Điểm giống nhau giữa hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hộ gia đình và trang trại là

Bởi Pham Thu Thuy, Moira Moeliono, Nguyen Thi Hien, Nguyen Huu Tho, Vu Thi Hien

Giới thiệu về cuốn sách này

Đề bài

Em hãy phân biệt những đặc điểm cơ bản của ba hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Phân biệt những đặc điểm cơ bản của ba hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

Tiêu chí

Trang trại

Thể tổng hợp

nông nghiệp

Vùng lãnh thổ nông nghiệp

Trình độ

Hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp.

Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở trình độ cao.

Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

Đặc điểm

- Được hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc.

Mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa vào chuyên môn hóa và thâm canh. Các trang trại đều có thuê mướn lao động.

Là sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp tiến bộ trên một lãnh thổ bằng các phương pháp sản xuất công nghiệp tiến hộ, góp phần sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí và điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có.

Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

Loigiaihay.com

Posted on by Civillawinfor

THS. LÊ TRƯỜNG SƠN – Phòng Đào tạo Sau đại học – ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh

Từ năm 1986 đến nay, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và chính sách khuyến khích của Nhà nước, hộ nông dân ở nước ta được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Điều này đã tạo ra động lực mới, khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn và kinh nghiệm sản xuất, quản lý của hàng chục triệu hộ nông dân. Nhờ đó kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có một bước chuyển biến tương đối toàn diện, mô hình trang trại ra đời và phát triển khá phổ biến ở tất cả các vùng của đất nước. Từ kinh nghiệm của các nước và thực tế phát triển của mô hình trang trại trong thời gian qua cho thấy, ở nước ta hiện nay và trong tương lai loại hình phổ biến và chủ yếu nhất vẫn là trang trại gia đình của hộ nông dân. Về vấn đề này, Nghị quyết 06 NQ/TƯ ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả”. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chủ trương, chính sách và bước đầu cũng đã tạo dựng được những cơ sở pháp lý cần thiết tạo điều kiện để các trang trại gia đình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, khung pháp luật về loại hình này đang ở mức độ ban đầu, cần phải được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Bên cạnh đó, dưới góc độ pháp lý, còn có nhiều vấn đề lý luận đặt ra, cần được nghiên cứu, lý giải. Trong phạm vi bài viết này tác giả muốn đề cập đến sự cần thiết phải công nhận loại hình trang trại gia đình trong hệ thống các chủ thể kinh doanh trong cơ chế thị trường. Để làm được điều đó, một trong những việc quan trọng đầu tiên phải làm là “nhận dạng” một cách đầy đủ, rõ ràng về loại hình kinh doanh mới này để từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp.

1. Khái niệm và đặc điểm của trang trại gia đình:

Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Mặt khác, theo quy định tại Thông tư liên tịch số

69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

[Bộ NN&PTNT] có hai nhóm đối tượng có thể tham gia đầu tư sản xuất theo mô hình trang trại, đó là hộ nông dân, hộ công nhân viên nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị [gọi chung là hộ gia đình] và cá nhân. Từ đó, hình thành nên hai loại hình kinh doanh là trang trại gia đình và trang trại cá nhân.

Ở đây, tác giả chỉ đề cập đến trang trại gia đình – loại hình kinh doanh đang rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nông thôn nước ta. Hiện nay, khái niệm

về trang trại gia đình chưa được ghi nhận một cách chính thức trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Theo tác giả, khái niệm về trang trại gia đình bên cạnh việc phải thể hiện được những nét bản chất về kinh tế của trang trại gia đình còn phải xác định được những đặc điểm của trang trại gia đình, làm cho nó phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác trong nông, lâm, ngư nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Để làm được điều này, nhất thiết phải dựa trên những đặc điểm của trang trại gia đình đang tồn tại ở nước ta hiện nay.

Căn cứ vào các quy định tại Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như thực trạng hình thành và phát triển của trang trại gia đình thời gian vừa qua, có thể thấy trang trại gia đình ở Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản sau:

* Thứ nhất: Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

– Trang trại gia đình là đơn vị trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật chất cần thiết cho xã hội, bao gồm nông, lâm, thủy sản, đồng thời quá trình kinh tế trong trang trại gia đình là quá trình khép kín với các khâu của quá trình tái sản xuất luôn kế tiếp nhau, bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.

– Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế có một cơ cấu thống nhất, đó là dựa trên cơ

sở hộ gia đình bao gồm chủ hộ và các thành viên khác trong gia đình. Chủ trang trại

[thường là chủ hộ] là người đại diện cho trang trại gia đình trong các quan hệ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Chủ trang trại là người có kiến thức, có kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu thị trường và trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh

tại trang trại. Đây là những tố chất rất cần thiết cho một nhà kinh doanh trong nền kinh tế

thị trường và về cơ bản chúng không có ở người chủ hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp.

– Tài sản và vốn sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình thuộc quyền sở hữu hoặc

sử dụng [đối với đất đai] chung của các thành viên trong hộ gia đình. Bằng công sức, tài sản và vốn chung các thành viên của hộ gia đình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp dưới hình thức trang trại gia đình. Đồng thời chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng những tài sản chung đó.

– Xuất phát từ bản chất kinh tế của trang trại, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình luôn gắn liền với một vị trí diện tích đất đai nhất định. Thực tế cho thấy, đây vừa là địa điểm sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là trụ sở giao dịch của trang trại gia đình trong các quan hệ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, để thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường, không ít trang trại gia đình đã mở thêm các địa điểm giao dịch gần các trung tâm thương mại lớn nhằm tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của mình.

– Theo pháp luật hiện nay, trang trại gia đình bước đầu cũng đã được quy định cho một

số quyền và nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực như : đất đai, thuế, đầu

tư, tín dụng, lao động, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo hộ, v.v… Trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ này, trang trại gia đình hoàn toàn tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm…

– Hiện nay, theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về đăng ký kinh doanh, trang trại gia đình đang phải đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa hộ kinh doanh

cá thể. Vấn đề đăng ký kinh doanh cho trang trại gia đình hiện vẫn chưa được đề cập đến trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, đây là một việc làm hết sức cần thiết để thể hiện

sự chính thức thừa nhận và bảo hộ của Nhà nước đối với trang trại gia đình, đây còn là cơ

sở để một hộ là trang trại gia đình được hưởng các chính sách ưu tiên và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã xác định đây là một trong những vấn đề bất cập, cần phải được giải quyết kịp thời.

* Thứ hai: Mục đích chủ yếu của trang trại gia đình là kinh doanh nông sản phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của trang trại gia đình. Mục tiêu của trang trại gia đình là sản xuất nông, lâm, thủy sản để bán, khác hẳn với kinh tế hộ tự cấp tực túc là chính. Trang trại gia đình là một hình thức tổ chức sản xuất nông lâm ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ tự chủ trong cơ chế thị trường mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Vì vậy, đặc trưng cơ bản của trang trại gia đình là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy tiêu chí giá trị nông sản hàng hoá và tỷ suất hàng hoá bán ra trong năm luôn luôn được sử dụng làm thước đo chủ yếu của trang trại.

Ở Việt Nam, thực tiễn sản xuất của các trang trại gia đình trong những năm vừa qua cho thấy, trang trại nào cũng lấy sản xuất hàng hoá là hướng chính và tỷ suất hàng hoá của các trang trại trại phổ biến từ 70 – 80% đối với những trang trại đã đi vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo một kết quả điều tra năm 2001 cho thấy: Ở nước ta trong năm 2000, giá trị hàng hoá của các trang trại trong cả nước đạt 4.965,9 tỷ đồng, bình quân một trang trại đạt 81,7 triệu đồng, tỷ suất hàng hoá là 92,6%1. Đặc trưng sản xuất hàng hoá cho phép phân biệt rõ ràng ranh giới giữa trang trại gia đình với kinh tế hộ nông dân, sản xuất tự cấp tự túc và với hộ phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn.

* Thứ ba: Trong trang trại gia đình, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.

Trong nông nghiệp cũng như trong các ngành sản xuất vật chất khác, sản xuất hàng hoá chỉ có thể được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung với quy mô nào đó. Do đó, ở các trang trại gia đình sản xuất hàng hoá chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất,… được tập trung tới quy mô đủ lớn. Đặc điểm này được quy định bởi chính đặc điểm về mục đích sản xuất của trang trại. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 23/6/2000 của Bộ NN&PTNT và Tổng cục thống kê, sự tập trung các yếu tố sản xuất của trang trại gia đình được biểu thị

về mặt lượng bằng những chỉ tiêu chủ yếu, đó là: Quy mô diện tích ruộng đất của trang trại [nếu là trang trại chăn nuôi thì là số lượng gia súc, gia cầm…] và quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại. Thực tế cho thấy, các trang trại gia đình có quy mô lớn hơn rất nhiều so với kinh tế hộ gia đình nông dân. Theo số liệu điều tra năm 1999 của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho thấy: bình quân một trang trại gia đình

có số vốn là 291,43 triệu đồng, trong đó 91,03% là vốn tự có, quy mô đất đai bình quân của một trang trại gia đình là 6,338 ha, trong khi đó bình quân đất đai sản xuất nông nghiệp của một hộ gia đình chỉ là 0,68 ha 2.

* Thứ tư: Lao động trong các trang trại gia đình chủ yếu là dựa trên các thành viên

trong hộ, ngoài ra có thuê mướn lao động.

Lực lượng lao động trong trang trại chủ yếu là chủ trang trại và các thành viên trong gia đình, đây là những người có quan hệ huyết thống, gần gũi như: cha mẹ, vợ chồng, anh em. Lao động được tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, quản lý điều hành linh hoạt, dễ dàng, hiệu quả lao động cao. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, trang trại gia đình còn phải thuê mướn lao động bên ngoài nhất là vào thời vụ gieo trồng, thu hoạch. Quy mô thuê muớn lao động trong trang trại tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh của trang trại. Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại gia đình, đó là:

thuê lao động thường xuyên và thuê lao động theo thời vụ. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, bình quân 1 trang trại sử dụng 6 lao động [quy ra thường xuyên], lao động trong gia đình chiếm 45%; hầu hết trang trại đều có sử dụng lao động thuê ngoài, số lượng lao động thuê ngoài trong các trang trại chiếm khoảng 55% tổng số lao động trong các trang trại, trong đó chủ yếu là lao động thời vụ [khoảng 70%]. Trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản do tính chất sản xuất khá ổn định nên sử dụng lao động thời vụ ít hơn

[từ 10 – 20%]3.

* Thứ năm: Cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại gia đình ngày càng mang tính khoa học, chuyên nghiệp.

Trong kinh tế hộ gia đình nông dân do tính chất sản xuất đơn giản và quy mô sản xuất nhỏ với mục đích tự cung tự cấp là chính, do vậy việc điều hành sản xuất của chủ hộ vẫn còn mang nặng tính gia trưởng, người chủ hộ chỉ cần có kinh nghiệm sản xuất và cần cù lao động theo kinh nghiệm cha truyền con nối. Nhưng đối với trang trại gia đình, với mục đích chính là sản xuất hàng hoá và bị các yếu tố lợi nhuận, giá cả, cạnh tranh chi phối ngày càng nhiều thì cách quản lý theo kiểu gia trưởng không còn phù hợp nữa. Sản xuất đòi hỏi phải có phương án hợp lý lựa chọn cây trồng, vật nuôi, quy hoạch ruộng đất, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật sản xuất, áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất thâm canh, kế hoạch tài chính, hạch toán giá thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh…. Do vậy việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đòi hỏi phải dựa trên

cơ sở những kiến thức khoa học và ngày càng mang tính chuyên nghiệp, đi vào chiều sâu. Như vậy, mặc dù cũng dựa trên cơ sở hộ gia đình, nhưng trang trại gia đình có sự khác biệt rất lớn so với hộ gia đình thể hiện ở mục đích, quy mô và trình độ sản xuất. Trang trại gia đình đã và đang ngày càng thể hiện rõ tính chất của một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở nước ta.

Từ những đặc điểm nêu trên, theo chúng tôi, dưới góc độ pháp lý khái niệm về trang trại gia đình với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập trong nền kinh tế thị trường có thể hiểu như sau: “Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, dựa trên cơ sở hộ gia đình, có mục đích chủ yếu là kinh doanh nông sản hàng hoá, trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh”. Khái niệm này vừa thể hiện được bản chất về mặt kinh tế của trang trại nhưng đồng thời cũng thể hiện được những đặc trưng của loại hình trang trại gia đình, là cở sở để phân biệt trang trại gia đình với các loại hình kinh doanh khác đang tồn tại trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam hiện nay.

2. Phân biệt trang trại gia đình với các loại hình kinh doanh khác:

2.1. Với hộ kinh doanh cá thể:

Theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì hộ kinh doanh cá thể là do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh

tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Như vậy, giữa trang trại gia đình và hộ kinh doanh cá thể có điểm giống nhau đó là đều thuộc sở hữu của hộ gia đình [trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể do hộ gia đình làm chủ] và đều chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại hình kinh doanh này thể hiện ở những điểm

cơ bản sau:

– Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh: Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh

cá thể có phạm vi kinh doanh rộng hơn so với trang trại gia đình. Hộ kinh doanh cá thể có thể chọn kinh doanh trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào mà pháp luật không cấm, và thực tế hộ kinh doanh cá thể kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Trong khi đó, ngay tên gọi và theo quy định tại Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày

02/02/2000 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày

23/6/2000 của Bộ NN&PTNTvà Tổng cục thống kê thì chỉ xem xét để xác định là trang trại trong các ngành nghề: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất nông nghiệp là chính và có kiêm nhiệm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn. Nói cách khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

– Mục đích, quy mô và trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh: Dựa trên quy định của pháp luật và thực tế cho thấy, hộ kinh doanh cá thể mặc dù cũng có mục đích kinh doanh song chủ yếu có quy mô nhỏ, tổ chức đơn giản và không thường xuyên thuê muớn lao động. Còn đối với trang trại gia đình, các số liệu điều tra cho thấy trang trại gia đình có quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều so với hộ kinh doanh cá thể. Với mục đích là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hoá với quy mô lớn, mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của hộ nông dân cá thể, thể hiện ở quy mô sản xuất như : đất đai, đầu con gia súc, lao động và giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá. Đặc điểm này đã được cụ thể hoá thành hai tiêu chí

để phân biệt và xác định là kinh tế trang trại trong thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK. Trình độ quản lý và sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình vì vậy cũng khoa học và chuyên nghiệp hơn so với hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh sử dụng lao động gia đình các trang trại gia đình còn phải thường xuyên thuê mướn lao động bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có ý kiến cho rằng, các trang trại gia đình ở Việt Nam hiện nay thực chất cũng chỉ là

hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, theo chúng tôi, mặc dù cũng có mục đích kinh doanh nhưng quy mô kinh doanh và lợi nhuận thu được của hộ kinh doanh cá thể thường giới hạn ở quy mô nhỏ, vừa phải và chủ yếu là nhằm trang trải cho các nhu cầu tiêu dùng của hộ. Trong khi đó, trang trại gia đình được xác định là một loại hình sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hoá với quy mô và lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với hộ nông dân cá thể. Tất nhiên, cũng không loại trừ trên thực tế có một số hộ kinh doanh cá thể có quy mô sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu được là rất lớn, thậm chí còn hơn cả quy mô của các loại hình khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty… Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp cá biệt. Theo quy luật thì trong quá trình phát triển đến một lúc nào đó bản thân những hộ cá thể này sẽ cảm thấy sự gò bó, chật hẹp của “chiếc áo” hộ kinh doanh cá thể đang khoác lên mình và sẽ chuyển đổi sang một hình thức pháp lý khác phù hợp hơn. Chính vì vậy, tại khoản 2 Điều 123 Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ “Chính phủ hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh cá thể có quy mô lớn đang hoạt động theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng chuyển thành Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của luật này. Hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ”. Trước tình hình đó, nếu cố gò ép trang trại gia đình hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của hộ kinh doanh cá thể, theo chúng tôi, là không phù hợp, điều này

sẽ hạn chế và khó khăn cho các trang trại gia đình trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2. Với hợp tác xã [hoạt động theo Luật hợp tác xã]:

– Về sở hữu tài sản và vốn góp: Theo quy định của Luật Hợp tác xã, vốn và tài sản của hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của các xã viên trong hợp tác xã. Trong khi đó, vốn và tài sản của trang trại gia đình thuộc sở hữu chung của hộ gia đình.

– Về tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm trong kinh doanh: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Hợp tác xã chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác bằng toàn bộ vốn và tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã. Các thành viên hợp tác xã cùng góp vốn, sức lao động để sản xuất kinh doanh và hưởng lãi theo vốn góp, công sức góp vào hợp tác xã và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Đồng thời trong phạm vi vốn góp của mình, các xã viên cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi

ro, thiệt hại, các khoản lỗ của hợp tác xã. Đối với trang trại gia đình được thành lập và hoạt động trên cơ sở hộ gia đình, chủ trang trại và các thành viên trong gia đình cùng góp vốn, sức lao động để sản xuất kinh doanh. Theo quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm dân sự của hộ gia đình thì trang trại gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ về các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, nếu tài sản chung của

hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của trang trại thì các thành viên hộ gia đình

phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Nói cách khác, trang trại gia đình chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Mặt khác, xét về nội dung, hình thức tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã cũng rất đa dạng. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp thì hình thức phổ biến nhất là hợp tác xã kinh doanh dịch vụ đầu ra, đầu vào cho các hộ gia đình, các trang trại gia đình và mở mang thêm ngành nghề mới, còn sản xuất thuần túy nông nghiệp vẫn do từng hộ gia đình và các trang trại gia đình tiến hành.

2.3. Với doanh nghiệp tư nhân [hoạt động theo Luật doanh nghiệp]

Điểm giống nhau giữa trang trại gia đình và doanh nghiệp tư nhân đêu là những tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân, và đều phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, giữa trang trại gia đình và doanh nghiệp tư nhân cũng có những điểm khác nhau

cơ bản sau :

– Về sở hữu tài sản và vốn góp: Trang trại gia đình thuộc sở hữu của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. Còn doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và thuộc sở hữu của một mình cá nhân chủ doanh nghiệp.

– Về quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhìn chung, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn hơn nhiều so với trang trại gia đình. Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu sử dụng lao động làm thuê, kể cả lao động kỹ thuật và quản lý, mức độ tập trung sản xuất, năng lực sản xuất cao hơn nhiều so với trang trại gia đình. Theo pháp luật hiện nay, đối với một số ngành nghề doanh nghiêp tư nhân còn phải đạt được một quy mô tối thiểu mà pháp luật quy định [thể hiện ở mức vốn pháp định]. Trong khi đó, trang trại gia đình tuy có thuê mướn thêm lao động làm thuê, nhưng số lao động thuê mướn thường không nhiều lắm, lực lượng lao động chủ yếu trong trang trại vẫn là các thành viên trong hộ.

2.4. Với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần [hoạt động theo Luật doanh nghiệp]

– Về sở hữu tài sản và vốn góp: Khác với trang trại gia đình thuộc sở hữu của các thành viên trong hộ gia đình, đây là những người có quan hệ họ hàng, thân thiết với nhau [cha me, vợ chồng, anh chị em,…], công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thuộc sở hữu của các thành viên góp vốn. Giữa các thành viên này thường không có quan hệ họ hàng, thân thiết. Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể

là cá nhân hoặc pháp nhân. Số thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên là từ 2 đến 50 thành viên, còn đối với công ty cổ phần số thành viên tối

thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Riêng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật phải là một pháp nhân.

– Về tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm trong kinh doanh: Nếu như trang trại gia đình là một chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân, các thành viên trong hộ phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại thì công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được pháp luật quy định có tư cách pháp nhân. Trong 2 loại hình công ty này có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản của các thành viên góp vốn. Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn mà họ góp vào công ty.

– Về quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty

cổ phần có quy mô lớn hơn rất nhiều so với trang trại gia đình. Do việc thành lập chỉ quan tâm đến vốn góp, do đó thành viên công ty thường rất đông. Số lượng lao động thuê mướn vì vậy cũng rất lớn. Cơ cấu tổ chức quản lý được quy định chặt chẽ và phức tạp hơn nhiều so với trang trại gia đình [cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, ban kiểm soát. Còn cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bao gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát…].

2.5. Với công ty hợp danh [hoạt động theo Luật doanh nghiệp]

Điểm giống nhau giữa trang trại gia đình với loại hình công ty hợp danh thể hiện ở chỗ

cả hai loại hình này đều là các tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân. Cũng giống như các thành viên trong hộ trang trại gia đình, các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty, chính vì vậy giữa các thành viên này thường có mối quan hệ họ, hàng thân thiết với nhau.

Giữa trang trại gia đình và công ty hợp danh có những điểm khác nhau cơ bản sau :

– Về sở hữu tài sản và vốn góp: Trang trại gia đình do các thành viên trong hộ gia đình đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh, thuộc sở hữu của hộ gia đình. Công ty hợp danh thuộc

sở hữu của các thành viên công ty. Theo quy định của pháp luật thì công ty hợp danh phải

có ít nhất hai thành viên hợp danh làm chủ, các thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân. Ngoài ra, trong công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn

có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

– Về chế độ trách nhiệm trong kinh doanh: Trong trang trại gia đình, các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. Còn đối với công ty hợp danh, pháp luật quy định các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh,

trong khi đó các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty hợp danh.

Như vậy, trên thực tế trang trại gia đình, với tư cách là một loại hình kinh doanh mới,

đã và đang tồn tại một cách độc lập bên cạnh các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. Trang trại gia đình vừa là một đơn

vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội, trong đó các thành viên liên kết với nhau không chỉ bằng quan hệ kinh tế mà sâu sắc hơn là quan hệ huyết thống, gia tộc. Chủ trang trại gia đình và các thành viên cùng tham gia lao động sản xuất trong trang trại của mình. Điều này đã làm cho trang trại gia đình là lực lượng sản xuất nông sản phẩm hàng hoá cho xã hội và tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường mà không bị các loại hình doanh nghiệp khác thôn tính bởi quá trình cạnh tranh. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng, các trang trại gia đình đã và đang khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có thái độ đúng đắn đối với sự tồn tại và phát triển của loại hình kinh doanh này, đồng thời phải xây dựng được một khung pháp luật phù hợp làm cơ sở cho Trang trại gia đình hình thành và phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

1 Thành Lâm [2002], Kinh tế trang trại còn đó những khó khăn, Báo Pháp luật – Bộ Tư pháp, [1], tr.7

2 Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Sinh Cúc, Hoàng Vĩnh Lê [1998], Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam, nxb Thống kê, Hà Nội.

3 Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM [1999],Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ : Kinh tế trang trại ở Nam Bộ, tr.11.

Related

Filed under: 2. Chủ thể kinh doanh |

Page 2

  • “Tất cả những lực lượng trên thế giới này cũng không mạnh bằng một ý tưởng đến khi đúng thời điểm.

    VICTO HUGO

    More >>>

  • “TP.HCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần 8.000 tỉ đồng. Do đó bảo đảm bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ”.

    Ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở LĐTBXH, phát biểu tại Phiên họp HĐND TP.HCM, tháng 10/2021.

    [Source: laodong.vn]

    More >>>

  • LƯU Ý: Nội dung các bài viết  có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.

    KHUYẾN CÁO: Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.

    MONG RẰNG: Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.



Trang đang được xây dựng lại, mong các bạn thông cảm.

Video liên quan

Chủ Đề