Danh sách Báo cáo tài chính

5 / 5 ( 2 bình chọn )

Báo cáo tài chính là thông tin được rất nhiều chủ doanh nghiệp/kế toán viên tìm kiếm vào giai đoạn cuối năm. Đã đến thời điểm kết thúc năm 2020 và khởi đầu Quý 1 năm 2021, quý Doanh nghiệp đã biết mình cần làm những gì? Bộ báo cáo năm 2020 đúng chuẩn nộp cho cơ quan Thuế sẽ gồm những gì? Hạn nộp là khi nào?

Để hiểu rõ hơn thông tin, quy định từ cơ quan thuế Nhà nước, doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ, sổ sách sau:

Nội dung

  • Bộ báo cáo tài chính 2020 đúng chuẩn
  • Sổ sách kế toán có trong bộ báo cáo tài chính 2020
  • Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính năm 2020
  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2020

Bộ báo cáo tài chính 2020 đúng chuẩn

Các mẫu, nội dung của bản báo cáo được nhà nước quy định chặt chẽ vì nó không chỉ quan trọng với cơ quan nhà nước mà còn là với chính doanh nghiệp bạn hay đối tác của bạn. Bởi lẽ, bản BCTC là tài liệu với những con số thể hiện tình hình, khả năng của doanh nghiệp trong năm vừa qua.

  • Doanh nghiệp: Nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu trong năm vừa qua. Từ đó, lập chiến lược, kế hoạch cho năm tới.
  • Đối tác: Hiểu rõ hơn về năng lực của doanh nghiệp, sẽ có nhiều cơ hội được hợp tác, phát triển.
  • Cơ quan thuế Nhà nước: Dễ dàng quản lý, tránh xử phạt.
Danh sách Báo cáo tài chính
Lên kế hoạch, chuẩn bị sổ sách làm báo cáo tài chính

Bộ báo cáo tài chính & quyết toán thuế phải nộp năm 2020 được nhà nước quy định chặt chẽ, đúng chuẩn bao gồm:

  • Quyết toán thuế TNDN 2020
  • Quyết toán thuế TNCN 2020
  • BCTC năm 2020
    • Báo cáo tình hình tài chính
    • Bảng phân tích chi phí
    • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    • Bảng cân đối tài khoản
    • Thuyết minh BCTC 2020

Sổ sách kế toán có trong bộ báo cáo tài chính 2020

Tuy nhiên, khi nộp Báo cáo tài chính và quyết toán Thuế 2020, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành phần cơ bản để đảm bảo đúng hạn. Khi cơ quan Thuế thanh kiểm tra, họ sẽ kiểm tra rất chi tiết liên quan đến Sổ sách kế toán. Sổ sách này phải do kế toán làm cho doanh nghiệp hàng năm và khớp với số liệu trên bản báo cáo (Dù không phải nộp ngay tại thời điểm yêu cầu).

Danh sách Báo cáo tài chính
Chuẩn bị hồ sơ lập báo cáo tài chính năm 2020

Danh mục sổ sách hoàn chỉnh bao gồm:

  • Sổ Giá vốn, giá thành:
    • Tổng hợp giá vốn hàng bán.
    • Tổng hợp giá thành.
    • Chi tiết giá thành.
  • Sổ Bán hàng:
    • Chi tiết bán hàng hóa.
    • Chi tiết bán thành phẩm.
  • Sổ Công nợ:
    • Công nợ phải thu.
      • Tổng hợp công nợ phải thu.
      • Chi tiết công nợ phải thu.
    • Công nợ phải trả.
      • Tổng hợp công nợ phải trả.
      • Chi tiết công nợ phải trả.
  • Sổ Kho hàng:
    • Kho nguyên vật liệu.
      • Tổng hợp kho nguyên vật liệu.
      • Chi tiết kho nguyên vật liệu.
    • Kho thành phẩm.
      • Tổng hợp kho thành phẩm.
      • Chi tiết kho thành phẩm.
    • Kho hàng hóa.
      • Tổng hợp kho hàng hóa.
      • Chi tiết kho hàng hóa.
  • Số phân bổ, khấu hao:
    • Chi phí trả trước.
    • Tài sản cố định.
  • Sổ chi tiết tài khoản (các tài khoản có phát sinh).
  • Bảng kê hóa đơn GTGT.
  • Phiếu thu, chi.
  • Phiếu nhập, xuất kho.
  • Bảng thanh toán tiền lương.

Lưu ý: Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh vì vậy có thể không có đủ như danh sách liệt kê kể trên.

Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính năm 2020

  • Tất cả doanh nghiệp không loại trừ ngành nghề kinh doanh nào đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính.
  • Nếu trong báo cáo, có những phần doanh nghiệp không có số liệu thì có thể bỏ trống. Đồng thời, điều chỉnh lại số để các dòng có thông tin liên tục.
  • Công ty/tổng công ty có đơn vị trực thuộc, cần lập báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Công ty mẹ và tập đoàn cần lập báo cáo hợp nhất giữa và cuối niên độ.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2020

Những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tham gia chứng khoán phải nộp báo cáo hàng quý.

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, hợp danh: Trong vòng thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính.
  • Đối với công ty mẹ, tổng công ty: Thời hạn 90 ngày từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

Như bạn đã biết, nếu doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán thì sẽ bị phạt rất nặng theo quy định của pháp luật (Mức phạt từ 40 đến 50 triệu đồng).

Trên đây là toàn bộ những kiến thức, kinh nghiệm mà 1ketoan thu thập và tổng hợp được. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ có ích cho anh chị trong kỳ báo cáo kế toán tới.

Xem thêm:

  • Dịch vụ báo cáo tài chính
  • Xử lý thế nào khi Doanh nghiệp bị thanh tra, truy thu bảo hiểm?

Trong quá trình lập kế hoạch và báo cáo sổ sách, anh chị gặp bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì, hãy gọi hoặc liên hệ qua Zalo (24/7) theo HOTLINE: 0362.299.247 để nhận được những lời tư vấn phù hợp, chính xác nhất.