Dạy trẻ cách ứng phó với biến đổi khí hậu

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ có khái niệm đơn giản về biến đổi khí hậu, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.

- Trẻ biết cách ăn mặc, ứng phó phù hợp với sự thay đổi của thời tiết.

- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc đơn giản nhất.

II. CHUẨN BỊ:

- Giấy màu, kéo, keo, bảng, bút lông.

- Tranh ảnh về thời tiết.

- Bài tập cho trẻ.

- Nhạc không lời.

- Phim tư liệu về một số hiện tượng thời tiết gây ảnh hưởng đến con người.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bé với biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Phòng giáo dục và đào tạo quận Phú Nhuận Trường Mầm non Sơn Ca 10 Giáo án Bé với biến đổi khí hậu ÖÛÜÚÝ Lớp : 5 – 6 tuổi [Lá 3] Giáo viên : Lê Nguyễn Kim Anh Ngày : MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ có khái niệm đơn giản về biến đổi khí hậu, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Trẻ biết cách ăn mặc, ứng phó phù hợp với sự thay đổi của thời tiết. Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc đơn giản nhất. CHUẨN BỊ: Giấy màu, kéo, keo, bảng, bút lông. Tranh ảnh về thời tiết. Bài tập cho trẻ. Nhạc không lời. Phim tư liệu về một số hiện tượng thời tiết gây ảnh hưởng đến con người. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Xem phim: Cô cho trẻ xem phim tư liệu về biến đổi khí hậu: hạn hán, lũ lụt. Vừa cho trẻ xem cô cho phim dừng giải thích những chỗ cháu chưa hiểu. Đàm thoại về nội dung của đoạn phim: Đoạn phim con vừa xem nói về hiện tượng gì? Nguyên nhân vì sao có hạn hán/ lũ lụt? Những hiện tượng thiên tai đó ảnh hưởng ra sao tới cuộc sống của chúng ta? Theo con chúng ta có thể làm gì để giảm nhẹ thiên tai? - Giải thích cho trẻ hiểu những hiện tượng thiên tai xảy ra là do biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là hiện tượng khí hậu thay đổi không theo một chu kỳ nào trước đó và gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và động vật. Hoạt động 2: Chọn hình đúng Cho trẻ tự chia nhóm với nhau. Mỗi nhóm tự chọn 1 bức tranh, bàn bạc với nhau và khoanh tròn những hành động đúng. Các nhóm cử 1 bạn trình bày bài tập của nhóm mình. Khi trời nóng con làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình? à đội nón, đeo khẩu trang, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm. Con làm gì để giảm ô nhiễm môi trường? à không xả rác, không bẻ cành hái hoa, nhắc người lớn không hút thuốc lá. Khi trời nóng hạn? à uống nhiều nước, không ra ngoài trời nắng chơi mà không đội nón, sử dụng nước tiết kiệm để mọi người được dùng nước, phản đối việc chặt phá rừng… Khi có lũ lụt xảy ra, con làm gì để mình được an toàn? à luôn theo sát người lớn, mặc áo phao, di chuyển theo sự hướng dẫn của người lớn. Hoạt động 3: Làm bài tập: - Cho trẻ về bàn tự chọn hình ảnh, cắt dán cho phù hợp lên bức tranh: em bé ra ngoài khi trời mưa à cắt dán hình áo mưa, dù, ủng; em bé ra ngoài khi trời nóng, nhiều khói bụi à cắt dán hình khẩu trang, mắt kính, nón, ly nước…; em bé ra ngoài khi có mưa to gây lũ lụt à cắt dán hình áo phao, phao, thuyền bè, người lớn đi cùng… [mở nhạc không lời]. Cô cho một vài bé trình bày ý tưởng của bài tập của mình. Cô và cháu cùng hát và vận động bài “Mây trắng – Mây đen” Nhận xét – Kết thúc.

File đính kèm:

  • giao an bien doi khi hau la.doc

Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn.

Trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này. Tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đang bị đe dọa và áp lực lên cộng đồng - do mất nguồn thu nhập và tài sản - điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Phụ nữ cũng có xu hướng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm tăng thêm các tác động tiêu cực đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc.

"Các tác động ảnh hưởng do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những nhóm người nghèo thiếu khả năng phục hồi trước những thiệt hại lớn sau thảm họa thiên tai, trong khi việc đô thị hóa đã làm tăng các khoảng cách của các gia đình di cư bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ xã hội."

Những xu hướng này được dự báo sẽ tăng cường theo thời gian. Đến năm 2050, nhiệt độ trung bình dự kiến ​​tăng thêm 1-2 độ C có thể dẫn đến tỷ lệ hạn hán cao hơn với cường độ lớn hơn và tăng lượng mưa dẫn đến mực nước biển dâng cao 1 mét dọc theo các vùng ven biển. Điều này sẽ có tác động thay đổi cuộc sống trên các vùng đất thấp không có biện pháp thích ứng, với gần một nửa khu vực đồng bằng sông Cửu Long - quan trọng đối với an ninh lương thực và nền kinh tế của quốc gia - đặc biệt có nguy cơ. Đối với cộng đồng cư dân, điều này có nghĩa là giảm thu nhập và giảm năng suất cây trồng, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, mất tài sản và thiệt hại cơ sở hạ tầng, giảm tính cơ động, không được tiếp cận với việc làm hoặc dịch vụ và gia tăng bệnh tật cho con người đồng nghĩa với việc giảm năng xuất lao động.

UNICEF Việt Nam Xem video này để thấy người dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu nghiêm trọng như thế nào nhé!

UNICEF đang nỗ lực giúp Việt Nam tăng cường khả năng chống chọi và đương đầu của trẻ em, gia đình, cộng đồng và các cơ quan chính phủ để đối phó với thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, tập trung cụ thể vào việc giảm thiểu các tác động và sự tổn thương của trẻ em. Chúng tôi hỗ trợ chính phủ Việt Nam giảm thiểu rủi ro thiên tai, lập kế hoạch ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai và đảm bảo nhóm dân số dễ bị tổn thương được chuẩn bị tốt hơn để chống chọi được những cú sốc biến đổi khí hậu. Xây dựng khả năng phục hồi cho những thiệt hại của các gia đình và cộng đồng là tối quan trọng trong bối cảnh này.

Với việc phê chuẩn một số hiệp định quốc tế nhằm tạo ra sức nóng cho Việt Nam tiếp cận với các tác động của biến đổi khí hậu, UNICEF đã phát triển một tầm nhìn nhận thấy tầm quan trọng của việc cứu trợ nhân đạo đối với thiên tai đi cùng với công tác phát triển lâu dài và bền vững hơn.

“UNICEF hiểu rằng trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao với thiên tai và biến đổi khí hậu, chúng tôi đã thực hiện một bước chuyển đổi đổi chiến lược để ứng phó với các biến cố của thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng để có phương án giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em tại Việt Nam”.

Trọng tâm của ứng phó này là phương pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em nhằm xác định, đánh giá và giảm nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, sinh kế, tài sản và dịch vụ xã hội. Ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, UNICEF đang nỗ lực giữ cho cộng đồng người dân được an toàn thông qua các sáng kiến ​​như khuyến khích mô hình trường học an toàn, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng, nâng cao nhận thức về thiên tai ở trẻ em sử dụng công nghệ tiên tiến và các sáng kiến ​​do thanh niên lãnh đạo cũng như lập bản đồ rủi ro trong trường học và cộng đồng. Bằng cách hỗ trợ chính phủ thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm chúng tôi đảm bảo các cộng đồng người dân, gia đình và trẻ em được hỗ trợ và tăng cường khả năng chống chọi chịu được mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất và tác động tích lũy của các mối nguy hiểm tự nhiên ngày càng gia tăng.

UNICEF Việt Nam Động đất, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh, lũ lụt - chúng ta không thể ngăn chặn các mối nguy hiểm đến từ tự nhiên, nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị các mối hiểm họa đó có thể biến thành thảm họa ngay trước mắt chúng ta. Tại UNICEF chúng tôi đang làm việc với trẻ em, gia đình và trường học của các em, cộng đồng và chính phủ để đảm bảo trẻ em và gia đình của các em luôn sẵn sàng.

UNICEF Việt Nam Hợp tác giữa UNICEF cùng với Bộ NNPTNT, Bộ Y Tế, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và hỗ trợ tài chính từ phía Chính Phủ Nhật Bản, chương trình hỗ trợ khẩn cấp ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn năm 2016-2017 đã cải thiện rất lớn điều kiện sống của người dân tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửa Long.

Video liên quan

Chủ Đề