Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - chương 1 - đề số 2 - hóa học 10

Câu 10: Trong tự nhiên brom có hai đồng vị là \[{}_{35}^{79}{\text{Br}}\] và \[{}_{35}^{81}{\text{Br}}\], nguyên tử khối trung bình của brom là 79,986. Nếu nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối thì tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị\[{}_{35}^{79}{\text{Br}}\]là

Đề bài

Câu 1: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất:

A. mang điện tích dương

B. mang điện tích âm

C. trung hòa về điện

D. có thể mang điện hoặc không mang điện

Câu 2: Số nơtron và số proton có trong một nguyên tử nhôm [\[{}_{13}^{27}Al\]] lần lượt là

A. 13 và 13.

B. 13 và 14.

C. 13 và 28.

D. 14 và 13.

Câu 3: Cho các nhận xét sau: Trong nguyên tử:

[1] Tổng số hạt proton bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

[2] Số hạt proton trong hạt nhân luôn bằng số electron lớp vỏ của nguyên tử.

[3] Số hạt proton bằng số hạt nơtron.

[4] Số hạt nơtron trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ của nguyên tử.

Số nhận xét không đúng là:

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 4: Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong các phân lớp sau là

A. 2s.

B. 3p.

C. 3d.

D. 4s.

Câu 5: Nói về cấu tạo lớp vỏ electron của nguyên tử, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron.

B. Phân lớp d chứa tối đa 5 electron.

C. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron.

D. Lớp thứ ba chứa tối đa 18 electron.

Câu 6: Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là

A. p < s < d.

B. s < p < d.

C. d < s < p.

D. s < d < p.

Câu 7: Nguyên tử X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y là 10. X và Y là các nguyên tử nào sau đây [cho O [Z=8], Mg [Z=12], Al [Z=13], Si [Z=14], Cl [Z=17]]

A. Al và O

B. Al và Cl

C. Si và O

D. Mg và Cl

Câu 8: Nguyên tử nguyên tố M có tổng số hạt là 180, trong đó hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Số đơn vị điện tích hạt nhân là:

A. 74

B. 35

C. 53

D. 53+

Câu 9: Tổng số hạt cơ bản [p, n, e] của một nguyên tử X là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. nguyên tử X là:

A. \[{}_8^{20}O\]

B. \[{}_9^{19}F\]

C. \[{}_9^{18}F\]

D. \[{}_8^{18}O\]

Câu 10: Trong tự nhiên brom có hai đồng vị là \[{}_{35}^{79}{\text{Br}}\] và \[{}_{35}^{81}{\text{Br}}\], nguyên tử khối trung bình của brom là 79,986. Nếu nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối thì tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị\[{}_{35}^{79}{\text{Br}}\]là

A. 49,3%.

B. 50,7%.

C. 46%.

D. 54%.

Lời giải chi tiết

Đáp án

1. C

2. D

3. B

4. C

5. B

6. B

7. A

8. C

9. D

10. B

Câu 1:

Nguyên tử có có số hạt proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa về điện.

Đáp án C

Câu 2:

Số p = Z = 13

Số n = A Z = 27 13 = 14

Vậy số n là 14 và số p là 13.

Đáp án D

Câu 3:

Nhận xét [1] không đúng vì tổng số hạt proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.

Nhận xét [2] đúng.

Nhận xét [3] không đúng vì trong hạt nhân số hạt proton và số hạt nơtron có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.

Nhận xét [4] không đúng vì số hạt proton trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ của nguyên tử.

Vậy có 3 nhận xét không đúng.

Đáp án B

Câu 4:

Thứ tự mức năng lượng: 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, ...

Vậy trong các phân lớp đề cho, phân lớp 3d có mức năng lượng cao nhất.

Đáp án C

Câu 5:

Dựa vào quy tắc số electron tối đa trong phân lớp và lớp electron:

+ Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron.

+ Phân lớp s có tối đa 2 electron, phân lớp p có tối đa 6 electron, phân lớp d có tối đa 10 electron, phân lớp f có tối đa 14 electron.

- Xét A: Lớp thứ hai có chứa tối đa 2.22 = 8 electron Phát biểu A đúng.

- Xét B: Phân lớp p có tối đa 6 electron Phát biểu C đúng.

- Xét C: Phân lớp d chứa tối đa 10 electron Phát biểu B sai.

- Xét D: Lớp thứ ba có chứa tối đa 2.32 = 18 electron Phát biểu D đúng.

Đáp án B

Câu 6:

Trong cùng một lớp ta có sự so sánh mức năng lượng của các phân lớp là: s < p < d < f

Đáp án B

Câu 7:

Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p1 => ZX = 13 => X là Al

Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y là 10

=> 2ZX 2ZY = 10 => ZY = 8 => Y là O

Đáp án A

Câu 8:

Đặt số p = số e = Z và số n = N

- Tổng số hạt là 180: 2Z + N = 180 [1]

- Số hạt mang điện [p, e] chiếm 58,89% tổng số hạt nên ta có: 2Z = 180.58,89% = 106 [2]

Từ [1] và [2] tính được Z = 53 và N = 74

Vậy số đơn vị điện tích hạt nhân của M là 53

Đáp án C

Câu 9:

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng số hạt cơ bản [proton, nơtron, và electron] là 26: 2Z + N = 26 [1]

- Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6: 2Z N = 6 [2]

Giải [1] và [2] thu được Z = 8 và N = 10

=> A = Z + N = 8 + 10 = 18

Vậy kí hiệu hóa học của nguyên tố là\[{}_8^{18}O\]

Đáp án D

Câu 10:

Gọi phần trăm số nguyên tử của là x % và là y%

Ta có hệ phương trình:

\[\left\{ \begin{gathered}
x + y = 100 \hfill \\
\dfrac{{79x + 81y}}{{100}} = 79,986 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
x = 50,7\% \hfill \\
y = 49,3\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\]

Đáp án B

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề