnh đó, vận động thể chất còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Mẹ nên cho trẻ ra ngoài chơi đùa ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp con hình thành thói quen vận động lành mạnh. Các hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi của trẻ bao gồm: Đi bộ, chạy nhảy, bơi lội, đạp xe, đá bóng,...

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng và có quan hệ mật thiết đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, ngoài việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ thông qua khẩu phần ăn hằng ngày, mẹ cần lưu ý ghi nhớ những bí quyết giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, để tạo đà cho trẻ phát triển khỏe mạnh về sau.

Chủ Đề