Dấu hiệu của căng thẳng quá mức

Nếu cơ thể có các dấu hiệu sau, chứng tỏ bạn bị căng thẳng quá mức.

Bệnh liên tục và không khỏi. Hầu như tuần nào bạn cũng bị ho, đau họng hoặc sốt. Hãy khoan đổ lỗi cho khối lượng công việc hay nghi ngờ lây nhiễm cúm từ đồng nghiệp. “Khi chịu áp lực quá lớn, cơ thể tiết ra hormone cortisol [hormone căng thẳng] có thể tạm thời giúp giải quyết vấn đề, nhưng nếu căng thẳng liên tục, kích thích tố này không còn hữu ích và nó sẽ cạn kiệt theo thời gian”, tiến sĩ, giáo sư Richard Colgan tại Đại học Maryland [Mỹ] cho biết. Cortisol và kích thích tố khác là các thành phần của hệ thống miễn dịch và mặc dù chúng giúp cơ thể đối phó với căng thẳng, nhưng khi cạn kiệt, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với bệnh tật.

Không dừng lại ở đó, stress cũng có thể khiến vết thương chậm lành, góp phần thúc đẩy vi rút tiềm ẩn tái hoạt động, làm tăng nguy cơ nhiễm vi rút, Keri Tuit, nhà tâm lý học lâm sàng tại Đại học Yale [Mỹ] cho biết. Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ thêm để phục hồi năng lượng, bởi một cơ thể mệt mỏi sẽ không thể đối phó căng thẳng và bệnh tật.

Khó tập trung. Khi cảm thấy khó tập trung vào những gì đang diễn ra trước mắt, hoặc không thể nhớ những điều đơn giản như tên của một đồng nghiệp, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang làm việc quá sức. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với cortisol có thể làm thu hẹp vùng hippocampus - trung tâm bộ nhớ của não. Ngoài ra, các nhà khoa học còn chứng minh căng thẳng lâu dài kích thích sự tăng trưởng của các protein có thể gây ra bệnh Alzheimer.

Hít thở sâu có thể giúp đối phó với những tình huống áp lực cao. Kiểu thở này giúp kiểm soát nhịp tim, tăng lưu lượng máu cũng như giúp các cơ thư giãn.

Đau đầu liên tục. Nếu cảm thấy nhói đau hoặc có áp lực ở bất cứ khu vực nào trên vùng đầu, có thể đó là dấu hiệu cảnh báo căng thẳng quá mức. Theo tiến sĩ Colgan, mọi người thường đổ lỗi hiện tượng này do lối sống gây ra. Tuy nhiên, nên nhớ nếu cơn đau đầu cảm thấy giống như chứng đau nửa đầu hoặc đau không thể chịu đựng nổi, đó là dấu hiệu cho biết sức khỏe đang gặp nguy hiểm và cần tìm bác sĩ ngay lập tức.

Khi căng thẳng là nguyên nhân gây ra đau đầu, điều dễ làm nhất trong trường hợp này là tìm cách loại bỏ những yếu tố gây căng thẳng. 

Thường xuyên đau lưng, cổ. Nếu bị đau vai, cứng cổ hoặc đau lưng dưới sau một ngày dài làm việc, đó là do một phần áp lực công việc quá nhiều và cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị căng thẳng tấn công. Mức độ căng thẳng tạo ra sự khó chịu và đau cơ bắp bằng cách thắt chặt các cơ bắp, gây co thắt cơ bắp, tiến sĩ Colgan nói. Khi cơ bắp ở cổ bị cứng có thể dẫn đến đau đầu.

Nếu đau lưng xảy ra sau khi bị tai nạn hoặc chấn thương về mặt tình cảm, đó cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Viện Y tế quốc gia Mỹ khuyến cáo nếu rơi vào trường hợp này, bệnh nhân nên nói chuyện với bác sĩ, bởi nhiều người không có khả năng chữa được bệnh đau lưng cho đến khi họ đối phó với căng thẳng do cảm xúc gây ra.

Nhiều kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm căng thẳng, như: thở sâu, thiền, yoga và massage; đồng thời, cố gắng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để ngăn ngừa hiện tượng co thắt cơ bắp. 

Khó ngủ. Thức dậy và cảm thấy lo lắng hay liên tục suy đi nghĩ lại về một điều gì đó có thể là một dấu hiệu của lo âu hay trầm cảm, tiến sĩ Colgan cho biết. Ông nói thêm, thông thường sau một ngày dài mệt mỏi, giấc ngủ đến rất dễ dàng và đó là thời điểm thích hợp để bộ não thư giãn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi nhưng lại không thể ngủ được thì sự mệt mỏi ấy rõ ràng có liên quan đến stress. Khi bị mất ngủ, cảm giác rất khó chịu khiến cơ thể càng mệt mỏi, tâm lý xáo trộn dễ dẫn đến thất vọng và bị tổn thương.

Nói chuyện với bác sĩ nếu điều này xảy ra thường xuyên và thảo luận về những căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến trầm cảm. Để cải thiện giấc ngủ cần cắt giảm các loại đồ uống chứa caffeine và cồn, đồng thời tăng cường tập thể dục.

Tóc rụng. Tuy không nguy hiểm, nhưng nếu tóc có xu hướng rụng càng ngày càng nhiều sau mỗi sáng thức dậy, có thể là dấu hiệu của căng thẳng nghiêm trọng, đặc biệt là căng thẳng liên quan đến một sự kiện đau buồn trong cuộc sống. Bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này chỉ mang tính chất tạm thời và tóc sẽ mọc lại sau khi căng thẳng được giải quyết.

Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn từng tham dự một cuộc họp kéo dài trong nhiều giờ hoặc quá tập trung vào một nhiệm vụ mà quên đi tiểu, có thể bạn đã tự đặt mình vào nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, theo Dailyburn.

Đời sống tình dục tụt dốc. Stress và căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn chức năng cương dương. Rất nhiều đàn ông muốn Viagra, nhưng thật ra viên thuốc màu xanh không thật sự giải quyết được vấn đề khi mà căng thẳng là nguyên nhân gây ra rối loạn ấy. Khi quá căng thẳng, một số đàn ông tìm đến rượu với mục đích giúp đầu óc được thư giãn, nhưng thói quen này lại tác động xấu đến đời sống tình dục bởi rượu là tác nhân phá hỏng sự cương cứng. Đây là một cái vòng lẩn quẩn.

Ngọc Khuê

>> Tình dục giải tỏa căng thẳng
>> Căng thẳng làm suy giảm trí nhớ
>> Giảm căng thẳng để giảm cân
>> Thức uống đẩy lùi căng thẳng

  • Yếu tố bên ngoài: bao gồm các sự kiện lớn trong cuộc sống như mất việc, mất mát người thân hoặc do các môi trường sống như ánh sáng hoặc tiếng ồn quá mức.
  • Yếu tố bên trong: xảy ra trong cơ thể, do chính bản thân tự tạo áp lực vào cuộc sống, ví dụ như có những kỳ vọng không thực tế, tiêu cực với bản thân hoặc sử dụng quá mức caffeine hay rượu và thiếu ngủ liên tục.

Stress là tình trạng rất phổ biến và ảnh hưởng tới mọi người bất kể độ tuổi, giới tính, chủng tộc. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Yếu tố làm tăng nguy cơ stress

Mức độ căng thẳng trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cá nhân như sức khỏe thể chất, các mối quan hệ, cam kết và trách nhiệm của mỗi người. Ngoài ra, mong đợi từ bản thân hay xã hội, sự hỗ trợ từ người khác và những thay đổi về sức khỏe hay điều kiện sống cũng là những yếu tố gây stress.

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căng thẳng. Những người có mối quan hệ xã hội rộng rãi [bao gồm gia đình, bạn bè, các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm xã hội] thường ít căng thẳng và có sức khỏe tâm thần tốt hơn so với những người khác. Những người không ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ không đủ giấc hoặc có thể chất không tốt cũng không thể kiểm soát áp lực và căng thẳng với mức độ cao trong cuộc sống hàng ngày. Một số yếu tố gây stress thường liên quan đến các nhóm tuổi nhất định hoặc các giai đoạn phát triển. Trẻ em, thanh thiếu niên, sinh viên, bố mẹ và người già là những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng do thay đổi trong cuộc sống.

Những người đang chăm sóc cho người thân lớn tuổi hoặc ốm yếu cũng có thể gặp rất nhiều căng thẳng. Nếu trong gia đình có một thành viên thường xuyên căng thẳng, thì mức độ căng thẳng của những người còn lại sẽ tăng lên.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Kỹ thuật y tế chẩn đoán stress

Các bác sĩ sẽ loại trừ bất kỳ các nguyên nhân bệnh về thể chất hoặc tinh thần gây ra các triệu chứng. Bác sĩ cũng xem xét bệnh sử và hoàn cảnh của bạn, bao gồm bất kỳ yếu tố gây stress nào có thể xuất hiện trong cuộc sống và cố gắng xác định mức độ căng thẳng và khả năng bạn đối phó với căng thẳng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị căng thẳng thần kinh?

Để điều trị giảm stress, bạn cần kết hợp thay đổi lối sống, tư vấn bác sĩ, thư giãn và kiểm soát căng thẳng. Các thuốc điều trị căng thẳng sẽ tùy thuộc vào loại triệu chứng bạn đang trải qua và mức độ nghiêm trọng của chúng. Việc điều trị có thể dao động từ chữa trị triệu chứng đơn giản đến chăm sóc và kiểm tra tình hình sức khỏe khi nhập viện.

Trong cuộc sống bộn bề ngày nay, không khó tránh khỏi những áp lực, mệt mỏi dễ khiến con người ta căng thẳng. Bạn đã biết dấu hiệu của sự căng thẳng? Những biểu hiện như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, tâm trạng thất thường có thể cho thấy bạn đang bị stress đấy!

Căng thẳng là một trong những vấn đề phổ biến nhất trong cuộc sống hiện đại. Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khiến bạn mất ngủ, trầm cảm, ăn không ngon… Vì vậy, bạn nên giữ tâm lý thoải mái, nhận ra khi nào mình đang có dấu hiệu của sự căng thẳng và có những biện pháp kịp thời để đối phó nhé. Hello Bacsi sẽ giúp bạn!

Đau đầu là dấu hiệu của sự căng thẳng

Đau đầu hay đau nửa đầu là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của sự căng thẳng. Nhiều vấn đề xung quanh, áp lực công việc hay gia đình đè nặng lên đôi vai của bạn, khiến bạn phải suy nghĩ nhiều và làm việc quá sức. Tất cả những điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ và khiến bạn đau đầu. Trong trường hợp này, bạn có thể tìm đến thiền hoặc yoga để có tâm trạng tốt hơn.

Đau nhức cơ thể

Khi nói đến dấu hiệu của sự căng thẳng, không thể không kể đến đau nhức cơ thể. Đau cứng vùng cổ, vai và lưng ư? Đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị stress. Căng thẳng quá mức có thể khiến bạn căng cứng cơ và đây là nguyên nhân khiến vùng cổ, vai, lưng hay một số bộ phận khác trên cơ thể bị ê ẩm.

Tâm trạng thất thường

Những lúc bị căng thẳng, tâm trạng của bạn có thể lên xuống thất thường. Điều này cho thấy bạn đang có dấu hiệu của sự căng thẳng. Bạn thường rất dễ buồn, hay nổi cáu và tức giận dù đó chỉ là những chuyện rất đơn giản. Thật sự rất nguy hiểm phải không?

Căng thẳng quá mức cũng có thể khiến bạn ợ nóng. Tuy nhiên, bạn chớ nên lơ là vấn đề này vì căng thẳng có thể làm gia tăng các tác nhân như tăng huyết áp khiến bạn bị đau tim và gặp các vấn đề về tim mạch.

Các vấn đề về da

Stress có thể làm thay đổi hàm lượng của một số hormone trong cơ thể, do đó làm tăng lượng bã nhờn và khiến bạn nổi mụn. Đây là một trong những dấu hiệu của sự căng thẳng bạn nên để ý đến. Ngoài ra, stress có thể làm trầm trọng hơn các bệnh về da như bệnh chốc lở [bệnh chàm] và bệnh vảy nến.

Đau dạ dày

Ngoài các dấu hiệu trên, đau dạ dày hoặc các vấn đề về dạ dày – ruột non có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng. Hơn nữa, các nhà khoa học cho rằng căng thẳng quá mức có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về hệ tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích hay trào ngược dạ dày. Do đó, điều quan trọng là bạn nên giữ cho đầu óc mình luôn thoải mái và biết cách thư giãn, giải tỏa áp lực đúng lúc.

Giảm ham muốn tình dục

Một trong những “thủ phạm” khiến cả nam giới và nữ giới giảm ham muốn tình dục là căng thẳng. Chắc hẳn bạn cũng hiểu khi bản thân đang rối bời vì cả tá vấn đề xung quanh mình, chuyện giường chiếu sẽ chẳng còn được ưu tiên nữa.

Ngoài những dấu hiệu trên, thường xuyên mất ngủ hay bồn chồn đứng ngồi không yên, hay lo lắng bất thường cũng có thể cho thấy bạn đang bị stress. Cho dù đó là dấu hiệu gì thì cũng không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy luôn duy trì tâm lý thoải mái và lối sống lành mạnh để đối đầu với khó khăn trong cuộc sống, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề