Dấu hiệu viêm tai ở trẻ sơ sinh

NHẬN BIẾT VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ QUA CÁC DẤU HIỆU BIỂU HIỆN

Viêm tai giữa là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em. Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm và khó khắc phục như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Lâu dài trẻ bị nghe kém, đặc biệt trong trường hợp trẻ chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ [nói ngọng, nói không rõ âm, từ…].

Tại sao trẻ dễ bị viêm tai giữa?

- Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. - Cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh: Tai giữa của trẻ được kết nối với cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở ra giúp chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được, vi khuẩn và dịch sẽ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc. - Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang...


Các yếu tố tăng nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa: - Môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn. Trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm - Nhiễm khuẩn hô hấp cấp - Dị ứng

- Bất thường sọ mặt: Khe hở vòm, hội chứng Down

Biểu hiện của trẻ bị viêm tai giữa cấp:

-  Đau tai, dùng tay dụi hoặc kéo vành tai - Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài - Ở trẻ lớn có đau đầu, ù tai giảm thính lực - Sốt nhẹ hoặc sốt cao [có thể lên tới hơn 39 độ C ] - Ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, tiêu chảy

- Quấy khóc, khó ngủ

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa cấp có biểu hiện quấy, ăn kém, khóc, có thể có sốt. Tuy nhiên, với viêm tai giữa ứ dịch thì sẽ không có biểu hiện rõ.

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm tai giữa: - Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ - Liệt mặt - Viêm tai xương chũm, cholesteatoma - Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp

- Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não,viêm não, áp-xe não, viêm tai xương chũm…

Cách phòng viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ

Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, mẹ cần chú ý:

- Điều trị sớm viêm nhiễm tại mũi họng, giải quyết các ổ viêm vùng mũi xoang, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi… - Vệ sinh mũi họng đúng cách, không lạm dụng nước muối sinh lý bơm rửa mũi vì rất dễ đẩy dịch ở mũi vào tai gây viêm

- Tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, học tập, vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý…

Viêm tai giữa nếu được điều trị sớm thường khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên nếu điều trị muộn hoặc không triệt để trẻ dễ tái phát nhiều lần và nguy cơ cao nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi trẻ có những biểu hiện nghi ngờ bất thường ở tai, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Bệnh viêm tai giữa là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ đã biết dấu hiệu bé bị viêm tai giữa là gì? Có mẹo chữa viêm tai giữa cho bé hay không? Viêm tai giữa ở trẻ em đặc biệt là viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cùng Huggies trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Cấu tạo và chức năng của tai giữa

Muốn biết được bệnh viêm tai giữa là gì? Mẹ cần hiểu sơ qua về cấu tạo và chức năng của tai giữa:

  • Tai người được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
  • Tai giữa có cấu trúc như một chiếc hộp chứa khí, nằm ngay phía trong màng nhĩ. Bên trong có chứa những cái xương nhỏ xíu rung động và truyền âm thanh.
  • Vòi nhĩ là ống nhỏ nối thông tai giữa với họng.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị táo bón

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là một tình trạng viêm nhiễm của tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa khác nhau, trong đó đối tượng thường gặp phải nhất là trẻ em.

Trong một số trường hợp, viêm tai giữa thường tự khỏi nên có thể chỉ cần giảm đau và theo dõi. Tuy nhiên, đôi khi cần dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng này vì bệnh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác.

Tham khảo: Bỉm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Cách chọn bỉm cho bé

sao trẻ bị viêm tai giữa?

Theo số liệu thống kê cho thấy, viêm tai giữa ở trẻ em chiếm 80% tổng số ca bệnh. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ bị viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở từng lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch.

Cụ thể, ống thính giác của trẻ em có kích thước tương đối ngắn, chất thải rất dễ bị tắc, không thể thoát ra được. Vì thế, vi khuẩn và nấm sẽ tồn tại trong tai, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ba mẹ nên chú ý chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ nhỏ sạch sẽ để tránh hiện tượng trên xảy ra. Bệnh lý về tai rất nguy hiểm, chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của con người.

Tham khảo: Các tuần khủng hoảng của bé mẹ đã biết?

Bên cạnh đó, cảm lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa do nhiễm trùng. Đặc biệt, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vì thế chúng rất dễ bị cảm lạnh, từ đó mắc bệnh lý viêm tai giữa. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, ví dụ như viêm họng, viêm mũi cũng là cơ hội tốt để vi khuẩn và nấm phát triển, tấn công vào tai giữa.

Tham khảo: Cách chữa nghẹt mũi thở khò khè cho trẻ sơ sinh

Có 2 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này xâm nhập theo con đường qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Ngoài ra, có một số tác nhân khác gây ra viêm tai giữa ở trẻ nhỏ:

  • Hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm.
  • Vòi nhĩ thông giữa họng và tai giữa có dạng tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập.
  • Biến chứng của bệnh viêm V.A, viêm amidan, viêm họng hay các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Không khí, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết.
  • Không vệ sinh sạch sẽ khi tai bị tổn thương, nước lọt vào tai khi tắm gội.

Tham khảo: Cách trị ho cho trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa

Các biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp:

  • Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật.
  • Với những trẻ lớn sẽ biết kêu đau tai, còn trẻ nhỏ thường chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
  • Kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa: đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

Trẻ em khi có triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân, tiêu chảy và nôn cần được đưa đi khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.

Tham khảo: Có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh? 3 mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau [2-3 ngày] bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

  • Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.
  • Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.
  • Không kêu đau tai nữa.

Thực ra lúc này bệnh không thuyên giảm mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính với dấu hiệu chảy mủ tai.

Tham khảo: Kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh đi máy bay không khóc

Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Thông thường, viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi từ 24 - 48 giờ. Nếu sau đó bệnh vẫn chưa có tiến triển tốt, cách tốt nhất là mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời thay vì tự tìm cách chữa viêm tai giữa tại nhà.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt và khắp người

Ở trường hợp nhẹ, trẻ em thường được áp dụng phương pháp điều trị nội khoa [dùng thuốc chữa viêm tai giữa] là chủ yếu. Bệnh nhân thường được kê thuốc kháng sinh uống, thuốc nhỏ viêm tai giữa phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh cho con mà không có chỉ định của bác sĩ do:

  • Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị viêm tai giữa do vi rút
  • Không làm khô dịch mủ trong tai
  • Không hỗ trợ giảm đau sau khi bị nhiễm trùng
  • Có nhiều tác dụng phụ

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?

Một số trường hợp điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ - đặt ống thông nhĩ hay nạo VA được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do+ tắc nghẽn bởi VA phì đại.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bé viêm tai giữa, mẹ cần chú ý theo dõi và đưa đi khám ngay khi cần thiết. Khi viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuyển thành viêm tai xương chũm, viêm phổi, ba mẹ cần cho trẻ đi bệnh viện ngay.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ cần rèn luyện cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Khi vệ sinh tai, tốt nhất là mẹ hãy sử dụng dụng cụ mềm, thao tác nhẹ nhàng để tai trẻ không bị tổn thương.

Nếu như trẻ bị các bệnh liên quan đến tai mũi họng hoặc đường hô hấp thì nên đi khám và điều trị dứt điểm. Để phòng ngừa vi khuẩn và nấm không có cơ hội tấn công và gây bệnh viêm tai giữa cho con người.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao?

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe nếu như không được điều trị dứt điểm. Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc và chữa trị.

Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa có thể dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác của tai. Điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 1 ngày
  • Xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi
  • Bị đau tai dữ dội
  • Khó ngủ hay kích thích sau khi cảm cúm.
  • Bị chảy mủ, dịch hay máu từ tai.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?

Viêm tai giữa là một bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh tuy có thể tự khỏi nhưng mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ. Và mẹ cũng đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ em.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Video liên quan

Chủ Đề