Điểm giống nhau giữa Liên Xô và Việt Nam trong phát triển kinh tế là

Nhận lời mời của Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 20-23/5. Chuyến thăm sẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa 2 nước trên các lĩnh vực.

Việt Nam và Liên bang Nga là hai nước có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống. Ngày 30/1/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 16/6/1994, Việt Nam và Liên bang Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới. Ngày 1/3/2001, Việt Nam và Nga ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược. Ngày 27/7/2012, Việt Nam và Nga ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Quan hệ chính trị Việt-Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố. Trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Hai bên duy trì nhiều cơ chế phối hợp và đối thoại như Đối thoại chiến lược Ngoại giao - Quốc phòng - An ninh thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao; Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng… Ngoài ra, hai bên tiến hành tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao và cấp Cục, Vụ trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.

Hai bên đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, APEC, ASEM, ARF, CICA...  Nga ủng hộ lập trường của Việt Nam về giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những điểm sáng trong quan hệ hợp hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước.

Nếu năm 2008, quan hệ thương mại 2 chiều giữa 2 nước mới chỉ đạt trên 1,6 tỷ USD thì con số này đã tăng mạnh qua các năm và đến năm 2016 kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 2,7 tỷ USD, năm 2017 tăng lên mức 3,55 tỷ USD và năm 2018 vừa qua đạt 4,5 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm điện thoại, may mặc, nông, thủy, hải sản các loại…; các mặt hàng nhập khẩu chính gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị các loại…

Về đầu tư, tính đến tháng 2/2019, Nga đứng thứ 24 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 127 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 950 triệu USD. Đầu tư của Nga tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo...

Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn gần 3 tỷ USD, chủ yếu của các dự án Liên doanh dầu khí Rusvietpetro, Trung tâm Văn hóa - Thương mại Hà Nội-Moscow và Chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH.

Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Việt Nam và Nga. Bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đến năm 2030, các Tập đoàn dầu khí lớn của Nga như Gazprom và Rosneft đang triển khai nhiều dự án tại thềm lục địa Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp dầu khi hai nước đang xem xét, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như nhập khẩu khí hóa lỏng, sản xuất nhiên liệu động cơ…

Bên cạnh đó, họp tác giữa 2 nước trên nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, du lịch, giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh, khoa học-công nghệ… thời gian qua cũng có nhứng bước phát triển hết sức tốt đẹp.

Các hoạt động giao lưu văn hoá được tổ chức thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Nga. Hai bên tổ chức thường niên và luân phiên Những Ngày Văn hóa tại Việt Nam và Nga. Nga tiếp tục là một trong 10 thị trường tăng trưởng hàng đầu về du lịch ở Việt Nam. Nếu năm 2012, Việt Nam chỉ đón 176.000 lượt khách du lịch Nga, thì năm 2018 con số này đã tăng lên 606.000 lượt khách, đưa Nga trở thành thị trường du lịch lớn nhất châu Âu của Việt Nam.

Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo gần 40.000 cán bộ và chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Nếu năm 2011 Nga cấp cho Việt Nam 345 suất học bổng đại học và sau đại học tại các trường của Nga thì đến năm 2018 con số này đã tăng lên khoảng 1000 suất học bổng/năm. Hiện có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga.

Về hợp tác an ninh-quốc phòng, Việt Nam và Nga duy trì Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Hai bên đã tiến hành Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng lần thứ nhất vào tháng 12/2013, lần thứ hai vào tháng 3/2016, lần thứ ba vào tháng 11/2017 và lần thứ tư vào tháng 12/2018.

Hợp tác khoa học-công nghệ tiếp tục được duy trì. Hai nước đã thực hiện gần 60 dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hợp tác nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ Trung tâm Nhiệt đới tại Việt Nam mang lại nhiều kết quả tích cực.

Hợp tác địa phương giữa 2 nước tiếp tục được duy trì và tăng cường thông qua trao đổi đoàn và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác./.

Nguyễn Hoàng


Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), kinh tế Mĩ có đặc điểm gì?

Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là

Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000 là

Kết quả lớn nhất Mĩ đạt được khi tiến hành cuộc Chiến tranh lạnh là gì?

Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là

Từ năm 1945 đến năm 1973, kinh tế Mĩ

Đáp án D.

          - Tuy hoàn cảnh của Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai không giống nhau. Nhưng sau khi Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục và bước vào giai đoạn xây dựng XHCN, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn về các mặt kinh tế và khoa học – kĩ thuật trở thành cường quốc thứ hai, sau Mĩ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ