Điểm nào sau đây là lợi thế phát triển du lịch của Đông Nam Bộ

Trong những năm gần đây, ngành Du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Thông qua Nghị quyết 08-NQ/TW ban hành ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”, hay “con gà đẻ trứng vàng”, du lịch thực sự mang lại cho các tỉnh thành của Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung những đóng góp đáng kể vào ngân sách, nhất là mang hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè năm châu.

Điểm nào sau đây là lợi thế phát triển du lịch của Đông Nam Bộ

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng Đông Nam Bộ rộng mở. 

Trong 7 vùng du lịch của Việt Nam, vùng du lịch Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố, đó là: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Đây là vùng phát triển kinh tế năng động, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là hạt nhân then chốt của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, trong đó đã xác định Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch cả nước. Sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch Đông Nam Bộ là: “Du lịch sinh thái rừng, sinh thái biển – đảo; hệ sinh thái đất đỏ miền Đông với các giá trị văn hóa – lịch sử”.

Vùng Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ được thiên nhiên ưu ái khi có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như ít thay đổi trong năm, các diễn biến thất thường về khí hậu quanh năm rất nhỏ, ít có thiên tai, không quá lạnh; là khu vực có các sông lớn và dài với mật độ phân bố tương đối thấp 0,5km/km2, có nhiều hồ lớn và hệ sinh thái rừng đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch; có chiều dài bờ biển gần 180km với thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 có các bãi biển đẹp, nước trong tại Bà Rịa – Vũng Tàu; có hệ sinh thái đất ngập mặn tại Cần Giờ; tài nguyên du lịch sinh thái gắn liền với vườn Quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng ngập mặn như: Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận; hệ thống Vườn quốc gia: Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh); tài nguyên du lịch gắn liền với cảnh quan núi có ý nghĩa đối với phát triển du lịch như: Núi Bà Đen (Tây Ninh) còn được công nhận là Quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng núi Bà, Núi Bà Rá (Bình Phước), Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), Núi Chứa Chan (Đồng Nai); tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với cảnh quan, hệ sinh thái sông, hồ như: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai; hồ Dầu Tiếng; hồ Trị An (Đồng Nai); hồ Thác Mơ (Bình Phước).

Vì những ưu điểm như trên, vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh để phát triển dịch vụ du lịch tổng hợp, trong đó nổi bật là du lịch sinh thái; nếu như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm phát triển du lịch sinh thái biển, đảo; thì các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh lại có một hệ thống rừng quốc gia với sự đa dạng về sinh học rất cao, là nơi thích hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái rừng gắn liền với văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương.

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, mang ý nghĩa to lớn trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch của một quốc gia hay của một địa phương, vùng miền. Nó có ý nghĩa quan trọng trong sự góp phần thúc đẩy quá trình ngày càng đi lên của đất nước ta, cùng với việc góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị cao quý của tự nhiên. Vùng du lịch Đông Nam Bộ với hệ sinh thái khá đa dạng, phục vụ cho mọi nhu cầu khám phá thế giới tự nhiên của các du khách khi đến tham quan các khu du lịch sinh thái tại vùng này. Khi tham gia các chuyến du lịch gắn với sinh thái tự nhiên, du khách sẽ hiểu hơn về thiên nhiên – xứ sở – con người bản địa, cùng khám phá nhiều địa danh với những cảnh sắc thơ mộng, bình dị, hữu tình, chân thực và đầy sức quyến rũ, tất cả như sẽ hoà quyện lại giúp cho du khách dễ dàng xua tan đi những mệt mỏi, lo toan, vất vả của cuộc sống hàng ngày.

Điểm nào sau đây là lợi thế phát triển du lịch của Đông Nam Bộ

Sinh viên ngành Việt Nam học Trường Đại học Bình Dương tham quan kiến tập.

Là một trường đại học có đào tạo ngành Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch) ở vị trí địa lý thuộc vùng Đông Nam Bộ – Trường Đại học Bình Dương đã có nhiều chương trình tour thực tế cho các bạn sinh viên của ngành có được cơ hội trải nghiệm các chuyến du lịch sinh thái tại Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh hay tại tỉnh Bình Dương. Qua đó thể hiện rất rõ tính chủ động của nhà trường trong việc đề cao và phát huy tốt việc gắn kết thực tế với lý thuyết giảng dạy, lồng ghép thực tiễn vào để làm sáng tỏ thêm cho lý luận. Đồng thời việc làm đó cũng góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm của sinh viên chuyên ngành về du lịch, từ việc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của thiên nhiên ban tặng trong quá trình phát triển du lịch của vùng miền nói riêng và cả nước nói chung, để các thế hệ tương lai có thể chung tay góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành du lịch nước nhà.

                                                                                                                           Bài: Tuyền Em

Điểm nào sau đây là lợi thế phát triển du lịch của Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều  đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản.

Đông Nam Bộ có những đặc trưng riêng và cũng có những thuận lợi khó khăn nhất định. Cụ thể thuận lợi và khó khăn của vùng đông nam bộ ra sao mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của chúng tôi để có câu trả lời.

Vị trí địa lý

Vùng Đông Nam Bộ với diện tích nhỏ so với các vùng khác, khoảng 23,6 nghìn km². Đông Nam Bộ gồm có 1 thành phố trực thuộc trung ương và 05 tỉnh. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh gồm Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phía đông của Đông Nam Bộ tiếp giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ – nơi có nguồn nguyên liệu nông – lâm – nghiệp, khoáng sản, thủy sản phong phú, dồi dào. Phía tây của Đông Nam Bộ tiếp giáp Đồng bằng sông Cửu Long – nơi có trữ lượng lương thức trong cả nước. Phía Bắc giáp Campuchia và phía đông nam giáp biển Đông đem lại tiềm năng phát triển khai thác thủy hải sản, dầu khí, giao thông vận tải và du lịch.

Đông Nam Bộ có vị trí đặc biệt. Đông Nam Bộ có vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.Vị trí địa lý của vùng rất thuật lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, nhất là trong điều kiện có mạng lưới giao thông vận tải phát triển.

Điểm nào sau đây là lợi thế phát triển du lịch của Đông Nam Bộ

Thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình: Địa hình của Đông Nam Bộ với đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam; chủ yếu là bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m; thấp dần từ Tây Ninh ra tới Biển Đông. Với địa hình đặc trưng thuận lợi trong xây dựng.

+ Đất đai tại Đông Nam Bộ hầu như chủ yếu là đất xám, đất ba dan thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, mía đường, thuốc lá, hoa quả…

+ Khí hậu tại Đông Nam thuộc loại cận gió mùa xích đạo, nóng ẩm quanh năm thích hợp cho việc trồng trọt cả 4 mùa.

+ Sông ngòi: có sông Đồng Nai là sống có nguồn thu nhập về điện lực rất lớn, cung cấp số lượng nước lớn cho sản xuất và sinh hoạt của con người.

 + Rừng: hiện nay, tuy số lượng rừng không nhiều nhưng vẫn cung cấp đủ sản lượng cho sản xuất, gỗ dân dụng, gỗ củi và nguyên liệu giấy và là nơi du lịch lớn của Đông Nam Á với Vườn Quốc gia Cát Tiên ( Đồng Nai); khu dự trữ sinh quyền Cần Giao (TP. Hồ Chí Minh)

+ Biển: nhiều thủy, hải sản, biển ấm và ngư trường rộng. Đông Nam Bộ gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Hơn nữa ở đây có điều kiện lý tưởng để xây dựng các cảng cá, thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ. Đặc biệt gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi cho khai thác, đánh bắt.

+ Khoáng sản: Dầu khí trên thềm lục địa; sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho gốm sứ.

– Điều kiện kinh tế – xã hội

+ Đông Nam Bộ là vùng đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. Dân số theo số liệu thống kê năm 2014 là hơn 15,7 triệu người, chiếm 17,3% dân số cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. Chính đặc điểm trên đã tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

+ Đông Nam Bộ là nơi thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề đến bác sĩ, kĩ sư, các nhà khoa học,…  Nguồn tài nguyên chất xám của vùng rất lớn

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.

+ Đông Nam Bộ là nơi có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật ,thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

+ Cơ sở vật chất và hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc rất phát triển.

Khó khăn vùng Đông Nam Bộ

Bên cạnh những thuận lợi thì Đông Nam Bộ cũng có nhiều khó khăn, hạn chế.

– Về điều kiện tự nhiên thì Đông Nam Bộ

+ Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các sông nên quy hoạch xây dựng khó khăn.

+ Đất đai chủ yếu là đất phèn, đất mặn nên canh tác khó, thường xuyên nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bên cạnh đó do không  có hệ thống đê ngăn lũ vì cần lũ để thau chua rửa mặn cho đất

+ Trên đất liền ít khoáng sản.

+ Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

+ Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.

– Về điều kiện kinh tế xã hội

+ Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

+ Mật độ dân số vô cùng cao nên việc giải quyết các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục an sinh xã hội tại đây gặp nhiều khó khăn.

+ Sự phát triển nhanh dẫn đến các vấn đề phân hóa giàu nghèo, chênh lệch đời sống của người dân là rất lớn.

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề thuận lợi và khó khăn của vùng đông nam bộ đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.